Disaster Recovery là gì? Cẩm nang kiến thức về Disaster Recovery

Disaster Recovery là gì, nó có quan trọng không? Làm thế nào để lập được một Disaster Recovery Plan hiệu quả? Trong bài viết này, MSO sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin cơ bản cần phải biết trong hoạt động này nhé.

Disaster Recovery là gì?

Disaster Recovery là gì?
Disaster Recovery là gì?

Disaster Recovery là quy trình thiết yếu nhằm đảm bảo tính liên tục và khả năng phục hồi của hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sau các sự cố nghiêm trọng. Những sự cố này có thể bao gồm thiên tai (như lũ lụt, động đất), hỏa hoạn, lỗi kỹ thuật, lỗi con người, hoặc các cuộc tấn công mạng như ransomware và DDoS. Quy trình này tích hợp các chiến lược dự phòng, sao lưu dữ liệu, khôi phục hệ thống, và tái cấu trúc hạ tầng công nghệ nhằm khôi phục hoạt động doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả.

Bằng cách xây dựng kế hoạch Disaster Recovery toàn diện, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro gián đoạn, duy trì lòng tin của khách hàng, và bảo vệ các tài sản kỹ thuật số quan trọng, đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và tuân thủ pháp lý trong môi trường công nghệ hiện đại.

Tại sao Disaster Recovery lại quan trọng?

Giúp hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục

Disaster Recovery là một hoạt động giúp doanh nghiệp có thể khôi phục lại được những dữ liệu liên quan đến các hoạt động trong doanh nghiệp, từ đó giúp đảm bảo được các hoạt động trong doanh nghiệp được hoạt động trở lại một cách nhanh chóng sau thảm họa. Hoạt động này cũng giúp đảm bảo được quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một các liên tục.

Đồng thời, quá trình này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được rằng khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của họ một cách liền mạch mà không bị gián đoạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao được khả năng giữ chân khách hàng đối với các dịch vụ và sản phẩm của mình.

Giúp nâng cao bảo mật và tuân thủ

Disaster Recovery cũng là một phương pháp giúp người dùng có thể nâng cao bảo mật và sự tuân thủ. Bằng cách tạo lập kế hoạch khắc phục thảm họa, người dùng có thể bảo vệ cho những dữ liệu của mình được tốt hơn, để từ đó có thể đảm bảo được sự tuân thủ về những quy định đã được đặt ra cho quá trình kinh doanh của mình với những đối tượng liên quan.

Tính sẵn sàng cao

Tính sẵn sàng cao
Tính sẵn sàng cao

Tính sẵn sàng cao cũng là một yếu tố mà hoạt động Disaster Recovery mang lại cho người dùng. Bằng cách xây dựng lên một kế hoạch khắc phục thảm họa hiệu quả, người dùng có thể yên tâm rằng những dữ liệu của mình có thể được đảm bảo an toàn và có thể sẵn sàng cho người dùng sử dụng vào bất cứ khi nào.

Phục hồi nhanh hơn

Việc xây dựng kế hoạch phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery) cũng có thể giúp người dùng có thể phục hồi được cơ sở dữ liệu và hệ thống trong doanh nghiệp của mình nhanh hơn và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể phục hồi một cách nhanh chóng mà không cần phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động một cách liền mạch và đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Giảm thiểu chi phí

Việc dựng dựng sẵn cho doanh nghiệp mình một kế hoạch phục hồi cụ thể giúp người dùng có thể giảm thiểu được những chi phí không đáng có như chi phí phải bỏ ra cho quá trình phục hồi. Ngoài ra, khi doanh nghiệp bị ngừng hoạt động khi thảm họa ập tới, các hoạt động kinh doanh cũng bị gián đoạn dẫn tới doanh số trong thời gian ngừng hoạt động của doanh nghiệp cũng bị thất thoát theo.

Các hình thức Disaster Recovery hiện nay 

Hiện nay, các dịch vụ bảo vệ dữ liệu thường cung cấp đến cho người dùng rất nhiều tùy chọn về hình thức Disaster Recovery, chẳng hạn như sau:

Cloud to Cloud

Hình thức Disaster Recovery Cloud to Cloud cung cấp cho người dùng cách để phục hồi từ đám mây lên đám mây. Người dùng có thể sử dụng hình thức này để bảo vệ cho những dữ liệu trên hệ thống đám mây của mình.

