RPO và RTO: Chỉ số quan trọng trong hệ thống Backup dữ liệu

RPO và RTO là một chỉ số vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục dữ liệu của người dùng. Theo dõi bài viết dưới đây của MSO để biết được thông tin chi tiết về những chỉ số này nhé.

RPO là gì?

Recovery Point Object
Recovery Point Object

RPO là viết tắt của cụm từ Recovery Point Objective, là chỉ số dùng để tính toán về mức độ mất mát các dữ liệu có liên quan đến hoạt động kinh quan nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt từ lúc xảy ra sự cố đến thời điểm sao lưu dữ liệu cuối cùng.

*Ví dụ: Doanh nghiệp bạn muốn backup khôi phục lại dữ liệu của họ trước một ngày xảy ra sự cố nào đó hay vì bất kỳ lý do gì. Thì ở đây sẽ RPO sẽ được tính là 1 ngày. 

RTO là gì?

RTO là viết tắt của cụm từ Recovery Time Objective, đây là chỉ số tính toán khoảng thời gian mà hệ thống hay các hoạt động của doanh nghiệp bị ngừng hoạt động do mất dữ liệu và thời gian để doanh nghiệp bỏ ra cho quá trình phục hồi dữ liệu hoặc phục hồi hệ thống.

Việc xác định được chỉ số RTO sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được kế hoạch cho các hoạt động phục hồi sau những sự cố xảy ra.

*Ví dụ: Doanh nghiệp bạn bị ngừng hoạt động vào lúc 8h sáng và có 40TB liên quan đến hoạt động của công ty. Đến khoảng 10h, mới có phương án khôi phục dữ liệu và cần phải bỏ ra khoảng 4 tiếng mới có thể khôi phục lại được các dữ liệu đó. Thì chỉ số RTO sẽ là: 10-8+4=6 (h).

Sự khác biệt giữa RTO và RPO

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa RTO và RPO là nằm ở mức độ ưu tiên, cách thức tính toán và mục đích của việc xác định nó.

Về mục đích

Việc xác định chỉ số RPO giúp nhóm công nghệ thông tin của một doanh nghiệp có thể tính toán được số lượng dữ liệu mà doanh nghiệp của họ có thể bị mất mát sau các cuộc tấn công hoặc sau thảm họa, giúp họ có thể nắm bắt được những dữ liệu có thể bị mất mát và có thể đề ra các phương hướng và kế hoạch phòng chống mất mát dữ liệu đó.

Còn việc xác định chỉ số RTO sẽ giúp nhóm công nghệ thông tin của một doanh nghiệp có thể tính toán được lượng thời gian mà họ bỏ ra cho hoạt động phục hồi dữ liệu mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy việc xác định được 2 chỉ số này sẽ rất quan trọng cho quá trình phục hồi dữ liệu sau thảm họa, giúp doanh nghiệp có thể dự trù được số lượng dữ liệu mà họ có thể bị mất và thời gian mà họ cần phải khôi phục được hệ thống và các dữ liệu. Điều này đồng thời cũng giúp đảm bảo cho các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra một cách liền mạch và không bị gián đoạn.

Về mức độ ưu tiên

RTO và RPO
RTO và RPO

RTO thường tập trung vào việc khôi phục một cách nhanh chóng nhất có thể cho các dữ liệu, ứng dụng và hệ thống của doanh nghiệp để giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó thì việc tính toán RPO lại chỉ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc xác định số lượng dữ liệu bị mất sau các thảm họa và tấn công mạng. Ngoài ra, RPO còn giúp cho doanh nghiệp tính toán được những rủi ro và sự tác động mà việc mất mát dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua đó, có thể thấy rằng việc tính toán RPO sẽ là một việc làm quan trọng bậc nhất trong quá trình phục hồi dữ liệu. Vì thế, việc tính toán RPO sẽ quan trọng và được ưu tiên hơn khi so với việc tính toán RTO.

Về tính tự động

Việc sao lưu dữ liệu có thể được diễn ra một cách tự động hóa theo lịch trình đã được xác định trước đó, vì vậy người dùng có thể tính toán RPO một cách tự động. Những việc tính toán thời gian phục hồi dữ liệu và hệ thống thường rất khó để có thể diễn ra tự động được, vì nó thường dựa vào thời điểm mất mát dữ liệu và sự mất mát dữ liệu đó có thực sự quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp hay không.

Về quá trình xác định

Việc tính toán RPO thường dựa trên số lượng dữ liệu đang sử dụng, vì thế người dùng có thể dễ dàng tính toán được chỉ số này. Còn về việc tính toán RTO thì sẽ khó khăn hơn, vì các doanh nghiệp hiện nay thường hoạt động trên các quy trình phức tạp hơn mà việc tính toán thời gian phục hồi hệ thống và các dữ liệu lại phục thuộc vào những yếu tố như thời gian xảy ra sự cố, số lượng dữ liệu cần được phục hồi, vị trí lưu trữ dữ liệu và thời gian mà có thể bắt đầu được việc khôi phục đó.

