Gantt chart là gì? Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project

Gantt chart là dạng biểu đồ phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể sử dụng cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project hay Canva, Microsoft Excel hay những phần mềm chuyên dụng đặc biệt khác để có thể tạo ra những biểu đồ Gantt trực quan nhằm giúp theo dõi và quản lý công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để biết được cách sử dụng Microsoft Project để vẽ biểu đồ Gantt chart như thế nào, bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MSO.

Tổng quan về Gantt chart

Gantt chart là gì?

Gantt chart là gì?
Gantt chart là gì?

Biểu đồ Gantt hay còn được gọi là Gantt chart và sơ đồ Gantt, đây là một dạng biểu đồ được dùng để giúp người dùng có thể trình bày các tác vụ công việc và sự kiện theo từng mốc thời gian. Loại biểu đồ này thường gồm 2 phần chính là trục tung thể hiện tên các tác vụ công việc và trục hoành thể hiện các mốc thời gian của từng tác vụ công việc đó.

Với biểu đồ Gantt chart, người dùng có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt được những thông tin quan trọng của tổng thể công việc và dự án của mình một cách nhanh chóng. Bằng cách thể hiện những thông tin trực quan và rõ ràng mà dạng biểu đồ này cung cấp cho người dùng, đã khiến cho nó trở thành một trong những công cụ lập kế hoạch, quản lý và theo dõi tiến độ dự án hiệu quả nhất hiện nay.

Lịch sử hình thành và phát triển của Gantt chart

Biểu đồ Gantt chart lần đầu tiên được tạo ra và biết đến bởi một kỹ sư người Ba Lan tên là Karol Adamiecki vào giữa những năm 1890. Ở thời điểm lúc bấy giờ, loại biểu đồ thể hiện luồng công việc trực quan này được biết đến với tên gọi là “harmonogram”.

Vào khoảng 15 năm sau, loại biểu đồ này đã được một kỹ sư tư vấn quản lý dự án người Mỹ có tên là Henry Gantt đã tiếp tục phát triển và mở rộng ý tưởng sáng tạo này. Trong quá trình này, biểu đồ Gantt đã được tích hợp thêm nhiều tính năng nổi bật như biểu diễn thời gian dưới dạng đường thanh ngang và các dấu mốc để biểu thị cho những sự kiện quan trọng hay tiến độ đã đạt được. Đây cũng chính là phiên bản biểu đồ gantt đã được sử dụng rất rộng rãi trong việc quản lý dự án ở thời điểm hiện nay.

Ban đầu, biểu đồ Gantt Chart được tạo ra với cách thức hoàn toàn thủ công, việc điều chỉnh và thay đổi các thông tin trong dự án được tạo bởi công cụ này thường rất bất tiện. Tuy nhiên, với các công nghệ ngày càng tiên tiến hiện nay như công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo thời gian thực, việc thiết kế, tạo và cập nhật những thông tin trên biểu đồ Gantt đã được tối ưu và diễn ra rất linh hoạt.

Hiện tại, Gantt chart có chức năng và vai trò rất lớn trong việc giúp cho người dùng có thể lập kế hoạch, quản lý và theo dõi dự án một cách hiệu quả. Những thông tin mà biểu đồ này thể hiện rất trực quan và có khả năng cập nhật theo thời gian thực, giúp người dùng có thể theo dõi, quản lý và triển khai dự án một cách hiệu quả hơn rất nhiều.

Cấu trúc cơ bản của Gantt chart

Cấu trúc cơ bản của Gantt chart
Cấu trúc cơ bản của Gantt chart

Các biểu đồ Gantt chart thường có cấu trúc rất đơn giản mà vẫn thể hiện được toàn bộ những thông tin quan trọng của dự án, công việc và thể hiện hết sức chặt chẽ. Dưới đây là thông tin về các thành phần cấu trúc cơ bản của biểu đồ Gantt chart:

