Nội dung bài viết
Power BI hay còn được biết đến là Power Business Intelligence, đây là một giải pháp phân tích và trực quan hóa dữ liệu tốt nhất hiện nay. Vậy Power BI là gì? Power BI có những tính năng gì nổi bật và tính ứng dụng của nó như thế nào? Để giải đáp cho những thắc mắc này cũng như biết về cách sử dụng phần mềm Power BI, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Power BI là gì?
Power BI là viết tắt của Power Business Intelligence, một dịch vụ phân tích dữ liệu doanh nghiệp mạnh mẽ do Microsoft phát triển. Phần mềm này cung cấp các công cụ phân tích và trực quan hóa dữ liệu hiệu quả, giúp người dùng nhanh chóng đưa ra quyết định kinh doanh thông minh dựa trên thông tin chính xác và đáng tin cậy.
Power BI cho phép người dùng kết nối với nhiều loại dữ liệu khác nhau, từ tệp cục bộ đến dữ liệu trực tuyến, đồng thời hỗ trợ chuyển đổi và trực quan hóa dữ liệu thành các mô hình rõ ràng. Nhờ đó, người dùng có thể tạo báo cáo, biểu đồ và đồ thị một cách trực quan, cung cấp cái nhìn tổng quan và sâu sắc về xu hướng, mối tương quan trong dữ liệu.
Các thành phần của Power BI
Dưới đây là những thành phần của phần mềm Power BI:
Power BI Query
Power Query đóng vai trò quan trọng nhất trong phần mềm Power BI, nó giúp hỗ trợ người dùng trong việc làm sạch, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu bằng cách cho phép người dùng có thể kết nối với nhiều loại nguồn dữ liệu khác nhau và tự động hóa quy trình biến đổi dữ liệu. Từ đó, giúp người dùng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong việc chuẩn bị dữ liệu để phân tích.
Những dữ liệu mà người dùng có thể kết nối được với Power BI bao gồm những dữ liệu từ các ứng dụng của Microsoft, các cơ sở dữ liệu SQL cho đến các dịch vụ bên ngoài khác của những nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba,…
Power BI Pivot
Trong phần mềm Power BI, Power Pivot đóng một vai trò quan trọng trong việc mô hình hóa dữ liệu và giúp người dùng thực hiện các phép tính phức tạp với hàm DAX (Data Analysis Expressions). Công cụ này cho phép người dùng tạo ra các mô hình dữ liệu linh hoạt, thiết lập liên kết giữa các bảng dữ liệu với nhau, điều này giúp cho việc phân tích dữ liệu và tạo các báo cáo trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chính vì vậy mà Power Query cũng được đánh giá là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ làm sạch và chuẩn hóa dữ liệu, giúp người dùng chuyển đổi những dữ liệu từ dạng thô trở thành dữ liệu sạch sẽ hơn và đảm bảo sẵn sàng cho việc phân tích dữ liệu.
Power View
Power View cũng là một trong những thành phần quan trọng của Power BI, cho phép người dùng tạo ra các báo cáo tương tác và trực quan hóa dữ liệu dễ dàng mà không cần đến những kỹ năng lập trình chuyên sâu. Từ đó giúp người dùng có thể tạo ra được những mô hình dữ liệu và báo cáo chuyên sâu để giúp họ có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh một cách thông minh và hiệu quả hơn.