Ví dụ: Khi thảm họa xảy ra như việc các dữ liệu trên hệ thống đám mây của người dùng bị Malware tấn công, dẫn đến những dữ liệu đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng và người dùng không thể truy cập và sử dụng được. Lúc này,  hình thức phục hồi từ đám mây đến đám mây (Cloud to Cloud) sẽ giúp người dùng có thể phục hồi được các dữ liệu cu mình một cách nhanh chóng nhất.

VPN Site to Site

VPN Site to Site là hình thức truyền tải dữ liệu từ xa, được dùng để truyền tải dữ liệu từ máy này qua máy thông qua mạng VPN. Ngày nay, VPN Site to Site cũng được áp dụng cho quá trình phục hồi dữ liệu trong các doanh nghiệp. Hình thức này thường được áp dụng khi những người quản trị CNTT đang làm việc ở xa so với các máy có dữ liệu cần được phục hồi sau thảm họa.

VPN Site to Site
VPN Site to Site

Ví dụ: Trong lúc nhân viên CNTT có vai trò quản lý cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp bạn đang có việc bận nên làm việc từ xa, thì hệ thống máy chủ của công ty bạn bị virus tấn công và dữ liệu đó đã bị mã hóa, khiến cho hoạt động công ty của bạn bị đình trệ. Lúc này giải pháp khôi phục thảm họa VPN Site to Site sẽ giúp nhân viên CNTT đó có thể phục hồi cơ sở dữ liệu của công ty bạn một cách nhanh chóng nhất. Và cũng giúp cho hoạt động trong doanh nghiệp bạn được phục hồi và có thể tiếp tục diễn ra một cách liền mạch.

Multi-site IPsec VPN

Là hình thức di chuyển dữ liệu từ các trang web cục bộ khác nhau lên hệ thống đám mây. Điều này rất phù hợp cho những doanh nghiệp có nhiều dữ liệu quan trọng ở nhiều trang web khác nhau. Với hình thức này, người dùng cũng có thể khôi phục được dữ liệu trong những dịch vụ được cung cấp từ bên thứ ba.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn có rất nhiều dữ liệu được phân tán trên nhiều trang web và những dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ thứ ba, chẳng hạn như Microsoft 365. Với tình hình thực trạng như thế này, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn hình thức Multi-site IPsec VPN để sao lưu dữ liệu và giúp cho quá trình khôi phục dữ liệu được diễn ra một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất.

Point-to-site

Point-to-site là một hình thức di chuyển dữ liệu từ các thiết bị điểm cuối của bạn như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng sang một máy chủ dự phòng cục bộ hoặc hệ thống lưu trữ đám mây.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn có rất nhiều nhân viên vì vậy có rất nhiều thiết bị điểm cuối, điều này sẽ xuất hiện rất nhiều mối nguy hại tác động lên các dữ liệu. Để tránh gặp phải các tình huống bị mất dữ liệu một cách đáng tiếc, bạn có thể sử dụng cách thức Point-to-site để lưu trữ các dữ liệu lên hệ thống đám mây. Và khi các trường hợp thảm họa xảy ra, doanh nghiệp bạn có thể truy cập và làm việc trực tiếp với các dữ liệu đó trên hệ thống đám mây.

Hot site

Hot site là một hình thức tạo bản sao lưu toàn hoàn chỉnh cho không gian làm việc, cơ sở dữ liệu, hệ thống và các ứng dụng được cập nhật liên tục theo bản chính, để giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn toàn hoạt động một cách bình thường trong trường hợp những thảm họa có thể ập đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, hình thức này có thể mang một chi phí khá tốn kém, vì thế thường chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể đầu tư được cho hình thức khôi phục thảm họa này.

