Nội dung bài viết
Power Automate vs Power Apps đều là những công cụ mạnh mẽ được cung cấp từ Microsoft, giúp tối ưu quy trình, tăng cường khả năng làm việc và giúp người dùng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Vậy điểm khác biệt chính giữa Power Automate vs Power Apps là gì? Để giải đáp câu hỏi này và đồng thời có thể hiểu rõ hơn về hai công cụ này của Microsoft, bạn hãy theo dõi những thông tin tổng quan được MSO cung cấp trong bài viết phía dưới đây.
Tổng quan về Power Automate
Power Automate là gì?
Power Automate (trước đây được gọi là Microsoft Flow) là một nền tảng được Microsoft cung cấp để hỗ trợ người dùng có thẻ sử dụng để xây dựng và tạo ra những quy trình làm việc tự động hóa. Công cụ này sẽ cho phép người dùng có thể tự động hóa các tác vụ và quy trình phức tạp giữa các ứng dụng và dịch vụ của mình một cách dễ dàng mà không phải cần đến những kỹ năng lập trình chuyên sâu.
Với Microsoft Power Automate, những nhân viên trong các tổ chức doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu suất trong việc thực hiện các tác vụ công việc một cách hiệu quả.
Các quy trình có sẵn trong Power Automate
Power Automate cung cấp cho người dùng khả năng có thể tự động hóa nhiều quy trình làm việc thông qua các mẫu quy trình tự động hóa được cung cấp sẵn có. Khi sử dụng người dùng có thể tùy chỉnh theo những nhu cầu tự động hóa cụ thể của mình. Dưới đây là một số quy trình có sẵn trong Microsoft Power Automate mà người dùng có thể áp dụng để tạo ra những quy trình tự động hóa riêng theo nhu cầu của mình:
- Quy trình giới thiệu nhân viên: Giúp người dùng tự động hóa quá trình onboarding nhân viên mới, bao gồm các tác vụ như gửi email chào mừng, cung cấp tài liệu hướng dẫn và yêu cầu thiết lập tài khoản hệ thống.
- Quy trình phê duyệt chi phí: Giúp người dùng tự động hóa quy trình phê duyệt chi phí với luồng công việc như gửi yêu cầu đến cấp quản lý và thông báo kết quả phê duyệt.
- Quy trình quản lý hàng tồn kho: Giúp người dùng theo dõi trạng thái hàng tồn kho, tự động gửi cảnh báo khi số lượng dưới mức tối thiểu và tạo đơn hàng mới nếu cần thiết.
- Quy trình về doanh số bán hàng: Hỗ trợ người dùng theo dõi tiến độ bán hàng, tự động gửi thông tin khách hàng tiềm năng đến đội ngũ bán hàng và tích hợp với hệ thống CRM (Customer Relationship Management).
- Quy trình kiểm tra hiện trường: Giúp người dùng tự động hóa quy trình thu thập dữ liệu từ hiện trường, đồng bộ hóa với hệ thống trung tâm và phân tích kết quả theo thời gian thực.
- Quy trình xử lý ticket dịch vụ: Hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ như quản lý yêu cầu hỗ trợ của khách hàng với các quy trình tạo và xử lý ticket dịch vụ kể từ lúc nhận yêu cầu cho đến khi hoàn thành.
- Quy trình tự động hóa tác vụ: Hỗ trợ người dùng tự động hóa các tác vụ hàng ngày như lưu trữ email, tạo lịch làm việc và nhắc nhở công việc,…
Các trường hợp sử dụng Power Automate
Microsoft Power Automate cung cấp cho người dùng nhiều lợi ích trong việc tạo ra các quy trình tự động hóa. Dưới đây là những trường hợp mà người dùng có thể sử dụng công cụ xây dựng quy trình tự động hóa này:
- Tự động hóa quy trình làm việc trên các ứng dụng: Power Automate cung cấp khả năng kết nối với hơn 500 ứng dụng và dịch vụ khác nhau như Microsoft 365, SharePoint, CRM và Salesforce, giúp người dùng có thể tạo ra các quy trình thực hiện tác vụ giữa các ứng dụng một cách mượt mà.
- Tạo thông báo và cảnh báo tự động: Người dùng có thể sử dụng Microsoft Power Automate để tạo ra các quy trình tự động gửi cảnh báo hoặc thông báo khi có sự kiện quan trọng, chẳng hạn như nhận email khẩn cấp thông báo hoặc thay đổi trạng thái dự án.
