Nội dung bài viết
Google Appsheet là gì? Dịch vụ này có tốt không? Power Apps Microsoft có phải là giải pháp thay thế Google Appsheet không? Hãy cùng theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những đánh giá chi tiết về Google Appsheet và Power Apps, đồng thời cũng giúp bạn lựa chọn cho mình một giải pháp tốt nhất nhé.
Giới thiệu về Google Appsheet
Google Appsheet là gì?
Google AppSheet là một nền tảng phát triển ứng dụng không cần lập trình, cho phép người dùng dễ dàng tạo ra ứng dụng di động và web mà không yêu cầu kiến thức kỹ thuật chuyên sâu. Nền tảng này chủ yếu sử dụng Google Sheets làm cơ sở dữ liệu, đồng thời hỗ trợ kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác như Microsoft Excel và các cơ sở dữ liệu phức tạp như MySQL.
Bên cạnh đó, Google AppSheet còn cung cấp các tính năng như thu thập dữ liệu qua hình ảnh, ghi nhận vị trí, giúp tạo ra những ứng dụng tùy chỉnh đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp
Nhờ đó, Google AppSheet giúp doanh nghiệp phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng và linh hoạt mà không cần đầu tư vào đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, từ đó tăng cường hiệu suất và tính linh hoạt trong quy trình vận hành.
Ưu, nhược điểm của Google Appsheet là gì?
Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm mà Google Appsheet cung cấp đến cho người dùng:
Ưu điểm:
– Google Appsheet là một nền tảng phát triển ứng dụng không cần viết mã, cho phép người dùng có thể tạo ra được nhiều ứng dụng khác nhau từ cho thiết bị di động đến web và nó cũng cung cấp khả năng tích hợp các ứng dụng web và di động mà không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình.
– Google Appsheet cũng cung cấp khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, giúp người dùng có thể tạo ra những ứng dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
– Giao diện của Google Appsheet rất trực quan cùng với khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ và khả năng làm việc ngoại tuyến, giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng.
Nhược điểm:
– Đối với những người dùng mới, có thể sẽ gặp nhiều sự hạn chế và khó khăn trong việc truy cập dữ liệu và quá trình thiết lập chế độ tùy chỉnh.
– Nền tảng này cũng không có mức định giá miễn phí cho các doanh nghiệp lớn, khiến cho người dùng không thể trải nghiệm miễn phí những tính năng trước khi đăng ký.
Giới thiệu về Power Apps Microsoft
Power Apps là gì?
Power Apps là một dịch vụ có trong giải pháp Microsoft 365 mà Microsoft cung cấp cho người dùng, giúp người dùng có thể tạo ra các ứng dụng kinh doanh tùy chỉnh mà không cần phải viết mã nhiều.
Nền tảng này cung cấp cho người dùng khả năng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như Microsoft 365, Dynamics 365, SQL Server,… cùng với khả năng cung cấp nhiều công cụ để giúp người dùng có thể xây dựng lên những ứng dụng mình họ mong muốn một cách nhanh chóng. Với Power Apps, người dùng cũng có thể tạo ra những ứng dụng kinh doanh phức tạp có tính logic cao cùng quy trình làm việc tự động, từ đó giúp họ có thể chuyển đổi các hoạt động kinh doanh thủ công sang quy trình số hóa một cách hiện đại và hiệu quả.
Các ứng dụng được tạo ra từ nền tảng này có thể chạy trên cả trình duyệt web, đồng thời cũng có thể cài đặt và sử dụng trên những thiết bị di động, điều này cung cấp cho người dùng một tính linh hoạt và tiện lợi cao khi sử dụng. Đặc biệt, Power Apps còn cho phép những nhà phát triển chuyên nghiệp có thể tương tác với dữ liệu và siêu dữ liệu của họ, từ đó giúp họ có thể tạo ra những trình kết nối tùy chỉnh và tích hợp được với cả những dữ liệu bên ngoài.
Ưu, nhược điểm của Power Apps là gì?