  • Trục thời gian: Đây là trục biểu thị dòng thời gian của dự án, được thể hiện trên trục hoành của biểu đồ. Người dùng có thể chia trục này thành những đơn vị thời gian như ngày, tuần, tháng hoặc quý sao cho phù hợp nhất với quy mô dự án của mình.
  • Các thanh công việc: Phần này thường được thể hiện trên trục tung của biểu đồ Gantt chart, bao gồm danh sách các tác vụ cần phải làm trong dự án. Trong đó, mỗi tác vụ này sẽ tương ứng với một thanh ngang của sơ đồ, có chiều dài tương ứng với thời gian hoàn thành tác vụ đó mà người dùng đã dự kiến.
  • Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của công việc: Mỗi công việc trong biểu đồ Gantt chart đều được gắn với các dấu hiệu hoặc nhãn dán để thể hiện cho thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Bạn có thể xác định các mốc thời gian này bằng cách đối chiếu điểm đầu và điểm cuối của của thanh công việc với trục thời gian.
  • Các mốc quan trọng: Biểu đồ Gantt chart cũng có thể bao gồm các sự kiện hay các dấu mốc quan trọng của dự án mà người thực hiện công việc cần phải đạt được. Phần này thường được thể hiện bằng các dấu mốc hoặc nhãn dán trên trục thời gian.
  • Phân công công việc: Với Gantt chart, người dùng còn có thể phân công công việc hay các tác vụ cho những thành viên trong dự án của mình bằng cách cung cấp thông tin về người được phân công trong công việc. Phần này thường được hiển thị bên cạnh công việc tương ứng.
  • Liên kết công việc: Gantt chart cũng cung cấp cho người dùng khả năng liên kết các công việc để biểu thị mối quan hệ phụ thuộc giữa các tác vụ công việc với nhau. Người dùng có thể liên kết công việc bằng cách sử dụng các đường nối hoặc mũi tên giữa các công việc liên quan. Các tác vụ, công việc này có thể được thực hiện song song (parallel) hoặc thực hiện theo thứ tự tuần tự (sequential).

Ưu và nhược điểm của biểu đồ Gantt chart là gì?

Ưu và nhược điểm của biểu đồ Gantt chart là gì?
Ưu và nhược điểm của biểu đồ Gantt chart là gì?

Ưu điểm:

Biểu đồ Gantt Chart là một công cụ quản lý dự án hữu ích, giúp người dùng có thể lập kế hoạch rồi theo dõi tiến độ công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả với những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Trực quan và dễ hiểu: Cung cấp một cái nhìn trực quan về các công việc và tiến độ của công việc trong dự án để giúp người dùng có thể dễ dàng nắm bắt được tổng quan thông tin về dự án.
  • Quản lý thời gian hiệu quả hơn: Giúp xác định dễ dàng thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của từng công việc trong dự án, từ đó có thể hỗ trợ người dùng lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả hơn.
  • Theo dõi tiến độ công việc dễ dàng: Hỗ trợ người dùng có thể theo dõi tiến độ việc thực hiện các công việc và nhận biết những công việc đã hoàn thành, đang thực hiện và chưa bắt đầu trong dự án một cách dễ dàng.
  • Phân bổ tài nguyên: Hỗ trợ phân bổ nguồn tài nguyên và nhân lực một cách hợp lý, đảm bảo rằng các tài nguyên đều được sử dụng đúng cách và đạt được hiệu quả cao.
  • Xác định mối quan hệ phụ thuộc: Hiển thị mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc và tác vụ trong dự án một cách nhanh chóng, giúp cho việc quản lý và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết diễn ra linh hoạt và hiệu quả hơn.
  • Đánh dấu mốc quan trọng: Giúp xác định và đánh dấu các mốc quan trọng (milestones) trong dự án nhanh chóng, từ đó có thể hỗ trợ người dùng theo dõi các điểm quan trọng một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

Tuy mang đến cho người dùng rất nhiều ưu điểm khác nhau trong việc lập kế hoạch và quản lý dự án, những Gantt chart vẫn có một số điểm hạn chế như sau:

  • Phức tạp đối với dự án lớn: Đối với các dự án có quy mô lớn, biểu đồ Gantt có thể trở nên phức tạp và kiến cho người dùng khó quản lý hơn, gây ra nhiều khó khăn trong việc theo dõi những thông tin chi tiết trong dự án.
  • Cập nhật khá khó khăn: Khi có nhiều sự thay đổi trong dự án, việc cập nhật biểu đồ Gantt có thể gây tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của người dùng.
  • Không thể hiện rõ khối lượng công việc: Hiện tại, biểu đồ Gantt vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thể hiện rõ khối lượng công việc của từng nhiệm vụ, nó chỉ hiển thị các thời gian dự kiến.
  • Khá hạn chế khi xử lý các ràng buộc: Biểu đồ Gantt có thể không linh hoạt khi có sự thay đổi lớn trong dự án, đặc biệt là trong việc xử lý các ràng buộc của các công việc phụ thuộc lẫn nhau khi thay đổi.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Gantt chart

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Gantt chart
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Gantt chart

Để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu nhất khi thực hiện cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project, trong Excel hay trong bất cứ công cụ nào khác, bạn cần phải nắm rõ và tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau đây:

Xác định rõ phạm vi dự án: Đảm bảo bạn đã xác định rõ phạm vi và mục tiêu của dự án trước khi tạo Gantt Chart. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch một cách chi tiết và tránh bỏ sót các công việc quan trọng.