- Xử lý và phê duyệt: Người dùng cũng có thể sử dụng MS Power Automate để tự động hóa quy trình xử lý và phê duyệt các tài liệu như hợp đồng, đề xuất và yêu cầu ngân sách một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm sai sót so với việc thực hiện thủ công.
Nhìn chung, Microsoft Power Automate là một trong những công cụ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ người dùng tự động hóa các quy trình công việc, mang đến một giải pháp linh hoạt và hiệu quả để tối ưu hóa việc thực hiện các quy trình công việc cho người dùng.
Để biết được những điểm giống và khác giữ Power Automate vs Power Apps như thế nào, hãy tiếp tục cùng với chúng tôi điểm qua những thông tin tổng quan về Microsoft Power Apps trong phần nội dung tiếp theo nhé.
Tổng quan về Power Apps
Power Apps là gì?
Power Apps là một nền tảng phát triển ứng dụng ít mã được cung cấp bởi Microsoft, nền tảng này cho phép người dùng có thể tạo ra những ứng dụng tùy chỉnh một cách đơn giản và nhanh chóng mà không cần phải có những kỹ năng lập trình chuyên sâu và viết mã.
Power Apps hiện tại được tích hợp với Microsoft Dataverse và các nguồn dữ liệu khác như SharePoint, SQL Server, Dynamics 365 và Microsoft 365 để cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng công việc để hỗ trợ cho việc thực hiện công việc một cách nhanh chóng. Từ đó, giúp cho các tổ chức doanh nghiệp có thể hiện đại hóa quy trình làm việc, tự động hóa những tác vụ thủ công và cải thiện hiệu suất làm việc một cách tối đa.
Các thành phần nổi bật trong Power Apps
Dưới đây là những thành phần chính của Power Apps:
- Ứng dụng Canvas: Cho phép người dùng thiết kế giao diện ứng dụng bằng những thao tác kéo và thả các thành phần một cách đơn giản và dễ dàng. Người dùng có thể tự do sáng tạo giao diện và logic của ứng dụng một cách dễ dàng theo nhu cầu sử dụng cụ thể của mình. Công cụ này rất phù hợp để cho người dùng có thể thiết kế các ứng dụng có mục đích tập trung vào thiết kế giao diện người dùng (UI).
- Ứng dụng dựa trên mô hình Model-Driven: Tập trung vào việc xây dựng ứng dụng dựa trên dữ liệu và quy trình kinh doanh. Giao diện của các ứng dụng này được tự động tạo ra dựa trên cấu trúc dữ liệu và quy trình đã được định nghĩa. Đây là một công cụ rất phù hợp để giúp người dùng có thể xây dựng lên những ứng dụng phức tạp, có yêu cầu tích hợp sâu với Microsoft Dataverse.
- Cổng Portal: Cho phép người dùng có thể xây dựng các trang web với khả năng tương tác cao, nơi mà những người dùng bên ngoài như khách hàng hoặc đối tác có thể truy cập và tương tác với dữ liệu. Công cụ này có khả năng hỗ trợ tùy chỉnh giao diện và tích hợp với các hệ thống khác.
Các trường hợp nên sử dụng Power Apps
Power Apps là một công cụ mạnh mẽ, cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng và lợi ích tuyệt vời trong việc hỗ trợ cho các tổ chức doanh nghiệp có thể xây dựng và tạo ra những ứng dụng kinh doanh một cách hiệu quả. Dưới đây là những trường hợp mà người dùng có thể sử dụng Power Apps:
- Xây dựng ứng dụng kinh doanh tùy chỉnh: Người dùng có thể sử dụng Power Apps để tạo ra những ứng dụng kinh doanh tùy chỉnh để hỗ trợ cho việc tự động hóa các quy trình làm việc từ đơn giản đến phức tạp, như phê duyệt tài liệu, quản lý dự án hoặc theo dõi tiến độ.
- Thu thập và quản lý dữ liệu: Với Power Apps, người dùng trong những tổ chức và doanh nghiệp cũng có thể sử dụng để xây dựng ra các ứng dụng để thu thập dữ liệu từ nhân viên, khách hàng hoặc đối tác của mình. Với khả năng dễ dàng tích hợp với các nguồn dữ liệu khác nhau, tổ Power Apps sẽ hỗ trợ cho việc quản lý và phân tích dữ liệu từ những nguồn dữ liệu hiện có của tổ chức doanh nghiệp bạn.
