Patch Management là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý bản vá

Patch Management là một hoạt động vô cùng quan trọng cho quá trình nâng cao hiệu quả bảo mật cho thiết bị và tài khoản của người dùng. Vậy Patch Management là gì? Làm thế nào để quản lý bản vá một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi những nội dung trong bài viết này của MSO để biết được những thông tin quan trọng về Patch Management nhé.

Patch Management là gì?

Patch Management, hay còn gọi là quản lý bản vá, là một quy trình bảo mật thiết yếu trong các tổ chức. Quy trình này bao gồm việc quét hệ thống máy tính, máy chủ, thiết bị, và phần mềm nhằm phát hiện và cài đặt các bản vá mới. Mục tiêu chính của quản lý bản vá là giúp khắc phục các lỗ hổng bảo mật, cải tiến tính năng, và nâng cao hiệu suất của hệ thống. Thực hiện đúng quy trình này không chỉ giúp đảm bảo an toàn thông tin mà còn giúp duy trì sự ổn định và hiệu quả cho các thiết bị và phần mềm trong doanh nghiệp

Patch mgmt
Patch mgmt

*Ví dụ: Trong môi trường của hệ điều hành Windows, quá trình quản lý bản vá sẽ bao gồm việc xử lý và quản lý các bản sửa lỗi được nhà phát hành hệ điều hành này cung cấp cho người dùng. Để cập nhật các bản vá này, người dùng cần truy cập vào tính năng Windows Update trong phần cài đặt trên thiết bị của mình.

Hoạt động này vừa giúp cho người dùng có thể làm việc một cách hiệu quả hơn mà còn rất quan trọng trong việc bảo mật và chống lại các cuộc tấn công mạng, hệ thống và các dữ liệu của người dùng.

Tại sao Patch Management lại quan trọng với doanh nghiệp?

Quản lý bản vá (Patch Management) là một phần quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và duy trì hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Nhu cầu về bảo mật

Việc quản lý bản vá hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao sức “đề kháng” và chống lại các nguy cơ về an ninh mạng như sự xâm phạm hệ thống và dữ liệu trái phép, sự lây nhiễm các phần mềm độc hại và đánh cắp thông tin danh tính cá nhân. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ số như ngày nay, khi mà có xuất hiện rất nhiều mối đe dọa đến an ninh mạng khiến cho việc bảo mật hệ thống và các dữ liệu đang trở nên ngày càng quan trọng.

Xem thêm: Giải pháp bảo mật tốt nhất hiện nay

Cải thiện hiệu suất hệ thống

Patch Management
Patch Management

Ngoài việc giúp cho quá trình bảo mật đạt được kết quả tốt hơn thì việc cập nhật bản vá định kỳ còn giúp người dùng có thể củng cố và cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống và các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra, quá trình này còn giúp người dùng có thể nhận về được những tính năng mới và sự cải thiện lỗi cho phần mềm. Từ đó quá trình này cũng đã giúp cho người dùng có thể thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động trên hệ thống và các thiết bị mạng của mình.

Nâng cao sự tuân thủ

Patch Management không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro từ các lỗ hổng bảo mật mà còn đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định về an ninh mạng, tránh các hình phạt có thể xảy ra. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược quản lý rủi ro và bảo mật thông tin của mọi tổ chức. Đối với các doanh nghiệp, việc không cập nhật bản vá thường xuyên có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như mất mát dữ liệu quan trọng và thậm chí còn dẫn đến các tình trạng như ngừng hoạt động của cả hệ thống.

Với những lý do trên, việc quản lý bản vá sẽ là một phần quan trọng không thể thiếu để giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động quản lý môi trường công nghệ thông tin và sẽ là một hoạt động ưu tiên hàng đầu trong hoạt động lập kế hoạch và quản lý chi phí cho hoạt động CNTT của mình.