Sắp xếp công việc theo thứ tự logic: Hãy sắp xếp các công việc theo thứ tự hợp lý, logic và liên quan đến nhau, điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng những công việc phụ thuộc được đặt đúng vị trí để tránh xung đột và trì hoãn.

Đặt mốc thời gian hợp lý: Hãy đặt mốc thời gian hợp lý cho từng tác vụ công việc trong dự án của mình và đảm bảo rằng chúng phản ánh thực tế. Tránh đặt mốc thời gian quá ngắn hoặc quá dài để tránh gây khó khăn trong việc thực thi và quản lý.

Cập nhật thường xuyên: Cập nhật Gantt Chart thường xuyên để đảm bảo thông tin trong biểu đồ phản ánh thực tế tiến độ của dự án. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch kịp thời khi có sự thay đổi.

Sử dụng màu sắc và ký hiệu hợp lý: Sử dụng màu sắc và ký hiệu một cách hợp lý để làm nổi bật các mốc quan trọng, công việc đã hoàn thành và các công việc đang thực hiện. Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc và ký hiệu để đảm bảo không gây rối mắt khi theo dõi.

Chia nhỏ công việc phức tạp: Chia nhỏ các công việc phức tạp thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và dễ quản lý hơn. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chi tiết hơn và đảm bảo rằng không có công việc nào bị bỏ sót.

Liên tục đánh giá và điều chỉnh: Liên tục đánh giá tiến độ dự án và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, điều này sẽ giúp bạn có thể đảm bảo dự án của mình được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả cao nhất.

Chia sẻ thông tin trong đội nhóm: Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm dự án hay công việc của bạn đều hiểu và nắm bắt được thông tin từ Gantt Chart. Điều này sẽ giúp cho các thành viên có thể nắm bắt rõ ràng các mốc thời gian, công việc và trách nhiệm của mình đối với các công việc liên quan.

Xác định và quản lý rủi ro: Hãy xác định và quản lý những rủi ro liên quan có thể xảy ra đối với dự án của mình, bởi vì Gantt chart sẽ không thể dự đoán các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Điều này sẽ giúp bạn có thể kịp thời xử lý các vấn đề liên quan khi chúng xảy ra.

Tận dụng các công cụ hỗ trợ: Hãy tận dụng những lợi ích từ các công cụ hỗ trợ để có thể tối ưu quy trình tạo, theo dõi và quản lý biểu đồ Gantt mà mình muốn một cách hiệu quả hơn.

Hướng dẫn vẽ sơ đồ Gantt trong quản lý dự án cơ bản

Dưới đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách vẽ sơ đồ Gantt trong quản lý dự án cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo để thực hiện các cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project, Excel hay bất cứ công cụ nào khác:

Bước 1: Xác định các đầu mục tác vụ công việc quan trọng

Đầu tiên, việc bạn cần làm là hãy liệt kê tất cả các công việc cần thiết để hoàn thành dự án. Ở bước này, bạn hãy xác định các giai đoạn quan trọng, mốc thời gian và các nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn đã bao quát hết tất cả các công việc từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc dự án để không bị bỏ sót bất cứ nhiệm vụ quan trọng nào.

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các tác vụ công việc

Hãy xác định thứ tự thực hiện các công việc và sự phụ thuộc lẫn nhau của các công việc trong dự án đó của mình. Bạn hãy phân tích xem công việc nào cần hoàn thành trước khi các công việc khác bắt đầu. Đồng thời, hãy xác định xem các công việc có thể thực hiện song song và các công việc cần phải hoàn thành tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn có thể đảm bảo dự án của mình được thực hiện mượt mà nhất mà không bị chống chéo.

