Nội dung bài viết
Power BI and Excel đều là những công cụ phân tích dữ liệu của Microsoft. Vậy hai công cụ này có điểm gì khác nhau và đâu là công cụ tốt nhất dành cho cho bạn? Cùng với MSO đi so sánh Power BI và Excel ngay trong bài viết này nhé.
I. Tổng quan về Power BI
Để khắc phục sự hạn chế của Excel, Microsoft đã mang đến cho người dùng một giải pháp mang tên Power BI. Vậy Power BI là gì? Nó bao gồm những ưu nhược điểm như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được những thông tin về Power BI nhé.
1.1. Ưu điểm
Power BI là một công cụ phân tích dữ liệu và báo cáo được phát triển bởi Microsoft. Công cụ này được thiết kế để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu thô thành những dữ liệu trực quan, giúp người dùng có thể theo dõi được chúng một cách dễ dàng.
Một số ưu điểm nổi bật mà Power BI mang đến cho người dùng là:
- Khả năng thu thập dữ liệu nhanh từ nhiều nguồn khác nhau.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và máy học để xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Cung cấp cho người dùng các báo cáo và dashboard có sẵn, giúp người dùng tạo báo cáo nhanh chóng.
- Có tính bảo mật cao khi kết nối với nhiều nguồn dữ liệu thông qua đám mây hoặc hệ thống dữ liệu trong doanh nghiệp.
- Power BI có thể xây dựng các mô hình dữ liệu để trộn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra quy trình tự động, giúp tối ưu hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp.
2.2. Nhược điểm
Power BI có một số nhược điểm mà người dùng cần phải lưu ý như:
- Power BI chỉ chấp nhận dữ liệu file nhỏ hơn 250MB hoặc file không nén, điều này làm giảm khả năng xử lý những dữ liệu lớn.
- Việc bảo mật chỉ được đảm bảo nếu người dùng chia sẻ dashboard và báo cáo trên cùng một email tên miền.
Mặc dù có những nhược điểm trên, nhưng Power BI vẫn là một công cụ hữu ích, được người dùng đặc biệt ưa chuộng trong việc phân tích dữ liệu và biến đổi dữ liệu thô thành thông tin có giá trị nhằm hỗ trợ các quyết định kinh doanh.
II. Tổng quan về Excel
Chắc hẳn ai cũng đã từng sử dụng Excel để phân tích dữ liệu, vậy ứng dụng này có những đặc điểm gì nổi bật, ưu điểm và nhược điểm của nó ra sao? Hãy theo dõi nội dung tổng quan của chúng tôi dưới đây:
2.1. Ưu điểm
Microsoft Excel là một công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực công việc, đặc biệt là kế toán và quản lý dự án, được phát triển bởi Microsoft. Nó là một phần không thể thiếu của bộ phần mềm Microsoft Office.
Nổi bật với những ưu điểm như:
- Khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu trên Excel rất lớn với các bảng tính đa năng.
- Excel cung cấp các công cụ như PivotTables, giúp người dùng tóm tắt và trình bày dữ liệu một cách linh hoạt và trực quan.
- Các định dạng trong Excel cho phép người dùng nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng và dữ liệu quan trọng.
- Excel còn hỗ trợ người dùng lập báo cáo và phân tích dữ liệu nhanh chóng mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ phần mềm thứ ba nào khác.
- Đối với việc quản lý dự án, Excel cung cấp các mẫu bảng tính miễn phí giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Excel cũng được người dùng biết đến với giao diện làm việc thân thiện, giúp người dùng thao tác dễ dàng và làm việc hiệu quả trên ứng dụng này.
2.2. Nhược điểm
Cũng giống như các ứng dụng khác, Excel cũng có những hạn chế nhất định như:
- Một trong những nhược điểm lớn của Excel là khả năng lưu trữ dữ liệu hạn chế, vì vậy nó thường không phù hợp với việc quản lý những dự án lớn hoặc phức tạp.
- Việc sử dụng các template có sẵn trong Excel có thể gây ra khó khăn cho người dùng không có kinh nghiệm, vì chúng thường yêu cầu các kỹ năng và thủ thuật cao để tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể.
- Tính năng cộng tác trực tiếp không có trên Excel, điều này khiến việc chia sẻ và làm việc cùng nhau trên cùng một file tài liệu trở nên khó khăn và rắc rối, đặc biệt hạn chế đối với môi trường làm việc từ xa hiện nay. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ và làm giảm đi hiệu quả công việc.