Nếu RPO ít thì đồng nghĩa là số lượng dữ liệu có thể mất mát sẽ ít và thời gian cần thiết bỏ ra để khôi phục những dữ liệu này sẽ ít hơn. Trái lại, nếu RPO nhiều thì đồng nghĩa với việc số lượng dữ liệu có thể mất mát sẽ nhiều hơn, cần nhiều bộ nhớ sao lưu hơn và thời gian cần thiết để bỏ ra khôi phục chúng sẽ nhiều hơn.

Vai trò của RPO và RTO trong việc backup dữ liệu

Vai trò của RPO và RTO
 Vai trò của RPO và RTO

RPO là một chỉ số giúp doanh nghiệp có thể xác định được số lượng dữ liệu mà doanh nghiệp có thể chấp nhận mất mát khi xảy ra các sự không không thể giải quyết được. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xác định số lượng dữ liệu quan trọng, liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cần được sao lưu. Bên cạnh đó, chỉ số RPO cũng giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được thời gian cần phải bỏ ra cho quá trình phục hồi các dữ liệu đó.

Vì thế, việc xác định chỉ số RPO là một chỉ số cần thiết và sẽ rất quan trọng cho hoạt động sao lưu dữ liệu và bảo vệ dữ liệu.

RTO là một chỉ số giúp người dùng doanh nghiệp có thể xác định được khoảng thời gian cần thiết để khôi phục dữ liệu. Chỉ số này rất quan trọng trong việc xác định khoảng thời gian và mức độ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định chỉ số này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp trả lời được câu hỏi rằng mất bao lâu để có thể khôi phục được các dữ liệu và hoạt động bình thường trở lại. Chính vì vậy, việc xác định chỉ số RTO sẽ rất quan trọng trong quá trình khôi phục dữ liệu.

Nói chung, việc xác định hai chỉ số này sẽ rất quan trọng cho quá trình bảo vệ dữ liệu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa. Vậy xác định chỉ số RPO à RTO như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung tiếp theo đây của chúng tôi để biết được thông tin về cách xác định 2 chỉ số này nhé.

Xác định chỉ số RPO và RTO như thế nào?

Việc tính toán chỉ số RPO và RTO thường phục thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo dõi nội dung dưới đây để biết được cách xác định RTO và RPO.

Cách xác định RPO

Việc tính toán RPO phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây:

  1. Dữ liệu cụ thể mà doanh nghiệp có thể chấp nhận mất được và các dữ liệu quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải khôi phục.
  2. Lĩnh vực cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán RPO, vì mỗi lĩnh vực lại có một mức độ quan trọng nhất định cho dữ liệu.
  3. Vị trí lưu trữ dữ liệu cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi dữ liệu, điều này liên quan trực tiếp đến các tính RTO.
  4. Thời gian sao lưu giữa các bản sao lưu.
  5. Tần suất của hoạt động sao lưu.

Cách xác định RTO

Cách xác định RPO và RTO
Cách xác định RPO và RTO

Còn việc tính toán RTO thường phục thuộc vào một số yếu tố sau:

  1. Dữ liệu cụ thể mà doanh nghiệp có thể chấp nhận mất được và các dữ liệu quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải khôi phục.
  2. Xác định thời gian khắc phục thảm họa
  3. Xác định thời gian cần thiết cho việc khởi động lại các ứng dụng và hệ thống sau khi khôi phục xong.
  4. Xác định thời gian để chạy thử nghiệm hệ thống sau khi được phục hồi.

Làm thế nào để tối ưu RTO và RPO

Đẻ tối ưu được các chỉ số RTO và RPO một cách hiệu quả nhất, người dùng cần phải thực hiện các hoạt động dưới đây.

Tối ưu tần suất sao lưu

Việc tối ưu tần suất sao lưu là một bước quan trọng trong quá trình sao lưu và phục hồi dữ liệu, nó cũng là việc làm quan trọng không nhỏ trong hoạt động sao lưu và phục hồi dữ liệu của người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp. Việc tối ưu tần suất sao lưu giúp người dùng bảo vệ tối đa cho các dữ liệu và hệ thống của mình, giúp các dữ liệu và hệ thống được nhanh chóng hoạt động trở lại khi xảy ra các sự cố không mong muốn.

Điều này cũng giúp người dùng tối ưu được các chỉ số RTO và RPO, vì chỉ số RPO liên quan trực tiếp đến việc quản lý các dữ liệu quan trọng còn chỉ số RTO liên quan trực tiếp đến thời gian khôi phục dữ liệu.

Kiểm tra sao lưu dữ liệu thường xuyên

Ngoài việc tối ưu tần suất sao lưu dữ liệu ra, thì việc kiểm tra các dữ liệu được sao lưu một cách thường xuyên cũng giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý được các bản sao lưu và đảm bảo được các dữ liệu quan trọng đã được sao lưu một cách đúng cách hay chưa. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xác định và tối ưu các chỉ số RTO và RPO.