Giữa các nhiệm vụ liên tục sẽ có 4 mối quan hệ chính như sau:

  • Finish to Start (FS): Là một nhiệm vụ không thể bắt đầu thực hiện cho đến khi nhiệm vụ trước đó hoàn tất.
  • Start to Start (SS): Là một nhiệm vụ không thể bắt đầu thực hiện cho đến khi nhiệm vụ trước đó bắt đầu thực hiện.
  • Finish to Finish (FF): Là một nhiệm vụ không thể hoàn tất cho đến khi nhiệm vụ trước đó hoàn tất.
  • Start to Finish (SF): Là một nhiệm vụ không thể hoàn tất cho đến khi nhiệm vụ trước đó bắt đầu thực hiện.

Bước 3: Biểu diễn trên sơ đồ Gantt

Ở bước này, bạn hãy mở một công cụ có thể tạo sơ đồ Gantt, chẳng hạn như Microsoft Excel, Microsoft Project, Canva hoặc phần mềm quản lý dự án khác.

Tiếp theo, bạn hãy tạo các cột để nhập thông tin về tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc thời gian thực hiện. Đồng thời, hãy sử dụng các thanh ngang để biểu diễn thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của từng công việc trên trục thời gian. Sau đó, bạn hãy biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc bằng cách sử dụng các đường nối hoặc mũi tên.

Bước 4: Cập nhật tiến độ thực hiện dự án

Cập nhật thường xuyên các thông tin tiến độ công việc trên sơ đồ Gantt để có thể theo dõi tiến độ của từng công việc. Hãy đánh dấu các công việc đã hoàn thành, đang thực hiện và chưa bắt đầu. Đồng thời, hãy điều chỉnh sơ đồ khi có sự thay đổi về kế hoạch hoặc khi phát hiện các vấn đề phát sinh liên quan đến dự án.

Bạn cũng có thể sử dụng màu sắc để phân biệt các công việc đã hoàn thành, đang thực hiện và sắp tới.

Với 4 bước như trên, bạn có thể vẽ sơ đồ Gantt cho việc quản lý dự án của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các công cụ tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để vẽ biểu đồ Gantt chart ngay trong phần nội dung tiếp theo nhé.

Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất

Dưới đây là một số công cụ tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để vẽ sơ đồ Gantt:

Microsoft Excel

Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất
Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất

Microsoft Excel là một trong những phần mềm phổ biến, được đại đa số người dùng lựa chọn sử dụng để vẽ sơ đồ Gantt chart. Dưới đây là một số những đánh giá của chúng tôi về ưu và nhược điểm của phần mềm Microsoft Excel trong việc vẽ sơ đồ Gantt:

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng và vô cùng quen thuộc với đại đa số người dùng.
  • Khả năng tùy chỉnh rất linh hoạt với nhiều tính năng định dạng khác nhau.
  • Khả năng tạo và chỉnh sửa sơ đồ Gantt dễ dàng mà không cần cài đặt phần mềm hỗ trợ bổ sung.
  • Khả năng tích hợp với các công cụ khác trong bộ Microsoft Office và các công cụ bên ngoài.
  • Nhiều tùy chọn để giúp người dùng chia sẻ.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao về Excel để tạo sơ đồ Gantt, đặc biệt là đối với những sơ đồ có tính phức tạp cao.
  • Khó khăn trong việc quản lý khi dự án có quá nhiều công việc và yêu cầu thông tin chi tiết hay phức tạp.

Canva

Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất
Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất

Canva cũng là một trong những công cụ nổi bật mà bạn có thể sử dụng để vẽ sơ đồ Gantt. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của công cụ này trong việc ứng dụng để vẽ sơ đồ Gantt chart:

Ưu điểm:

  • Giao diện trực quan và sử dụng dễ dàng.
  • Cung cấp rất nhiều mẫu sơ đồ Gantt đẹp mắt, từ cơ bản cho đến chuyên nghiệp.
  • Không cần có quá nhiều kỹ năng thiết kế chuyên sâu.

Nhược điểm:

  • Cần phải có kết nối internet mạnh mẽ để sử dụng.
  • Tính tùy chỉnh rất hạn chế so với các phần mềm chuyên dụng.
  • Chỉ đạt hiệu quả tối đa cho những loại sơ đồ đơn giản.