Lợi ích của hoạt động quản lý bản vá

Như chúng tôi đã đề cập ở phía trên, việc quản lý bản vá không chỉ giúp người dùng có thể bảo vệ an toàn cho những thông tin và dữ liệu của mình, mà còn giúp người dùng có thể cải thiện được hiệu suất tổng thể của hệ thống và quy trình làm việc của họ. Dưới đây là những lợi ích mà người dùng có thể nhận được trong quá trình Patch Management.

Môi trường an toàn hơn

Quản lý bản vá (Patch Management) là hoạt động mang lại cho người dùng những lợi ích quan trọng về việc bảo mật hệ thống thông tin, giúp người dùng có khả năng phát hiện và khắc phục các sự cố trong quá trình bảo mật của mình trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Hoạt động này không chỉ giúp người dùng có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình bảo mật và kiểm soát tổng thể cho hệ thống, mà còn giúp người dùng cải thiện khả năng tuân thủ với các quy định và chuẩn mực chung về thông tin và dữ liệu.

Patch Management thường cung cấp cho người dùng khả năng quan sát và báo cáo về tình trạng an ninh mạng của hệ thống mình, từ đó giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn về điểm yếu và những lỗ hổng tiềm ẩn trong quá trọng bảo mật hệ thống. Điều này giúp cho người dùng có thể giảm thiểu được các nguy cơ về tình trạng mất mát dữ liệu và gián đoạn hoạt động hệ thống do các cuộc tấn công mạng gây ra. 

Giảm chi phí

Việc quản lý bản vá (Patch Management) đúng cách cũng sẽ giúp cho người dùng có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí phát sinh do sự tác động của các cuộc tấn công mạng gây ra, đồng thời cũng giúp giảm bớt thời gian và nguồn lực cần thiết cho việc phục hồi hệ thống sau sự cố.

Patch Management hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định hoạt động mạng tuân thủ. Vì vậy, việc quản lý bản vá và áp dụng những bản vá một cách kịp thời sẽ giúp cho các tổ chức có thể tránh được những rủi ro về mất mát tài chính không đáng có từ những khoản phạt trong những vụ vi phạm dữ liệu của các cơ quan quản lý.

Khách hàng hài lòng

Quản lý bản vá phần mềm
Quản lý bản vá phần mềm

Khi hoạt động quản lý bản vá (Patch Management) đạt được hiệu quả tốt thì không chỉ giúp tăng cường an toàn thông tin mà còn giúp doanh nghiệp có thể nâng cao được trải nghiệm và hài lòng của các khách hàng đối với những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Ngoài ra, cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp duy trì được một hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt các đối tác và khách hàng của mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại số, nơi mà sự tin cậy và an toàn của các dịch vụ trực tuyến có ảnh hưởng lớn đến độ uy tín, sự thành công và phát triển của một thương hiệu.

Tiếp tục đổi mới sản phẩm

Quản lý bản vá (Patch Management) cũng là một phần quan trọng trong quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp, nó không chỉ giúp doanh nghiệp có thể sửa chữa lỗi, cải thiện bảo mật và hiệu suất mà còn là giúp doanh nghiệp có thể cập nhật các tính năng mới cho sản phẩm của mình. Nếu quá trình diễn ra một cách hiệu quả, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể giúp duy trì lợi thế cạnh tranh về sản phẩm và đáp ứng nhanh chóng được những yêu cầu và đòi hỏi của thị trường.

Nhìn chung thì hoạt động quản lý bản vá (Patch Management) là một phần không thể thiếu trong quá trình quản lý rủi ro và an ninh mạng của bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào có nhu cầu về việc đảm bảo tính liên tục và an toàn của hoạt động kinh doanh của mình trong thời đại số ngày nay.

Nhưng quản lý bản vá (Patch Management) có điểm gì khác với quản lý lỗ hổng? Cùng tiếp tục theo dõi nội dung so sánh dưới đây của chúng tôi.

