Nội dung bài viết
Ransomware là một mối nguy hại cho hệ thống mạng và dữ liệu của người dùng bên cạnh Malware và Virus. Vậy bạn đã hiểu được hết những thông tin về Ransomware chưa? Bài viết này, MSO sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về Ransomware và cung cấp cho bạn một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn chúng nhé.
Tổng quan về Ransomware
Ransomware là gì?
Ransomware là một loại phần mềm độc hại có khả năng mã hóa hoặc chặn truy cập dữ liệu trên máy tính của người dùng. Chúng thường xâm nhập và lây lan qua những email lừa đảo, thư rác, trang web độc hại hoặc những trình tải xuống không an toàn. Mục tiêu của phần mềm này là nhằm buộc nạn nhân phải bỏ ra và trả một khoản tiền chuộc (thường là loại tiền ảo như bitcoin) để lấy lại quyền truy cập vào các dữ liệu hoặc giải mã dữ liệu đã bị mã hóa.
Để phòng chống loại phần mềm độc hại này, người dùng cần phải sử dụng các phần mềm diệt virus, quản lý quyền truy cập và lưu ý không mở các tệp đính kèm các email đáng ngờ. Ngoài ra, người dùng cần phải thực hiện sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên để đảm bảo dữ liệu của mình sẵn sàng để sử dụng ngay cả khi dữ liệu bị mất hoặc bị tấn công, mã hóa.
Phân loại các Ransomware
Hiện tại, có hai loại chính và phổ biến nhất đó là Locker ransomware và Crypto ransomware.
- Locker ransomware: Là loại phần mềm độc hại gây khóa máy tính hoặc thiết bị của người dùng.
- Crypto Ransomware: Là loại phần mềm độc hại làm ngăn chặn quyền truy cập vào tệp hoặc dữ liệu của người dùng thông qua mã hóa
Ngoài ra, còn có một số loại khác nữa như Locky, TeslaCrypt,… nhưng rất hiếm khi gặp.
Cơ chế hoạt động của Ransomware
Đây là một loại phần mềm độc hại, được hoạt động theo cơ chế mã hóa dữ liệu trên hệ thống của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã:
- Bắt đầu bằng việc lây nhiễm qua email lừa đảo, trang web độc hại hoặc các tệp đính kèm có chứa Ransomware.
- Khi đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của người dùng, Chúng sẽ quét và mã hóa các tệp tin quan trọng với một khóa mã hóa công khai có đuôi ký tự lạ như: *.Doc > *.docm ; *.xls > *.cerber,… Và ở mỗi thời điểm lại là một đuôi mã hóa khác nhau khiến người dùng tiêu tốn rất nhiều công sức mới có thể xác định được.
- Để mở khóa được các tệp tin đó, người dùng cần phải có khóa riêng từ những kẻ tấn công Ransomware đó và buộc nạn nhân phải trả tiền mới chuộc được, thường là tiền Bitcoin.
Cách thức hoạt động của phần mềm độc hại này vô cùng tinh vi khiến người dùng rất khó xác định được.
Những vụ tấn công bởi Ransomware nổi tiếng
Các cuộc tấn công đầu tiên đã diễn ra từ những năm 1980 và hiện nay chúng đã phát triển thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng trên toàn cầu. Một số vụ tấn công nổi tiếng phải kể đến như:
- WannaCry: Là một vụ tấn công Ransomware lớn nhất từ trước đến nay, diễn ra vào tháng 5 năm 2017 và gây ra hậu quả nặng nề cho hơn 250.000 máy tính ở 116 quốc gia khác nhau. Mã độc này tự lan truyền qua các máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft và được mã hóa dữ liệu để yêu cầu nạn nhân thanh toán tiền chuộc lên đến hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng là quốc gia hứng chịu sự ảnh hưởng nặng nề này với 1900 máy tính bị tấn công.
- GandCrab: GandCrab cũng là một vụ tấn công gây ra nhiều vấn đề cho người dùng Internet. Đây là một vụ tấn công bằng mã độc tống tiền, sử dụng các phương thức phát tán như email spam và bộ công cụ khai thác lỗ hổng để mã hóa dữ liệu trên máy tính của nạn nhân và yêu cầu thanh toán bằng tiền điện tử DASH . Vụ GandCrab gây ra sự chú ý lớn vì là ransomware đầu tiên yêu cầu thanh toán bằng DASH và sử dụng tên miền cấp cao, điều này gây ra khó khăn lớn cho việc xử lý nó.
- Bad Rabbit: Vụ tấn công này xuất hiện lần đầu vào năm 2017 và đã tấn công hơn 200 tổ chức trên khắp Đông Âu, đặc biệt là các cơ quan truyền thông Nga. Loại này lan truyền qua các trang web bị hack, phát tán một bản cập nhật Adobe Flash giả mạo, khi được người dùng cài đặt sẽ mã hóa các tệp hệ thống bằng khóa RSA 2048 bit và yêu cầu tiền chuộc bằng Bitcoin. Các hệ điều hành Windows 7 và các phiên bản Windows sau đó chưa được vá lỗi sẽ là những mục tiêu dễ bị tấn công bởi loại mã độc này nếu không được cập nhật bảo mật kịp thời.
Nhìn chung Ransomware là một loại mã độc nguy hiểm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho những người sử dụng máy tính nếu không được sử dụng các biện pháp bảo mật ngăn chặn kịp thời.
Phân biệt Ransomware với Virus
Ransomware với Virus đều là những phần mềm độc hại thuộc nhóm Malware, một thuật ngữ chỉ các phần mềm gây hại cho máy tính hoặc mạng máy tính của người dùng. Mục đích của 2 chúng đều là đánh cắp thông tin, phá hoại dữ liệu hoặc tống tiền các nạn nhân.