Power Map
Power Map trong ứng dụng Power BI là một công cụ trực quan hóa mạnh mẽ, giúp người dùng có thể trực quan hóa dữ liệu địa lý một cách hiệu quả. Với công cụ này, người dùng có thể hiển thị dữ liệu dựa trên nhiều thành phần địa lý khác nhau như quốc gia, khu vực, thành phố hay là các bản đồ tùy chỉnh. Giúp cho việc trực quan hóa dữ liệu của người dùng có thể diễn ra nhanh chóng và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Power Q&A
Power Q&A là một thành phần cũng vô cùng quan trọng của Power BI, nó cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng những ngôn ngữ tự nhiên nhất của mình và có thể nhận được câu trả lời trực quan hóa dữ liệu dựa trên những dữ liệu có sẵn của mình. Điều này giúp cho việc tìm kiếm thông tin và hoạt động phân tích dữ liệu của người dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Power BI Report Server
Power BI Report Server trong phần mềm Power BI là một máy chủ tạo báo cáo tại chỗ, nó cho phép người dùng có thể xuất báo cáo Power BI một cách nhanh chóng từ ứng dụng Power BI Desktop, đồng thời giúp người dùng có thể chia sẻ những báo cáo trong nội bộ. Điều này giúp cho việc chia sẻ báo cáo về các dữ liệu kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Power BI Report Builder
Power BI Report Server trong phần mềm Power BI là công cụ độc lập để giúp người dùng có thể tạo báo cáo theo các mẫu có định dạng sẵn để in hoặc chia sẻ trong Power BI Service. Đây cũng là một công cụ hữu dụng trong việc hỗ trợ người dùng trong doanh nghiệp có thể chia sẻ báo cáo Power một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Các ứng dụng Power BI
Power Bi có 3 ứng dụng chính đó chính là Power BI Service, Power BI Desktop và Power BI Apps. Trong đó:
Power BI Service
Hay còn được gọi là Power BI Web, đây là dạng dịch vụ phân tích dữ liệu trực tuyến theo hình thức SaaS của phần mềm Power BI, cho phép người dùng có thể xuất báo cáo, chia sẻ, quản lý và tương tác với các dữ liệu của mình trực tuyến. Điều này giúp cho những hoạt động phân tích dữ liệu và tạo báo cáo Power BI của người dùng được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Với Power BI Service, người dùng có thể thực hiện những thao tác như sau:
- Chia sẻ báo cáo: Tính năng nổi bật nhất của Power BI Service đó chính là cung cấp cho người dùng khả năng chia sẻ những báo cáo đã được tạo trong Power BI, tạo điều kiện giúp người dùng có thể cùng cộng tác với những người dùng khác mà họ mong muốn.
- Bình luận trên báo cáo: Người dùng có thể cộng tác với những người dùng khác thông qua các tính năng như bình luận qua Comment, Chat trong Microsoft Teams,…
- Tự động hóa cập nhật dữ liệu cho báo cáo: Với Power BI Service, người dùng có thể thiết lập cập nhật dữ liệu định kỳ như mong muốn, từ đó cũng giúp cho những báo cáo của họ cũng có thể cập nhật một cách tự động.
- Nhận mail báo cáo: Người dùng cũng có thể thiết lập thông báo nhận email về những cập nhật của số liệu trong báo cáo của mình thông qua tính năng Subscribe.
- Phân quyền truy cập báo cáo: Thông qua Power BI Service, người dùng có thể thiết lập những quyền xem, quyền chỉnh sửa trên những trang báo cáo của mình ở trong Power BI App.
- Tạo báo cáo: Với Power BI Service, người dùng cũng có thể thực hiện các thao tác kéo và thả để tạo ra các trang báo cáo nhanh chóng hơn.
Power BI Desktop
Đây là phiên bản ứng dụng Power BI hỗ trợ người dùng cài đặt và sử dụng miễn phí trên các thiết bị máy tính chạy hệ điều hành Windows. Power BI Desktop bao gồm 3 thành phần chính như Report, Data và Model, giúp người dùng có thể tạo và chỉnh sửa báo cáo hay biểu đồ tự động, một cách dễ dàng trên các thiết bị máy tính Windows của mình.
Với Power BI Desktop, người dùng có thể thực hiện những thao tác như sau:
- Kết nối dữ liệu: Power BI Desktop kết nối với nhiều nguồn dữ liệu trên các nền tảng khác nhau của mình để tạo ra một nền tảng hợp nhất cho những dữ liệu cần thiết cho quá trình phân tích và trực quan hóa dữ liệu của mình.
- Chuẩn hóa dữ liệu: Người dùng cũng có thể thực hiện những thao tác để chuẩn hóa cho những dữ liệu của mình bằng cách làm sạch và biến đổi dữ liệu thông qua công cụ Power Query Editor. Từ đó giúp tạo điều kiện cho người dùng thực hiện mô hình hóa dữ liệu phù hợp một cách dễ dàng hơn.