Ưu điểm:
– Power Apps là một tảng phát triển ứng dụng low-code, giúp người dùng có thể tạo ra và phát triển lên những ứng dụng di động và web một cách nhanh chóng và dễ dàng chỉ với các mẫu có sẵn và những hành động kéo thả hết sức đơn giản.
– Power Apps cũng cung cấp cho người dùng những khả năng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và cũng có thể tích hợp dễ dàng với các sản phẩm khác của Microsoft như SharePoint, Office 365, Dynamics 365 và SQL Server để xây dựng lên những ứng dụng kinh doanh phù hợp một cách nhanh chóng, đặc biệt phù hợp với những người đang sử dụng các dịch vụ trong Microsoft 365.
Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội là thế, nhưng Power Apps cũng có một số hạn chế nhất định về khả năng tùy chỉnh giao diện người dùng và hiệu suất hoạt động đối với những ứng dụng có quy mô lớn hoặc có những yêu cầu phức tạp. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng Power Apps khi giải quyết được những vấn đề hạn chế này.
So sánh Google Appsheet và Power Apps
Để có thể chọn ra được một giải pháp phát triển ứng dụng kinh doanh tốt nhất, hãy cùng với chúng tôi đi so sánh chi tiết về nền tảng Google Appsheet và Power Apps ngay sau đây nhé:
Về quy trình phát triển ứng dụng
Cả Google Appsheet và Power Apps đều là những nền tảng no-code, giúp người dùng có thể tạo ra những ứng dụng kinh doanh một cách dễ dàng mà không cần đến khả năng viết code. Với những tính năng được tích hợp như khả năng tùy chỉnh linh hoạt, giao diện người dùng thân thiện, cả Google Appsheet và Power Apps đều sẽ giúp người dùng có thể tạo ra những ứng dụng với sự đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu của mình.
Về khả năng kết nối dữ liệu
Cả Google Appsheet và Power Apps đều cung cấp cho người dùng một khả năng kết nối dữ liệu mạnh mẽ, giúp người dùng có thể kết nối được với nhiều nguồn dữ liệu mà họ mong muốn.
Google Appsheet cung cấp cho người dùng khả năng kết nối với những nguồn dữ liệu trong Google Sheet và với những dịch vụ của Google. Trong khi đó, Power Apps cung cấp cho người dùng khả năng kết nối được với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau hơn, như SharePoint, Office 365, Dynamics 365, SQL Server và nhiều nguồn dữ liệu bên ngoài khác nữa, giúp người dùng có được nhiều tùy chọn để tạo ra những ứng dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hơn.
Về khả năng tích hợp với hệ thống sẵn có
Vì là một trong những sản phẩm của Google nên Google Appsheet được thiết kế với khả năng tích hợp sâu với những sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Google như Google Sheets, Google Docs, Google Forms,…
Bên cạnh đó, Power Apps là một sản phẩm được phát triển bởi Microsoft, vì thế nên nó cung cấp cho người dùng khả năng tích hợp sâu với những sản phẩm của Microsoft như Microsoft 365, các dịch vụ trên nền tảng Microsoft Power Platform cùng với những hệ thống ERP của người dùng. Vì thế, Power Apps sẽ cung cấp cho người dùng khả năng đơn giản hóa quy trình phát triển ứng dụng hơn.
Về khả năng tùy chỉnh cao hơn
So với Google Appsheet thì Power Apps Microsoft cung cấp cho người một khả năng tùy chỉnh cao hơn. Tuy nhiên, nền tảng này đòi hỏi những doanh nghiệp có đội ngũ lập trình viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức CNTT cao hơn.
Trong khi đó, Google Appsheet cung cấp cho người dùng doanh nghiệp một khả năng phát triển ứng dụng mà không cần quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm lập trình. Tuy nhiên, khi sử dụng Google Appsheet, người dùng sẽ không có quá trình khả năng tùy chỉnh so với việc sử dụng Power Apps.