Quản lý bản vá khác gì so với quản lý lỗ hổng

Quản lý bản vá và quản lý lỗ hổng là hai khái niệm mà người dùng thường hay bị nhầm lẫn với nhau, nhưng chúng đóng một vai trò rất khác nhau trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của người dùng. Dưới đây là những thông tin về điểm khác biệt chính của quản lý bản vá và quản lý lỗ hổng.

Quản lý bản vá (Patch Management)  là quá trình áp dụng các bản cập nhật, sửa lỗi cho phần mềm và hệ điều hành để khắc phục các lỗ hổng bảo mật đã được xác định trước đó. Còn quản lý lỗ hổng là một quá trình toàn diện hơn, được bao gồm việc xác định, đánh giá, ưu tiên và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống.

Quản lý bản vá hiệu quả sẽ giúp cho người dùng có thể ngăn chặn được những cuộc tấn công bằng cách loại bỏ các lỗ hổng đã biết, còn quản lý lỗ hổng sẽ giúp cho người dùng có thể xác định và giảm thiểu rủi ro về bảo mật. Ngoài ra, quy trình của quản lý bản vá thường phát hiện lỗ hổng thông qua các công cụ quét lỗ hổng từ nhà cung cấp, còn quản lý lỗ hổng thường dùng các công cụ từ nhà cung cấp thứ 3 để phát hiện và xử lý những lỗ hổng bảo mật.

Sau đây là bảng so sánh những điểm khác biệt chính của 2 hoạt động này:

  Quản lý bản vá Quản lý lỗ hổng
Mục tiêu Khắc phục các lỗ hổng đã biết Xác định và giảm thiểu tất cả những rủi ro về quá trình bảo mật
Phạm vi Tập trung vào việc cập nhật và áp dụng các bản vá Bao gồm nhiều hoạt động khác nữa
Quy trình Tập trung vào việc triển khai bản vá Bao gồm nhiều giai đoạn như xác định, đánh giá, ưu tiên và khắc phục lỗ hổng

Để đảm bảo có được những sự an toàn cho hệ thống và những thiết bị của mình thì người dùng cần sử dụng và triển khai cả hai hoạt động này một ác song song và liên tục. Vậy các bước để quản lý bản vá một các hiệu quả là gì? Tham khảo ngay nội dung về quy trình triển khai Patch Management hiệu quả nhất trong mục dưới đây của chúng tôi.

Quy trình quản lý các bản vá hiệu quả nhất

Để thực hiện Patch Management hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có một quy trình rõ ràng và được hoạt động một cách thường xuyên. Dưới đây là quy trình để giúp bạn có thể quản lý bản vá sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

– Bước 1: Xây dựng chính sách Patch Management

Viec xây dựng một chính sách phù hợp sẽ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để giúp cho bạn đạt được một kết quả tốt nhất trong quá trình quản lý bản vá. Bước này bao gồm những đầu mục công việc như sau:

  • Xác định phạm vi về các hệ thống, ứng dụng cần được quản lý bản vá.
  • Xác định các biện pháp cần được thực hiện để quản lý bản vá.
  • Lập kế hoạch và lịch trình cập nhật bản vá định kỳ.
  • Phân quyền cho những người có trách nhiệm trong những đầu việc của hoạt động triển khai và quản lý bản vá phần mềm, hệ thống và ứng dụng.
  • Xây dựng quy trình phê duyệt và áp dụng các bản vá để đảm bảo chính xác và sự an toàn cho hệ thống.

– Bước 2: Kiểm kê và phân loại hệ thống

Để có thể đảm bảo có được độ chính xác trong việc quá trình quản lý bản vá, người dùng cần kiểm kê tình trạng cập nhật của tất cả ứng dụng và hệ thống của mình. Quá trình anyf có thể bao gồm những bước sau đây:

  • Liệt kê đầy đủ các hệ thống, ứng dụng và phần mềm đang sử dụng.
  • Phân loại các ứng dụng, phần mềm và hệ thống theo mức độ quan trọng, rủi ro hoặc bạn cũng có thể phân loại chúng theo theo nhà sản xuất.