- Tạo báo cáo: Người dùng có thể sử dụng Power BI Desktop để thực hiện các thao tác như xây dựng và phát triển báo cáo, biểu đồ trực quan hóa dữ liệu để giúp theo dõi dữ liệu một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: So sánh Power Bi Service vs Power Bi Desktop chi tiết
Power BI Apps
Đây là phiên bản ứng dụng di động của phần mềm Power BI dành cho những thiết bị di động mang hệ điều hành Windows, iOS và Android. Phiên bản ứng dụng Power Bi này cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác xem và tương tác với các báo cáo Power BI ngay trên thiết bị điện thoại di động hay máy tính bảng của mình vào mọi lúc và mọi nơi khác nhau. Tuy nhiên, những tính năng nâng cao hơn có thể gặp nhiều hạn chế khi sử dụng trong phiên bản Power BI Apps.
Quy trình làm việc cùng với Power BI
Để tương tác và làm việc với Power Bi hiệu quả nhất, người dùng cần tuân thủ theo một quy trình làm việc hết sức nghiêm ngặt. Dưới đây là quy trình cơ bản mà bạn có thể tham khảo để làm việc với Power BI:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy thực hiện kết nối Power BI với những nguồn dữ liệu mà mình muốn bằng cách sử dụng Power BI desktop để kết nối. Những nguồn dữ liệu mà bạn có thể kết nối bao gồm các file Excel, CSV và txt; các cơ sở dữ liệu SQL server và MySQL database; các hệ thống ERP và CRM; các trang website; API;…
– Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy làm sạch những dữ liệu mà mình đã kết nối và biến đổi nếu thấy cần thiết. Sau đó, bạn hãy tải những dữ liệu đó vào Power BI bằng cách nhấn chọn nút Import.
– Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy thực hiện để xây dựng mô hình dữ liệu bằng cách tạo những mối liên kết giữa các bảng dữ liệu trong mô hình.
– Bước 4: Sau đó, bạn hãy thực hiện các bước phân tích dữ liệu và mở rộng mô hình dữ liệu của mình bằng cách sử dụng những đối tượng như bảng, cột và các hàm DAX.
– Bước 5: Bạn hãy thực hiện các bước xây dựng và phát triển những báo cáo Power BI tự động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
– Bước 6: Sau khi đã tạo xong các báo cáo Power BI, bạn có thể phân phối và chia sẻ chúng cùng với những mô hình dữ liệu hay trang tổng quan của mình cho những đối tượng liên quan khác.
Bạn cũng có thể thiết lập tự động hóa việc cập nhật dữ liệu cho mô hình và các báo cáo của mình khi những dữ liệu đó thay đổi.
Ưu, nhược điểm của Power BI là gì?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Power BI hỗ trợ người dùng có thể truy cập và kết nối với những dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp việc phân tích và trực quan hóa dữ liệu của người dùng được toàn diện hơn. | Người dùng có thể gặp khó khăn khi làm việc với một số hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và giao diện làm việc khá phức tạp. |
Khả năng xử lý dữ liệu của Power BI là cực lớn, giúp người dùng có thể xử lý những dữ liệu của mình một cách tối ưu nhất. | Đối với các doanh nghiệp lớn thì giới hạn về dung lượng và hiệu suất của Power Bi có thể sẽ là một vấn đề khá lớn, gây ra khó khăn cho đối tượng người dùng này trong việc xử lý và phân tích một khối lượng dữ liệu lớn. |
Power BI cũng cung cấp cho người dùng khả năng tự động hóa quy trình mô hình hóa dữ liệu, giúp quá trình này của người dùng có thể diễn ra một cách nhanh chóng nhất có thể. | Chi phí sử dụng Power Bi cũng có thể là một rào cản đặc biệt lớn, vì những phiên bản cao cấp của phần mềm này đòi hỏi người dùng chi trả một mức phí khá cao cho việc sử dụng hàng tháng. |
Power BI còn được tích hợp và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning), giúp mang đến cho người dùng khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả quả. | |
Phần mềm này cũng cung cấp cho người dùng các báo cáo và dashboard có sẵn, giúp người dùng có thể dễ dàng trực quan hóa dữ liệu và theo dõi dữ liệu của mình một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. |
Tuy nhiên, nếu loại bỏ được những hạn chế trên thì phần mềm Power BI sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhất cho người dùng trong việc phân tích, trực quan hóa dữ liệu và đưa ra những định hướng kinh doanh hiệu quả nhất. Để hiểu được hết khả năng mà công cụ này mang đến cho người dùng, bạn hãy tiếp tục theo dõi về các tính năng của nó ngay trong những nội dung tiếp theo của chúng tôi nhé.