Chi số RPO giúp đánh giá được sự bảo vệ các dữ liệu quan trọng và chỉ số RTO giúp tối ưu thời gian cần thiết cho việc khôi phục dữ liệu và phục hồi các hoạt động kinh doanh sau thảm họa.

Lưu trữ những dữ liệu quan trọng

Lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu

Lưu trữ những dữ liệu quan trọng đã được sao lưu vào một nơi riêng biệt sẽ giúp cho việc khôi phục dữ liệu và ổn định thời gian hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liền mạch nhất có thể. Khi một sự cố xảy ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các dữ liệu quan trọng đã được lưu trữ đó để sử dụng trong lúc thời gian khôi phục dữ liệu và hệ thống diễn ra. Điều này giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn và có thể tối ưu được các chỉ số RPO và RTO.

Chủ động bảo vệ với Acronis Cyber Protect Cloud

Một cách thức để tối ưu các chỉ số RTO và RPO tốt nhất cho các doanh nghiệp là sử dụng phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud.

Acronis Cyber Protect Cloud là một phần mềm bảo vệ dữ liệu toàn diện dành cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có thể hoạt động một cách liền mạch bằng các tính năng sau đây:

  1. Bảo vệ dữ liệu: Tính năng bảo vệ dữ liệu của Acronis Cyber Protect Cloud sẽ giúp doanh nghiệp chống lại các mối đe dọa nghiêm trọng như Ransomware, Malware và các mối nguy hại khác đến các dữ liệu của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể bảo vệ dữ liệu và hoạt động một cách liền mạch. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu được các chỉ số RTO và RPO.
  2. Sao lưu dữ liệu: Tính năng sao lưu dữ liệu của phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud sẽ giúp người dùng có thể sao lưu được toàn bộ dữ liệu và hệ thống của mình từ bất cứ đâu, từ máy chủ cục bộ, máy chủ ảo đến hệ thống đám mây. Ngoài ra, với phần mềm này người dùng cũng có thể thiết lập cài đặt được được thời điểm sao lưu dữ liệu, giúp tối ưu được tần suất sao lưu dữ liệu và cũng tối ưu được các chỉ RTO và RPO.
  3. Phục hồi thảm họa: Tính năng khôi phục sau thảm họa của phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud giúp người dùng doanh nghiệp có thể nhanh chóng phục hồi được hệ thống và các dữ liệu quan trọng của mình. Người dùng có thể sử dụng các tùy chọn như khôi phục dần, khôi phục cấp độ tệp,.. để có thể khôi phục dữ liệu và đảm bảo hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra một cách liền mạch mà không bị gián đoạn.
  4. DLP nâng cao: Tính năng chống mất mát dữ liệu nâng cao của phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo các dữ liệu quan trọng của mình có thể tránh khỏi được các mối đe dọa tiên tiến nhất như mã hóa dữ liệu, mã độc tống tiền,.. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể hoạt động một cách ổn định và giảm thiểu được các nguy cơ mất dữ liệu, từ đó cũng giúp doanh nghiệp tối ưu được các chỉ số RTO và RPO.

Nhìn chung, phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud là một lựa chọn tuyệt vời trong việc bảo vệ dữ liệu và giúp doanh nghiệp có thể tối ưu chỉ số RTO và RPO một cách tối đa nhất.

Hiện nay, MSO đang là đối tác chính thức của Acronis trong việc cung cấp bản quyền phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud tại thị trường Việt Nam. Nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm này, bạn có thể tham khảo ngay trên website của MSO hoặc đăng ký ngay tại đường dẫn dưới đây.

Lời kết

Trên đây, MSO đã giới thiệu đến bạn những thông tin quan trọng về hai chỉ số RPO và RTO, đồng thời cũng cung cấp đến bạn các cách để tối ưu 2 chỉ số này. Nếu có điều gì thắc mắc về những chỉ số phục hồi dữ liệu này, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí ngay qua Hotline: 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

05 cách email microsoft login

Tất tần tật 05+ cách email Microsoft login để sử dụng

Để email Microsoft login, người dùng có thể dễ dàng thực hiện trên đa dạng các thiết bị điện thoại, máy tính, máy tính bảng. ...

Top 4 cách chuyển đổi số thành chữ trong Excel nhanh chóng nhất

Trong phần mềm bảng tính Microsoft Excel, có rất nhiều cách chuyển đổi số thành chữ trong Excel mà bạn có thể sử dụng, bao ...

Hướng dẫn các cách convert from PDF to Word đơn giản nhất

Có thể nhiều người dùng sử dụng Microsoft Word đã lâu nhưng khi nhắc đến cách để convert from PDF to Word lại không biết ...
Power Automate là gì?

Power Automate là gì? Lợi ích của Power Automate dành cho doanh nghiệp

Power Automate là gì? Đây là một ứng dụng “low-code” của Microsoft dành cho doanh nghiệp và cho phép người dùng tích hợp và đồng ...
Lên đầu trang