– Bước 3: Quét và đánh giá các lỗ hổng

Patch Management
Patch Management

Quá trình này bao gồm những hoạt động sau:

  • Sử dụng các công cụ quét tự động để phát hiện ra những lỗ hổng bảo mật bảo mật một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Phân tích và đánh giá kỹ càng về kết quả quét để xác định các lỗ hổng ưu tiên và cần vá.

– Bước 4: Tải và kiểm tra các bản vá

Trước khi tải và áp dụng những bản vá, người dùng cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ tải về bản vá từ những nguồn tin cậy mà được nhà cung cấp đề xuất.
  • Luôn kiểm tra tính toàn vẹn và độ tương thích của bản vá trước khi triển khai để đảm bảo bản vá phù hợp với hệ thống hiện tại và không xuất hiện những sự xung đột.
  • Cần kiểm tra bản vá trong môi trường thử nghiệm trước khi triển khai trong môi trường Live.

– Bước 5: Cài đặt bản vá

Việc thực hiện cài đặt những bản vá cần được triển khai với quy trình sau đây để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất:

  • Lên kế hoạch triển khai chi tiết gồm có thời gian, thứ tự và các hoạt động cần được thực hiện.
  • Thực hiện theo đúng kế hoạch đã được xác định.
  • Giám sát quá trình triển khai và thực hiện khắc phục những sự cố phát sinh nếu có.

– Bước 6: Theo dõi và duy trì hoạt động của bản vá

Bước này gồm có những nội dung sau đây:

  • Đánh giá hiệu quả của việc triển khai áp dụng bản vá.
  • Lập báo cáo chi tiết thường kỳ về quá trình triển khai và kết quả đạt được khi áp dụng bản vá.
  • Duy trì những bản vá khi có sự hoạt động hiệu quả.

Trên đây là quy trình tối ưu nhất để giúp bạn có thể triển khai quản lý bản vá một cách hiệu quả. Theo dõi nội dung tiếp theo để nắm được những công cụ nào cần chuẩn bị để quá trình thực hiện quản lý bản vá diễn ra một cách mượt mà nhất.

Những công cụ quan trọng trong Patch Management

Dưới đây là những công cụ quan trọng mà bạn cần phải chuẩn bị để đảm bảo quá trình quản lý bản vá được diễn ra một cách mượt mà và đạt được hiệu quả cao nhất nhé:

Công cụ quản lý cấu hình (CMDB)

CMDB (Configuration Management Database) là một công cụ giúp người dùng có thể quản lý cấu hình hệ thống và giúp theo dõi các mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm và mạng. Trong hoạt động Patch Management, CMDB cung cấp cho người dùng những thông tin chi tiết để giúp họ có thể xác định được phiên bản và mức độ vá lỗi của phần mềm, giúp người dùng có thể đưa ra được những quy trình triển khai vá lỗi một cách chính xác và phù hợp với mức độ ưu tiên dựa trên rủi ro.

Ngoài ra, CMDB còn hỗ trợ người dùng trong việc phân tích những tác động, phân tích nguyên nhân gốc rễ, sự tuân thủ pháp luật để giúp cải thiện an ninh mạng của người dùng.

Công cụ quét lỗ hổng

Công cụ quét lỗ hổng là một phần quan trọng trong hoạt động quản lý bản vá (Patch Management), cung cấp cho người dùng những khả năng để đánh giá được các rủi ro về bảo mật của hệ thống phần mềm một cách liên tục.

Hiện nay có rất nhiều công cụ đánh giá lỗ hổng giúp cải thiện bảo mật, đánh giá tuân thủ và tăng hiệu suất cho hệ thống của mình, chẳng hạn những Acronis Cyber Protect Cloud hay là Microsoft Defender. Những công cụ này có khả năng giúp người dùng phát hiện và đề xuất sửa chữa lỗ hổng bảo mật cho hệ điều hành và những ứng dụng khác trong hệ thống mạng của người dùng.