Tính năng vượt trội của phần mềm Power BI
Phần mềm Power Bi cung cấp cho người dùng rất nhiều những tính năng mạnh mẽ về việc phân tích dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu. Nổi bật là những tính năng sau đây:
Kết nối được nhiều nguồn dữ liệu
Phần mềm Power BI cung cấp cho người dùng khả năng truy cập và kết nối với đa dạng những dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Người dùng có thể truy cập và xuất các dữ liệu từ các bảng tính Excel, Azure SQL Database, Google Analytics và nhiều nguồn dữ liệu khác nữa để tập trung chúng vào trung tâm dữ liệu OneLake. Điều này sẽ giúp tạo ra cho người dùng một nguồn dữ liệu bao quát và đáng tin cậy nhất cho toàn bộ những dữ liệu của họ.
Làm sạch, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu
Phần mềm Power BI cũng cung cấp cho người dùng rất nhiều công cụ để giúp người dùng có thể làm sạch và chuyển đổi các dữ liệu của mình, bao gồm những tính năng như lọc dữ liệu, xóa thông tin không cần thiết, chuyển đổi dữ liệu về định dạng chuẩn,… Từ đó giúp người dùng có thể chuẩn hóa và tạo ra những dữ liệu sạch sẽ, có độ chính xác cao và giúp cho những dữ liệu của mình có thể sẵn sàng cho những hoạt động phân tích và trực quan hóa dữ liệu.
Trực quan hóa dữ liệu
Phần mềm Power Bi cung cung cấp cho người dùng rất nhiều những công cụ trực quan hóa dữ liệu, bao gồm các biểu đồ và đồ thị tùy chỉnh, các trang tổng quan, giúp người dùng có thể tạo ra những biểu đồ trực quan mạnh mẽ cho những dữ liệu của mình. Từ đó, giúp người dùng có thể nhanh chóng hiểu được những thông tin về những dữ liệu của mình và có thể đưa ra những dữ đoán chính xác về xu hướng của dữ liệu.
Phân tích dữ liệu theo thời gian thực
Phần mềm Power BI cũng cung cấp cho người dùng những khả năng truy cập và cập nhật dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực, giúp cho những báo cáo hay trang tổng quan của người dùng luôn ở trạng thái mới nhất.
Người dùng cũng có thể thiết lập các cập nhật theo những thời gian mà mình muốn, chẳng hạn như theo giờ theo ngày, theo tháng hoặc theo bất cứ một chu kỳ nào mà mình muốn. Với khả năng này, người dùng có thể theo dõi những thay đổi của dữ liệu của mình một cách nhanh chóng và kịp thời, giúp cho việc báo cáo của mình trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Trao đổi ngôn ngữ tự nhiên
Công cụ Power Q&A của phần mềm Power BI cho phép người dùng có thể sử dụng những ngôn ngữ tự nhiên nhất của mình để truy vấn những dữ liệu liên quan đã được kết nối và phân tích trong Power BI. Điều này giúp người dùng có thể nhận được những thông tin xoay quanh các dữ liệu của mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất, đồng thời giúp cho việc báo cáo trở nên hiệu quả và tối ưu hơn rất nhiều.
Truy cập, chia sẻ và cộng tác
Phần mềm Power BI cung cấp cho người dùng rất nhiều những phiên bản để sử dụng trên các thiết bị khác nhau. Điều này giúp cho việc truy cập và sử dụng công cụ này của người dùng trở nên đơn giản, đồng thời có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong các hoạt động phân tích dữ liệu và chia sẻ báo cáo dữ liệu.