Các phần mềm vẽ sơ đồ Gantt chuyên dụng

Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất
Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất

Hiện tại, có khá nhiều phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ người dùng có thể vẽ sơ đồ Gantt. Những loại phần mềm này thường có nhiều ưu điểm hơn bởi tính chuyên môn sâu của nó. Dưới đây là những đánh giá tổng quan của chúng tôi về ưu và nhược điểm của những loại phần mềm này:

Ưu điểm:

  • Tính năng mạnh mẽ và đa dạng, phục vụ tốt cho việc tạo sơ đồ gantt để quản lý các dự án lớn.
  • Khả năng quản lý chi tiết, mạnh mẽ và có thể theo dõi tiến độ dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ tích hợp với các công cụ quản lý dự án khác mạnh mẽ và mượt mà.

Nhược điểm:

  • Chi phí thường cao hơn so với các công cụ miễn phí hoặc công cụ không chuyên dụng.
  • Đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng cao trong việc sử dụng phần mềm chuyên dụng để đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng.

Phần mềm quản lý dự án – Microsoft Project

Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất
Các công cụ vẽ sơ đồ Gantt tốt nhất

Microsoft Project là một phần mềm quản lý dự án chuyên dụng, được phát triển và cung cấp bởi Microsoft. Phần mềm này cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng mạnh mẽ để giúp họ có thể lập kế hoạch, theo dõi và quản lý dự án một cách rất dễ dàng và hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin đánh giá của chúng tôi về ưu và nhược điểm khi thực hiện cách vẽ biểu đồ gantt trong Microsoft Project để quản lý dư án:

Ưu điểm:

  • Chuyên nghiệp và mạnh mẽ, hỗ trợ quản lý dự án một cách hết sức toàn diện.
  • Tích hợp tốt với các công cụ khác mà Microsoft cung cấp.
  • Hỗ trợ lập kế hoạch, phân bổ tài nguyên, theo dõi tiến độ và báo cáo.
  • Nhiều tùy chọn chia sẻ và cộng tác nâng cao.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao, yêu cầu giấy phép bản quyền để sử dụng.
  • Đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu để sử dụng phần mềm quản lý dự án.

Nhìn chung, mỗi phần mềm lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định, tuy nhiên Microsoft Excel, Microsoft Project vẫn được đánh giá cao bởi tính phổ biến và chuyên dụng của nó trong việc tạo biểu đồ Gantt để theo dõi và quản lý dự án. Hãy tiếp tục theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi để nắm rõ được cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project sao cho đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project diễn ra rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác như trong hướng dẫn dưới đây của chúng tôi là đã có thể tạo cho mình một biểu đồ Gantt chart để có thể theo dõi và quản lý dự án một cách hiệu quả nhất rồi đó:

– Bước 1: Bạn hãy mở phần mềm Microsoft Project và tạo một dự án mới bằng cách nhấn chọn mục Blank Project rồi chọn mục Project Summary Task. Sau đó hãy đặt tên cho dự án và nhập mô tả chi tiết của dự án để hoàn tất việc tạo một dự án Project mới.

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết
Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

– Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy tạo các công việc cho các phần của dự án và chia nhỏ các công việc thành các tác cụ nhỏ hơn để có thể dễ dàng quản lý sao cho hiệu quả hơn. Đồng thời, hãy gán thời gian cần thiết để thực hiện cho mỗi tác vụ công việc.

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết
Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

– Bước 3: Bạn hãy tạo lịch trình chi tiết cho dự án bằng cách: Nhấn chọn thẻ View trên thanh công cụ và nhấn chọn mục Gantt Chart để chuyển sang chế độ xem biểu đồ Gantt. Sau đó, hãy nhấn chọn thẻ Format trên thanh công cụ để tùy chỉnh biểu đồ theo mong muốn của mình.

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết
Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

– Bước 4: Tiếp theo, bạn hãy nhập mô tả chi tiết cho công việc bằng cách nhập tại phần ghi chú ở mỗi tác vụ công việc. Sau đó, hãy gán các đối tượng liên quan cho các tác vụ công việc đó như người thực hiện, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc,…

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết
Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

– Bước 5: Bạn hãy chọn thẻ Project trên thanh công cụ rồi thiết đặt ngày bắt đầu và ngày kết thúc của dự án. Microsoft Project sẽ tự động cập nhật biểu đồ Gantt dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp.

– Bước 6: Trong quá trình dự án được thực hiện, bạn có thể cập nhật tiến độ thực tế và thay đổi những thông tin cho các tác vụ công việc trong dự án của mình khi cần thiết. Biểu đồ Gantt chart sẽ tự động cập nhật những thông tin thay đổi và tiến độ mới mà bạn cung cấp.