9 yếu tố quan trọng nhất trong Disaster Recovery Plan

Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần phải quan tâm khi thực hiện tạo lập một kế hoạch Disaster Recovery:

1. Nhân sự thực hiện Disaster Recovery

Xác định nhân sự triển khai và duy trì hoạt động Disaster Recovery là một yếu tố chủ quan vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình khắc phục thảm họa một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần phải phân bổ nhiệm vụ cho từng thành viên liên quan để có thể phân định được người chịu trách nhiệm thực hiện từng nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp quá trình khắc phục khi thảm họa xảy ra của doanh nghiệp được đảm bảo thực hiện nhanh chóng nhất.

2. Xác định RTO và RPO

Yếu tố quan trọng trong Disaster Recovery Plan
Yếu tố quan trọng trong Disaster Recovery Plan

Việc xác định các chỉ số RTO và RPO giúp cho quá trình thực hiện Disaster Recovery diễn ra được hiệu quả hơn. Những chỉ số này giúp bạn có thể xác định được đâu là những dữ liệu cần phải bảo vệ an toàn và đâu là thời điểm có thể thực hiện kế hoạch này và thời gian cần thiết để có thể khôi phục toàn diện các dữ liệu khi mà nó bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Điều này cũng giúp cho quá trình xây dựng kế hoạch phục hồi thảm họa của doanh nghiệp bạn được diễn ra chính xác và đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

3. Chuẩn bị những dữ liệu quan trọng

Sau khi bạn đã xác định được đâu là những dữ liệu quan trọng và cần thiết trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rồi thì bạn cần phải thu thập nó để sao lưu. Việc chuẩn bị những dữ liệu quan trọng là việc làm cần thiết, để đảm bảo rằng bạn không bị bỏ sót bất cứ những dữ liệu quan trọng nào. Điều này cũng giúp cho hoạt động Disaster Recovery đạt được một kết quả tốt nhất.

4. Xác định tiến trình ưu tiên

Xác định tiến trình ưu tiên là việc bạn xây dựng một kế hoạch phục hồi sao cho phù hợp, đảm bảo rằng những dữ liệu quan trọng được phục hồi sớm nhất. Điều này sẽ giúp cho các hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp có thể diễn tiếp một cách nhanh chóng sau khi thảm họa xảy ra.

5. Xây dựng tài liệu hướng dẫn phục hồi

Xây dựng tài liệu hướng dẫn phục hồi là hoạt động quan trọng, giúp doanh nghiệp đưa ra những thông tin cụ thể để các nhân sự liên quan đến quá trình Disaster Recovery hiểu được rằng họ cần phải sử dụng phương pháp, cách thức hay những công cụ nào và thực hiện theo quy trình như thế nào để hoàn thành được các nhiệm vụ mà kế hoạch Disaster Recovery giao cho họ.

Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp quản lý được các đầu việc và những nhân sự có liên quan đến hoạt động Disaster Recovery trong tổ chức mình.

6. Xây dựng kế hoạch truyền thông

Xây dựng kế hoạch truyền thông là hoạt động giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những thông tin cụ thể để nhằm trấn an được những đối tác hay khách hàng của mình bình tĩnh trước việc xảy ra thảm họa. Việc này giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo được độ uy tín của mình trong việc đối phó với thảm họa cũng như là đảm bảo giữ chân được các khách hàng và đối tác quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình.

7. Thử nghiệm kế hoạch

Thử nghiệm kế hoạch disaster recovery plan
Thử nghiệm kế hoạch disaster recovery plan

Việc thực hiện thử nghiệm và diễn tập các hoạt động Disaster Recovery một cách thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được rằng kế hoạch Disaster Recovery mà họ xây dựng có thể hoạt động và đạt được hiệu quả cao. Việc thử nghiệm cũng giúp cho những nhân sự có liên quan đến hoạt động này có thể nắm bắt và chủ động đối phó với những tình huống mất dữ liệu do thảm họa.

8. Cập nhật và duy trì

Việc cập nhật những các nội dung có liên quan đến hoạt động Disaster Recovery sẽ giúp đảm bảo được hoạt động này được duy trì để diễn ra bình thường và đạt được kết quả tốt nhất. Điều này cũng giúp việc phục hồi dữ liệu của doanh nghiệp luôn phản ánh và theo sát được những sự thay đổi về dữ liệu, môi trường kinh doanh và các công nghệ mới.