Ngoài ra, phần mềm này cũng cung cấp cho người dùng những tính năng cộng tác mạnh mẽ, người dùng có thể cộng tác với người khác ngay trên trang tổng quan cũng như là trên các báo cáo được tạo trong công cụ này.
Đối tượng nên sử dụng phần mềm Power BI
Qua những thông tin về tính năng của Power BI phía trên thì có thể thấy được rằng, công cụ này cung cấp cho người dùng rất nhiều những lợi ích trong việc phân tích và trực quan hóa dữ liệu. Để biết được đối tượng người dùng nào nên sử dụng công cụ này, bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây của chúng tôi:
Bộ phận quản lý
Các nhà quản lý trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức có thể sử dụng phần mềm Power BI để theo dõi và phân tích tổng thể những hoạt động à nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp mình.
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh trong những tổ chức hay doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công cụ này để phân tích và trực quan hóa những dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời cũng có thể đưa được ra những định hướng hay những hành động trong những hoạt động kinh doanh ấy để có thể thúc đẩy doanh số kinh doanh một cách hiệu quả cao nhất.
Bộ phận tài chính – kế toán
các bộ phận tài chính – kế toán trong các doanh nghiệp và tổ chức có thể sử dụng công cụ này để theo dõi và phân tích các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp hay tổ chức mình. Từ đó có thể nắm bắt được những xu hướng chuyển dịch của nguồn tài chính vào có thể đưa ra những biện pháp để nhằm tối ưu hóa những hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp và tổ chức mình.
Bảng giá Power BI tại MSO
Để sử dụng phần mềm Power BI, trước tiên bạn cần phải đăng ký tài khoản cho phần mềm này. Bạn có thể tham khảo bảng giá phần mềm Power BI bản quyền tại ngay dưới đây:
Power Bi Pro | Power Bi Premium | Power Bi Premium | |
Giá sản phẩm | 299.000 VNĐ/người dùng/tháng | 599.000 VNĐ/người dùng/tháng | Liên hệ với MSO để được báo giá chi tiết |
Dung lượng bộ nhớ | 10 GB | 100 TB | 100 TB |
Quyền truy cập ứng dụng dành cho thiết bị di động | ✓ | ✓ | ✓ |
Xuất bản báo cáo để chia sẻ và cộng tác | ✓ | ✓ | ✕ |
Báo cáo được phân trang (RDL) | ✕ | ✓ | ✓ |
Sử dụng nội dung mà không cần giấy phép | ✕ | ✕ | ✓ |
Báo cáo tại chỗ với Power BI Server Report | ✕ | ✕ | ✓ |
Giới hạn kích thước mô hình | 1 GB | 1 GB | 400 GB |
Tốc độ làm mới | 8/ngày | 8/ngày | 48/ngày |
Kết nối với hơn 100 nguồn dữ liệu | ✓ | ✓ | ✓ |
Tạo báo cáo và hình ảnh hóa với Power BI Desktop | ✓ | ✓ | ✓ |
Nhúng các API và điều khiển | ✓ | ✓ | ✓ |
Hình ảnh AI | ✓ | ✓ | ✓ |
Phân tích văn bản, phát hiện hình ảnh bằng AI và máy học tự động | ✕ | ✓ | ✓ |
Kết nối đọc / ghi điểm cuối XMLA | ✕ | ✓ | ✓ |
Luồng dữ liệu | ✕ | ✓ | ✓ |
Tính năng bảo mật và quản lý | – Bảo mật và mã hóa dữ liệu – Các chỉ số để tạo, tiêu thụ và xuất bản nội dung | Các tính năng của Power BI Pro cộng với: – Quản lý vòng đời ứng dụng | Các tính năng của Power BI Premium cộng với: – Quản lý triển khai đa địa lý – Mang theo chìa khóa của riêng bạn (BYOK) – Tính khả dụng của tiện ích bổ sung nâng tỷ lệ tự động (xem trước) |
Hướng dẫn sử dụng Power BI cơ bản
Để sử dụng ứng dụng Power BI, bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:
– Bước 1: Bạn hãy truy cập vào Power BI Desktop và nhấn chọn thẻ Home, sau đó bạn nhấn chọn mục Get Data và nhấn mục All rồi chọn nguồn dữ liệu mà bạn muốn kết nối. Sau đó nhấn chọn vào dữ liệu mà bạn muốn kết nối vào Power BI.