Mặc dù vậy những Ransomware và Virus có nhiều điểm rất khác biệt, chẳng hạn như:
- Virus là một loại phần mềm độc hại tự sao chép bản thân vào các chương trình khác nhau và có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác, gây ra những hậu quả như làm hỏng dữ liệu hoặc phần mềm.
- Ransomware gây mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu trả tiền chuộc để giải mã. Ransomware thường được phát tán và lây lan qua email lừa đảo, quảng cáo độc hại, nó sẽ mã hóa các tệp tin được chọn và đưa ra cho nạn nhân một thông báo là cần phải trả tiền để mở khóa dữ liệu.
Cần phải làm gì khi bị nhiễm Ransomware?
Trong trường hợp thiết bị của bạn bị nhiễm ransomware, thì bạn hãy bình tĩnh và thực hiện những bước sau đây:
Cô lập, tách mạng và hệ thống
Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm là hãy cách ly những phần đã bị nhiễm ra khỏi hệ thống bằng cách tắt các hệ thống đó và rút mạng ra khỏi máy tính để phòng trường hợp virus lây lan.
Báo cho các cơ quan thực thi pháp luật
Sau khi đã cô lập những phần bị nhiễm đó ra khỏi hệ thống xong, bạn hãy báo cho các cơ quan thực thi pháp luật để được xử lý. Đồng thời không thỏa hiệp với đối tượng gây ra Ransomware để tống tiền.
Khôi phục hệ thống từ bản sao lưu
Sau đó, hãy xóa toàn bộ các dữ liệu đã bị nhiễm và khôi phục lại dữ liệu đó từ các bản sao lưu.
Các cách trên chỉ là những biện pháp phòng ngừa cơ bản có thể giúp người dùng giảm nguy cơ nhiễm mã độc Ransomware chứ không phải là biện pháp xử lý hoàn toàn. Vì vậy, người dùng cần phải sử dụng các biện pháp mang lại hiệu quả khác như sử dụng phần mềm chống virus. Vậy đâu là giải pháp ngăn chặn phần mềm độc hại Ransomware hiệu quả nhất?
Acronis Cloud – Giải pháp ngăn chặn Ransomware hàng đầu
Để bảo vệ máy tính khỏi những mối đe dọa từ Ransomware, việc sử dụng phần mềm chống virus, cập nhật và thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng là bước cơ bản và là bước quan trọng nhất. Một trong những phần mềm ngăn chặn Ransomware hàng đầu và hiệu quả nhất đó chính là Acronis Protect Cloud.
Phần mềm này cung cấp cho người dùng một giải pháp toàn diện để bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công ransomware với những tính năng sau đây:
- Acronis Protect Cloud cung cấp cho người dùng một lớp bảo vệ đa tầng, bao gồm cả khả năng khôi phục dữ liệu và tăng cường bảo mật với thông tin đe dọa thời gian thực.
- Với khả năng tự động sao lưu và khôi phục dữ liệu, Acronis Cloud giúp cho người dùng có thể nhanh chóng phục hồi và làm việc trở lại sau các cuộc tấn công mạng. Và nếu có bất kỳ tệp nào bị hỏng sau các cuộc tấn công đó, Acronis Cloud sẽ hỗ trợ khôi phục hoàn toàn ngay lập tức.
- Công nghệ Active Protection và tính phát hiện hành vi dựa trên AI của Acronis Cloud giúp theo dõi các quy trình hệ thống trong thời gian thực để tự động phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng như Ransomware một cách nhanh chóng và hiệu quả mà các giải pháp khác khó có thể thực hiện được.
- Ngoài ra, Acronis Protect Cloud cũng tích hợp tính năng quản lý, bảo mật điểm cuối, cung cấp khả năng sao lưu hình ảnh đầy đủ và phục hồi theo cấp độ file để bảo vệ dữ liệu trên hơn 20 nền tảng khác nhau mà người dùng sử dụng.
Điều này giúp người dùng đặc biệt là các doanh nghiệp luôn đi trước một bước để bảo vệ dữ liệu và thiết bị so với những kẻ tấn công ransomware.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Acronis Protect Cloud Ransomware bản quyền, bạn có thể đăng ký ngay tại MSO để có thể sở hữu bản quyền chính thức qua đường dẫn sau đây:
Một số câu hỏi thường gặp về Ransomware
Ransomware có thể xâm nhập vào máy tính của bạn khi nào?
Ransomware có thể xâm nhập và lây nhiễm vào hệ thống của bạn khi bạn truy cập vào những trang web, đường link, các tệp đính kèm không an toàn.
Gỡ bỏ Ransomware khỏi máy tính như thế nào?
Để loại bỏ Ransomware rất khó khăn, vì vậy bạn cần phải ngăn chặn nó ngay từ bước đầu bằng những phần mềm chống virus và ransomware như Acronis Protect Cloud, Microsoft Defender,…
Có thể khôi phục dữ liệu sau các cuộc tấn công Ransomware không?
Sau các cuộc tấn công Ransomware, bạn có thể khôi phục được những dữ liệu của mình chỉ khi đã thực hiện sau lưu dữ liệu. Vì vậy, hãy sử dụng cho mình một giải pháp sao lưu dữ liệu hiệu quả để phòng các trường hợp bị mất dữ liệu xảy ra.
Lời kết
Trên đây, MSO đã cung cấp đến bạn những nội dung chi tiết xoay quanh Ransomware, từ đó giúp cho bạn hiểu được Ransomware là gì và biện pháp để phòng chống, ngăn chặn và xử lý nó. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc xoay quanh nội dung chúng tôi đã cung cấp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 để được giải đáp nhé.