Tính hiệu quả và ổn định của ứng dụng
Cả Google Appsheet và Power Apps đều cung cấp cho người dùng khả năng tạo ra những ứng dụng với khả năng hoạt động hiệu quả và ổn định trên những nền tảng và thiết bị khác nhau như trên các thiết bị điện thoại di động, laptop, máy tính bảng và trình duyệt web.
Bảng so sánh Google Appsheet và Power Apps tổng quan
Để nắm rõ được những điểm khác biệt khái quát giữa Google Appsheet và Power Apps, bạn hãy theo dõi bảng so sánh Google Appsheet và Power Apps dưới đây của chúng tôi:
Tính năng | Google AppSheet | Power Apps |
Nguồn dữ liệu | Google Sheets và các nguồn dữ liệu khác thông qua các kết nối | Microsoft Dataverse, SharePoint, Office 365, SQL Server và các nguồn dữ liệu khác thông qua các kết nối |
Giao diện | Dễ sử dụng, giao diện trực quan với khả năng kéo thả dễ dàng | Linh hoạt hơn, khả năng kéo thả dễ dàng và có thể tùy chỉnh sâu hơn, nhưng phức tạp hơn |
Tính năng | Tự động hóa quy trình cùng khả năng tích hợp với các dịch vụ khác | Tự động hóa quy trình phát triển ứng dụng doanh nghiệp, tích hợp sâu với các dịch vụ Microsoft 365 |
Môi trường làm việc | Chủ yếu làm việc trực tuyến và có thể làm việc ngoại tuyến | Chủ yếu làm việc trực tuyến và có thể triển khai ứng dụng ngoại tuyến |
Tích hợp | Tích hợp với các sản phẩm của Google Workspace | Tích hợp sâu, rộng hơn với các sản phẩm của Microsoft 365 |
Giá cả | Theo hình thức trả phí với nhiều mức giá khác nhau | Có cả gói miễn phí và trả phí với nhiều mức giá khác nhau |
Google Appsheet và Power Apps: Lựa chọn tốt nhất là gì?
Để lựa chọn được một nền tảng phù hợp và tốt nhất, người dùng cần phải đánh giá dựa rên những yếu tố khác nhau như về nhu cầu sử dụng, hệ sinh thái đang sử dụng, ngân sách có thể bỏ ra, kinh nghiệm và khả năng lập trình.
Nếu là những người dùng mới bắt đầu, cần có tính linh hoạt cao và đang sử dụng các giải pháp làm việc trực tuyến của Microsoft, thì Power Apps sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất đối với bạn. Còn đối với những người dùng đang cần khả năng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu trên web và đang sử dụng những giải pháp làm việc trực tuyến của Google thì Google Appsheet sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Ngoài ra, nếu bạn đang muốn trải nghiệm thử những tính năng phát triển ứng dụng thì bạn nên sử dụng Power Apps Microsoft. Bởi vì, hiện tại Microsoft đang cung cấp cho người dùng khả năng dùng thử các sản phẩm Microsoft miễn phí, bao gồm cả dịch vụ Power Apps Microsoft.
Để đăng ký sử dụng dịch vụ Microsoft Power Apps bản quyền, bạn có thể đăng ký ngay tại website của MSO, chúng tôi hiện đang là một trong những đối tác chính thức của Microsoft tại thị trường Việt Nam. Đảm bảo đáp ứng cho bạn một dịch vụ chất lượng cùng với độ uy tín và ưu đãi lớn nhất. Để đăng ký Microsoft Power Apps bản quyền tại MSO, bạn hãy truy cập vào nút đăng ký dưới đây và thực hiện gửi yêu cầu đăng ký:
Lời kết
Trên đây là những nội dung so sánh chi tiết của chúng tôi về Google Appsheet và Power Apps, đồng thời cũng đã gợi ý cho bạn một sản phẩm phù hợp nhất. Hiện tại, Power Apps Microsoft được tích hợp trong những gói Microsoft 365 Enterprise.
Để đăng ký sử dụng dịch vụ Microsoft 365 nói chung và Power Apps Microsoft nói riêng, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay qua những thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký nhé.
———————————————————
Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam
Hotline: 024.9999.7777