– Bước 2: Bạn thực hiện cải thiện mô hình dữ liệu của mình bằng cách sử dụng những tính năng tùy chỉnh những định dạng của dữ liệu.
– Bước 3: Trên màn hình, bạn hãy nhấn vào nút có biểu tượng đồ thị để mở mục Visualizations và lựa chọn những biểu đồ báo cáo mình muốn.
– Bước 4: Sau khi đã thiết lập xong biểu đồ báo cáo theo đúng nhu cầu của mình, bạn hãy nhấn nút Publish trên thanh công cụ phía trên cùng màn hình để xuất bản báo cáo dữ liệu Power Bi của mình.
Với những bước trên đây, bạn hoàn toàn có thể làm chủ và làm việc với ứng dụng Power BI một cách hiệu quả nhất rồi đó.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Power Bi từ A đến Z
Các câu hỏi thường gặp
Power BI khác với Excel như thế nào?
Power BI và Excel đều là các công cụ phân tích dữ liệu được thiết kế bởi Microsoft, tuy nhiên, 2 công cụ này rất khác nhau về mục đích sử dụng. Trong khi Excel cung cấp cho người dùng khả năng phân tích và trực quan hóa dữ liệu cơ bản, thì Power BI lại mang đến cho người dùng khả năng phân tích và trực quan dữ liệu chuyên sâu hơn. Điểm khác biệt lớn nhất là Power BI hỗ trợ người dùng mô hình hóa dữ liệu, phân tích và chia sẻ báo cáo mạnh mẽ và có tính tương tác cao.
Làm thế nào để mua Power BI?
Hiện tại Power Bi được tích hợp sẵn trong gói dịch vụ Microsoft 365 E5. Vì thế để sở hữu và sử dụng được công cụ này, bạn có thể đăng ký gói Microsoft 365 này bằng cách đăng ký trực tiếp tại MSO thông qua số Hotline: 024.9999.7777.
Hàm DAX trong Power BI là gì?
Đây là ngôn ngữ biểu thức công thức, giúp người dùng có thể phân tích dữ liệu và sử dụng để trực quan hóa dữ liệu trong Power BI.
Power BI được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Power BI có tính ứng dụng rất cao trong các hoạt động phân tích dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, giúp người dùng có thể đưa ra những phán đoán chính xác nhất cho xu hướng chuyển dịch của những dữ liệu mà mình đã kết nối trong Power BI. Các lĩnh vực có thể sử dụng công cụ này bao gồm PMO, phân tích dữ liệu kinh doanh, quản trị cơ sở dữ liệu, các nhà quản lý khoa học dữ liệu,…
Lời kết
Trên đây là nội dung mà MSO muốn cung cấp cho người dùng về những thông tin xoay quanh về phần mềm Power BI nằm trong hệ thống Microsoft Power Platform. Qua đó, giúp người dùng có thể hiểu được Power Bi là gì và những tính năng quan trọng của phần mềm Power BI cũng như là cách thức để sử dụng nó. Hiện tại, công cụ này đã được tích hợp trong những gói dịch vụ Microsoft 365, vì vậy bạn có thể đăng ký sử dụng những gói dịch vụ Microsoft 365 để có thể sử dụng phiên bản chính hãng cùng những tính năng bản quyền công cụ này.
MSO hiện nay đang là một trong những đối tác chính thức của Microsoft tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đang được ủy quyền cung cấp các gói dịch vụ Microsoft 365 bản quyền cho những khách hàng của Microsoft tại Việt Nam. Để sở hữu quyền sử dụng những gói dịch vụ này cũng như là phần mềm Power Bi, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những thông tin liên hệ dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất nhé.
———————————————————
Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam
Hotline: 024.9999.7777