- Excel có tính năng bảo mật kém, khiến cho dữ liệu của người dùng có thể dễ dàng bị mất hay bị xóa mà không thể phục hồi được, gây ra nhiều rủi ro cho việc quản lý thông tin quan trọng.
Vì vậy mà người dùng cần nắm được những điểm hạn chế này để có thể sử dụng Excel một cách hiệu quả nhất.
III. So sánh Excel và Power BI
Để hiểu rõ được những công cụ này, hãy cùng MSO đi so sánh Microsoft Excel và Power BI ngay bây giờ nhé.
3.1. Điểm tương đồng của Power BI vs Excel
Dưới đây là những điểm tương đồng của Power BI và Microsoft Excel:
- Đều là những công cụ xử lý dữ liệu mạnh mẽ được cung cấp bởi Microsoft.
- Đều sử dụng Power Query và Power Pivot để phân tích dữ liệu, giúp người dùng có thể chuyển đổi dữ liệu và mô hình hóa dữ liệu một cách linh hoạt.
3.2. Những điểm khác biệt giữa Power BI và Excel
Theo dõi bảng so sánh Power BI và Excel dưới đây của MSO, để có cái nhìn trực quan về hai công cụ này bạn nhé:
Excel | Power BI | |
Khả năng hiển thị bảng trùng lặp | Có thể hiển thị được | Không thể hiển thị được |
Ứng dụng | Có thêm một số biểu đồ mới nhưng không thể kết nối với Data model | Giúp người dùng có thể tạo Dashboards, alerts, KPIs và trực quan hóa dữ liệu |
Kiểu bảng | Xử lý tốt hơn các báo cáo theo kiểu bảng. | Việc xử lý các báo cáo kiểu bảng không thực sự tiện lợi |
Báo cáo | Báo cáo khá bình thường | Báo cáo đẹp mắt và sinh động |
Lọc chéo | Không có bộ lọc chéo nâng cao giữa những biểu đồ | Có các tính năng lọc chéo nâng cao |
Làm mới dashboard | Không cho phép khả năng làm mới dashboard | Cho phép khả năng làm mới dữ liệu nhanh chóng |
Phân tích | Khả năng phân tích đơn giản | Hỗ trợ phân tích cấp độ cao |
Báo cáo có sẵn | Giới hạn người dùng cụ thể khi sử dụng các báo cáo có sẵn | Không giới hạn |
Công cụ | Có nhiều tính năng ở mức cơ bản | Có nhiều tính năng hơn để phù hợp với nhiều dạng dữ liệu |
Mô hình dữ liệu | Mô hình dữ liệu đơn giản | Khả năng nhập dữ liệu và dễ dàng xây dựng các mô hình dữ liệu phức tạp hơn |
Liên kết bảng | Khả năng liên kết bảng riêng biệt với nhau kém | Dễ dàng liên kết giữa các bảng riêng biệt |
Tập dữ liệu | Khả năng xử lý một tập dữ liệu còn nhiều giới hạn | Có thể xử lý với tập dữ liệu lớn hơn |
Độ linh hoạt | Độ linh hoạt thấp | Độ linh hoạt cao |
bảng điều khiển | Hạn chế về khả năng tạo ra báo cáo | Cho phép người dùng xây dựng dashboard tùy chỉnh |
Tốc độ xử lý | Tốc độ xử lý chậm | Tốc nhanh chóng |
Yêu cầu | Chủ yếu dùng để phân tích deep driver | Chủ yếu dùng để trực quan hóa dữ liệu và chia sẻ dashboard |
Ngôn ngữ sử dụng | Sử dụng ngôn ngữ MDX để truy vấn dữ liệu | Sử dụng ngôn ngữ DAX để truy vấn dữ liệu |
IV. Power BI and Excel: Nên sử dụng công cụ nào?
Power BI và Excel điều có những tính năng giúp người dùng có thể xử lý dữ liệu nhanh chóng. Người dùng có thể kết hợp những tính năng vượt trội của hai công cụ này, để xử lý dữ liệu được tốt nhất.
Người dùng có thể sử dụng dữ liệu từ Excel làm nguồn dữ liệu nhập vào Power BI để phân tích sâu hơn và người dùng có thể sử dụng báo cáo từ Power BI nhúng vào Excel để phân tích chúng chi tiết hơn. Điều này giúp người dùng có thể hiểu được dữ liệu của mình hơn.
Lời kết
Trên đây là nội dung so sánh Power BI và Excel của MSO, giúp người dùng hiểu hơn về hai loại công cụ phân tích dữ liệu này. Nếu có điều gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.