Phần mềm Patch Management

Quản lý bản vá phần mềm
Quản lý bản vá phần mềm

Trong quá trình quản lý bản vá, việc sử dụng những phần mềm quản lý bản vá là một phần quan trọng để giúp người dùng có thể cập nhật được những bản vá bảo mật quan trọng của hệ thống thiết bị của mình. Các phần mềm quản lý bản vá có khả năng tự động theo dõi và áp dụng các bản cập nhật, điều này sẽ giúp cho người dùng có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho việc vận hành quy trình này.

Acronis Cyber Protect Cloud cũng là một trong những phần mềm phổ biến và được nhiều người dùng lựa chọn nhất hiện nay để quản lý bản vá phần mềm và những hệ thống khác. Công cụ này có khả năng quản lý bản vá cho đa dạng những nền tảng và hệ thống khác nhau, giúp bạn có thể phát hiện ra những lỗ hổng bảo mật và đánh giá những rủi ro dù chỉ là nhỏ nhất, đồng thời cũng cung cấp cho bạn khả năng khắc phục lỗ hổng một cách an toàn và nhanh chóng.

Ngoài ra, Acronis Cloud còn có khả năng sao lưu dữ liệu và bảo mật thông tin cực tốt. Đây là công cụ rất nổi tiếng tại thị trường nước ngoài.

Hiện nay, MSO đang là đối tác chính thức hàng đầu của Acronis tại thị trường Việt Nam. Để được tư vấn rõ hơn về công cụ này hay có nhu cầu mua bản quyền công cụ có khả năng Patch Management tuyệt vời  này. Doanh nghiệp vui lòng điền form liên hệ tại nút Đăng Ký dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng và có mức giá ưu đãi nhất. 

* Lưu ý, khi điền form doanh nghiệp vui lòng điền thông tin và chọn sản phẩm Acronis Cyber Cloud theo mẫu dưới đây. 

Đăng ký Acronis Cyber Protect Cloud tại MSO
Đăng ký Acronis Cyber Protect Cloud tại MSO

Sau khi điền và gửi form thành công, vui lòng chờ trong giây lát nhân viên MSO sẽ gọi lại cho quý doanh nghiệp ngay

Lời kết

Trong bài viết trên đây, MSO đã cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về hoạt động Patch Management, đồng thời cũng cung cấp cho bạn quy trình để quản lý bản vá đạt hiệu quả cao nhất. Nếu trong quá trình quản lý, nếu có bất kỳ những câu hỏi nào, bạn đều có thể gửi về cho chúng tôi thông qua Hotline: 024.9999.7777 để được hướng dẫn và giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

Office Sidebar là gì? Hướng dẫn bật Office Sidebar trong Microsoft Edge

Office Sidebar là gì? Hướng dẫn bật Office Sidebar trên Microsoft Edge

Office Sidebar hay được gọi là thanh bên Office chính là thanh bên ở góc trái của Microsoft Edge với tập hợp các ứng dụng ...
do more with less cùng microsoft 365

Microsoft 365 “Do More With Less” – Kỷ nguyên hybrid working

“Do More With Less” với Microsoft là một trong những cách giải quyết hoàn hảo cho bài toán quản lý và kết nối nhân viên ...
cách mua microsoft 365 bản quyền

Hướng dẫn doanh nghiệp 02 cách mua Microsoft 365 bản quyền uy tín

Nếu như doanh nghiệp vẫn chưa biết cách mua Microsoft 365 hay Office 365 bản quyền thì có thể tham khao ngay những hướng dẫn ...
05 chức năng chính của access

Các chức năng chính của Access là gì? Hướng dẫn sử dụng cơ bản

Để quản lý cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả, đa phần các doanh nghiệp hiện nay sẽ sử dụng phần mềm Access của ...
Lên đầu trang