- Hợp lý hóa sự tương tác, giao tiếp của nhân viên: Power Apps cũng hỗ trợ cho việc tạo các ứng dụng nội bộ để giúp nhân viên trong các tổ chức doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập thông tin, tạo báo cáo hoặc thực hiện các tác vụ hàng ngày một cách dễ dàng. Ví dụ như doanh nghiệp có thể tạo ứng dụng quản lý lịch làm việc, theo dõi tài sản hoặc hỗ trợ khách hàng.
Nhìn chung, Microsoft Power Apps là một công cụ mạnh mẽ để giúp cho các tổ chức doanh nghiệp có thể xây dựng lên những ứng dụng kinh doanh tùy chỉnh mạnh mẽ để giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên một cách tối đa.
Có thể thấy, Power Automate vs Power Apps đều là những ứng dụng có chức năng giúp hỗ trợ cho người dùng có thể tự động hóa các tác vụ thủ công một cách hiệu quả. Để biết được những điểm giống và khác biệt giữa Power Automate vs Power Apps là như thế nào, bạn hãy tiếp tục theo dõi những nội dung tổng quan trong phần bảng so sánh giữa Power Automate vs Power Apps trong mục tiếp theo nhé.
Bảng so sánh Power Automate vs Power Apps tổng quan
Hãy theo dõi và tham khảo bảng so sánh tổng quan về Power Automate vs Power Apps được chúng tôi cung cấp ngay dưới đây để biết được sự khác biệt cơ bản giữa Power Automate vs Power Apps nhé:
Power Apps | Power Automate | |
Mục đích chính | Giúp người dùng tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh một cách nhanh chóng, dễ dàng với khả năng ít mã, phù hợp cả với những người dùng không chuyên về lập trình | Giúp người dùng tạo ra các quy trình làm việc tự động hóa, giúp họ có thể giảm thiểu các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại và tối ưu hóa năng suất một cách tối đa |
Chức năng chính | – Xây dựng ứng dụng tập trung vào giao diện người dùng.
– Cung cấp khả năng tùy chỉnh quy trình nghiệp vụ linh hoạt. |
– Tự động hóa quy trình và tác vụ giữa các ứng dụng khác nhau.
– Xử lý và đồng bộ hóa dữ liệu tự động. |
Công nghệ | Công nghệ Low-code (ít viết mã), cho phép tạo giao diện và thực hiện cấu hình ứng dụng một cách dễ dàng với phương pháp kéo thả linh hoạt | Cung cấp các api để giúp người dùng tích hợp với các dịch vụ và ứng dụng khác nhau, tạo các luồng công việc tự động dựa trên dữ liệu mà không cần mã hóa phức tạp |
Các thành phần nổi bật | Bao gồm ứng dụng Canvas, ứng dụng Model-Driven và Portal | Bao gồm các luồng (Flows) như luồng đám mây (Cloud Flows), luồng desktop (Desktop Flows) và luồng quy trình kinh doanh (Business Process Flows) |
Khả năng tích hợp | Tích hợp với Microsoft Dataverse và nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như SharePoint, SQL Server, Dynamics 365 đê giúp người dùng có thể xây dựng ứng dụng dựa trên dữ liệu cụ thể | Tích hợp với hơn 500 ứng dụng và dịch vụ khác nhau, bao gồm Microsoft 365, Dynamics 365 và Salesforce để hỗ trợ người dùng tạo ra những quy trình tự động giữ các ứng dụng đó |
Cách thức hoạt động | Tập trung vào việc phát triển và triển khai ứng dụng tùy chỉnh | Tập trung vào việc hỗ trợ người dùng xây dựng các quy trình thực hiện tác vụ tự động hóa |
Đối tượng người dùng mục tiêu | Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân muốn xây dựng ứng dụng tùy chỉnh mà không cần kỹ năng lập trình chuyên sâu | Các tổ chức, doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu thao tác thủ công và tiết kiệm thời gian |
Chi phí | Bao gồm trong giấy phép đăng ký Microsoft Power Platform và có các gói đăng ký độc lập phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau | Bao gồm trong giấy phép đăng ký Microsoft Power Platform và gói đăng ký độc lập, trả phí theo mức độ sử dụng |
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa Power Automate vs Power Apps. Có thể thấy, Power Automate vs Power Apps là hai công cụ có thể bổ trợ lẫn nhau để giúp doanh nghiệp hiện đại hóa quy trình làm việc và tăng hiệu quả khi sử dụng chúng. Người dùng có thể sử dụng một trong hai ứng dụng này tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp để tận dụng tối đa khả năng của chúng.