Với việc nắm rõ được tất cả các yếu tố quan trọng này sẽ giúp hoạt động Disaster Recovery của tổ chức hay doanh nghiệp của bạn đạt được kết quả cao nhất. Đồng thời cũng giúp đảm bảo được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức bạn có thể phục hồi nhanh chóng và diễn ra bình thường sau khi thảm họa xảy ra.

Những lưu ý khi lập kế hoạch Disaster Recovery

Khi lên một kế hoạch Disaster Recovery, người dùng cần phải chú ý những điều sau đây để hoạt động Disaster Recovery được diễn ra một cách hiệu quả:

Không đánh giá thấp Disaster Recovery

Không được xem nhẹ hay đánh giá thấp hoạt động Disaster Recovery chỉ vì bạn đã thực hiện sao lưu đầy đủ các dữ liệu. Việc sao lưu dữ liệu chỉ là một yếu tố cần thiết giúp hoạt động phục hồi dữ liệu của bạn được diễn ra hiệu quả hơn thôi.

Disaster Recovery Plan cho từng hệ thống, ứng dụng

Hãy tạo chiến lược Disaster Recovery cụ thể cho từng ứng dụng riêng biệt, không nên áp dụng một chiến lược khôi phục thảm họa duy nhất cho tất cả các ứng dụng. Vì mỗi ứng dụng hay hệ thống khác nhau sẽ có những số lượng dữ liệu khác nhau và độ ảnh hưởng của mỗi ứng dụng cũng sẽ khác nhau.

Lựa chọn giải pháp Disaster Recovery phù hợp

Lựa chọn một phương pháp Disaster Recovery phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ giúp bạn có thể phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hiện tại, Acronis Cyber Protect Cloud đang là một phần mềm mang lại cho người dùng một giải pháp Disaster Recovery hiệu quả nhất, phù hợp với nhiều loại mô hình doanh nghiệp khác nhau.

Bạn có thể đăng ký phần mềm này, ngay tại MSO để nhận về những ưu đãi hấp dẫn nhất.

Kiểm tra và cập nhật Disaster Recovery thường xuyên

Kiểm tra và cập nhật hoạt động Disaster Recovery thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp có thể sửa chữa các điểm yếu trong kế hoạch Disaster Recovery hiện tại, cập nhật những thay đổi của hệ thống và những công nghệ Disaster Recovery tiên tiến hơn. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo Disaster Recovery luôn được hoạt động hiệu quả một cách hiệu quả và nâng cao khả năng bảo vệ dữ liệu và hệ thống trước những mối đe dọa ngày càng tinh vi hơn.

Lời kết

Qua bài viết này, MSO đã cung cấp những thông tin quan trọng, giúp bạn có thể hiểu được hoạt động Disaster Recovery là gì, từ đó giúp bạn có thêm kiến thức để có thể xây dựng được riêng cho doanh nghiệp mình một Disaster Recovery Plan hiệu quả. Nếu bạn cần được giải pháp thêm những thông tin gì về hoạt động này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

Hướng dẫn 5 cách dùng mail 365 outlook

Hướng dẫn sử dụng mail Outlook 365 hiệu quả, cho người mới bắt đầu

Với người dùng lần đầu sử dụng mail 365 Outlook chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và chưa bắt nhịp được với cách trải ...
So sánh gói exchange online plan 1 vs plan 2

So sánh gói bản quyền Exchange Online Plan 1 vs Plan 2

Exchange Online Plan 1 vs Plan 2 có phải là những gói dịch vụ mà Microsoft Exchange Online cung cấp cho người dùng không? Hai ...
Đăng nhập Outlook 365 và những vấn đề thường gặp

Đăng nhập Outlook 365 và sửa những vấn đề thường gặp

Đăng nhập Outlook 365 là một trong những bước đầu tiên bạn cần hiểu rõ trong quá trình sử dụng Outlook 365 - một trong ...
ứng dụng wordtune trong word

Ứng dụng Wordtune Editor với phần mềm Word của Microsoft 365

Soạn thảo văn bản trên Word là một trong những công việc quen thuộc của bất cứ người dùng nào khi muốn tạo nên những ...
Lên đầu trang