– Bước 7: Sau khi đã hoàn tất cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project với các bước mà chúng tôi cung cấp phía trên, bạn hãy nhấn chọn thẻ File rồi chọn mục Save as để tiến hành lưu trữ dự án của mình.

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết
Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

Để xuất biểu đồ Gantt mà mình đã tạo trong Microsoft Project dưới dạng hình ảnh hoặc tệp tin Excel, bạn hãy nhấn chọn vào thẻ File rồi chọn mục Export để tiến hành xuất biểu đồ.

Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết
Cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project chi tiết

Như vậy chỉ với vài thao tác như phía trên, bạn đã có thể hoàn thành cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project để hỗ trợ theo dõi và quản lý dự án công việc của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất rồi đó.

Các câu hỏi thường gặp

Ai là người đã phát minh ra biểu đồ Gantt đầu tiên?

Biểu đồ Gantt được phát minh đầu tiên bởi Karol Adamiecki – một kỹ sư người Ba Lan và sau đó đã được Henry L. Gantt – một kỹ sư cơ khí và chuyên gia quản lý dự án người Mỹ phát triển và cải tiến thêm. Henry Gantt đã phát triển công cụ này để giúp các nhà quản lý theo dõi tiến độ công việc và lập kế hoạch dự án một cách tối ưu và hiệu quả hơn.

Phần mềm Excel có phải là phần mềm tốt nhất để vẽ sơ đồ Gantt?

Excel là một trong những công cụ phổ biến để vẽ sơ đồ Gantt nhờ tính linh hoạt và quen thuộc với nhiều người dùng. Tuy nhiên, phần mềm quản lý dự án chuyên dụng như Microsoft Project sẽ cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ hơn để giúp người dùng quản lý các dự án phức tạp. Vì thế, cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project sẽ mang đến cho người dùng một hiệu quả tối ưu nhất.

Lợi ích khi sử dụng biểu đồ Gantt là gì?

Biểu đồ Gantt mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người dùng trong việc lập kế hoạch và quản lý dự án. Bao gồm khả năng cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về dự án, quản lý thời gian cho dự án hiệu quả hơn, phân bổ tài nguyên hợp lý hơn và hỗ trợ xác định mối quan hệ phụ thuộc nhanh chóng hơn,…

Lời kết

Trên đây là những thông tin cũng như là hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về cách vẽ biểu đồ Gantt nói chung và cách vẽ biểu đồ Gantt trong Microsoft Project nói riêng. Đồng thời, trong bài viết này, chúng tôi cũng đã cung cấp đến cho bạn những thông tin liên quan về một số điều mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng sơ đồ Gantt Chart để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng để theo dõi và quản lý những công việc và dự án của mình.

Qua những thông tin này, hy vọng rằng chúng tôi có thể giúp bạn hiểu được rõ về quá trình tạo biểu đồ Gantt để hỗ trợ theo dõi và quản lý dự án như thế nào sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu như trong quá trình tham khảo bài viết này của MSO bạn có bất cứ câu hỏi liên quan hay những thắc mắc nào trong quá trình sử dụng phần mềm Microsoft Project, bạn hãy liên hệ với chúng tôi thông qua những thông tin dưới đây để được hỗ trợ giải quyết kịp thời:

———————————————————

Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam

Hotline: 024.9999.7777

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

Microsoft 365 và G Suite giải pháp nào tốt hơn?

Microsoft 365 và G Suite giải pháp nào tốt hơn?

Microsoft 365 và G Suite – cái nào tốt hơn? Một câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đặt ra, đặc biệt là các công ty ...
sharepoint la gi

SharePoint là gì? Tại sao lại sử dụng SharePoint?

Trong hai thập kỷ nay, SharePoint đã là một công cụ năng suất dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Hướng dẫn cách sử dụng pivot table

Hướng dẫn cách sử dụng Pivot Table từ cơ bản đến nâng cao chi tiết

Để sử dụng Excel một cách hiệu quả nhất, người dùng có thể ứng dụng thêm Pivot Table vào trong phần mềm này. Nếu người ...

Hướng dẫn cách sử dụng OneNote Class Notebook mới nhất 2025

OneNote Class Notebook là một nền tảng sổ tay kỹ thuật số, được thiết kế để giúp hỗ trợ cho các giảng viên, giáo viên ...
Lên đầu trang