Để biết được giữa Power Automate vs Power Apps thì cái nào tốt nhất cho doanh nghiệp, bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết này nhé.
Power Automate vs Power Apps: Cái nào tốt cho doanh nghiệp
Cả Power Automate vs Power Apps đều là các công cụ mạnh mẽ được cung cấp trong hệ sinh thái Microsoft Power Platform, mỗi công cụ lại phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong mỗi tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Để biết được giữa Power Automate vs Power Apps thì cái nào tốt cho doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo những gợi ysc từ chúng tôi ngay dưới đây:
Nếu doanh nghiệp của bạn cần xây dựng các ứng dụng nội bộ với giao diện người dùng thân thiện để quản lý công việc, Power Apps sẽ là lựa chọn lý tưởng để hỗ trợ bạn có thể tạo ra những ứng dụng tùy chỉnh với giao diện hết sức bắt mắt. Điều này giúp cho nhân viên trong tổ chức bạn có thể dễ dàng truy cập và thực hiện những thao tác với dữ liệu qua các ứng dụng tùy chỉnh.
Ngoài ra, nếu là người dùng không có chuyển môn về khả năng lập trình, những tính năng kéo và thả trong Microsoft Power Apps cũng sẽ giúp cho bạn có thể nhanh chóng thực hiện các thao tác để tạo ra các ứng dụng mà không cần viết mã nhiều.
Còn nếu bạn cần tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại hoặc các quy trình làm việc phức tạp, Power Automate sẽ là giải pháp tối ưu nhất, giúp bạn có thể tạo ra những quy trình làm việc tự động để tiết kiệm thời gian và tăng cường năng suất làm việc. Power Automate cũng là một giải pháp lý tưởng để giúp bạn có thể tạo ra những quy trình tự động hóa dựa trên những luồng công việc cụ thể, giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu những sai sót khi thực hiện thao tác thủ công.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp cụ thể, việc sử dụng kết hợp giữa Power Apps và Power Automate sẽ giúp tạo ra giải pháp toàn diện để giúp bạn có thể thực hiện các quy trình tự động để tăng cường hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Bạn có thể sử dụng Power Apps để xây dựng những ứng dụng tùy chỉnh rồi kết hợp với Power Automate để tự động hóa các luồng công việc bên trong ứng dụng.
Ví dụ, doanh nghiệp bạn có thể xây dựng ứng dụng quản lý dự án bằng Power Apps rồi sử dụng Power Automate để tự động gửi email nhắc nhở cho nhân viên khi có nhiệm vụ cần hoàn thành.
Tóm lại, Power Apps sẽ là một giải pháp phù hợp nhất để giúp doanh nghiệp bạn có thể tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh, còn Power Automate là giải pháp tuyệt vời để giúp bạn tự động hóa quy trình thực hiện các tác vụ thủ công. Doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn một công cụ phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình để sử dụng hoặc cũng có thể sử dụng cả hai để tận dụng sức mạnh tuyệt vời mà cả hai nền tảng này mang lại.
Hiện tại MSO là đối tác ủy quyền hàng đầu của Microsoft có cung cấp cả hai dịch vụ Power Automate vs Power Apps. Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Microsoft Power Platform này, bạn hãy nhanh tay đăng ký ngay với chúng tôi bằng cách nhấn chọn nút đăng ký dưới đây để tận hưởng dịch vụ với những ưu đãi lớn nhất thị trường nhé.
Lời kết
Power Automate vs Power Apps đều là các dịch vụ tuyệt vời được Microsoft cung cấp trong giải pháp Microsoft Power Platform, mang đến cho người dùng lợi ích tuyệt vời trong việc hỗ trợ xây dựng ứng dụng tùy chỉnh và tự động hóa quy trình thực hiện tác vụ công việc. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến MSO qua những thông tin dưới đây để được hỗ trợ đăng ký sớm nhất với mức giá ưu đãi nhất nhé.
———————————————————
Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam
Hotline: 024.9999.7777