Nội dung bài viết
XDR là gì?
XDR được hiểu là giải pháp phát triển và phản hồi mở rộng dưới dạng dịch vụ (SaaS). Khi đó, công cụ này sẽ có vai trò cung cấp giải pháp dưới dạng bảo mật toàn diện thông qua việc tích hợp các sản phẩm và dữ liệu theo hướng đơn giản hóa. Hiện tại, phương pháp này được đánh giá chủ động và hiệu quả hơn với xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay khi áp dụng trên môi trường đa đám mây và kết hợp.
Tuy nhiên, với một số các hệ thống phát hiện và phản hồi điểm cuối EDR, XDR sẽ tiến hành mở rộng phạm vi bảo mật, tích hợp bảo vệ nhiều loại sản phẩm bao gồm điểm cuối, email, ứng dụng đám mây hay máy chủ…
Qua đó, giải pháp này sẽ kết hợp khả năng phát hiện, phòng tránh, điều tra và ứng phó thông qua hoạt động phân tích, cảnh báo sự cố và cải thiện tình trạng bảo mật tốt nhất để chống lại các mối đe dọa. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những chức năng từ cơ bản đến nâng cao mà giải pháp phát triển và phản hồi mở rộng này đang sở hữu.
05+ chức năng chính của XDR
Hiện tại, hệ thống XDR được đánh giá khá cao về các chức năng hỗ trợ mở rộng trong hoạt động bảo mật, ngăn chặn các mối đe dọa và khắc phục hầu hết các sự số cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng một số những chức năng cụ thể như sau:
- Sự cố tương quan: Với sức năng này XDR sẽ trực tiếp thu thập và liên hệ với các tương quan cảnh báo để xây dựng nên một bức tranh tổng quan về sự cố bảo mật hay các cuộc tấn công. Bên cạnh đó, tính năng này cũng cho phép các nhà phân tích có thêm nhiều thời gian để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
- Phân tích: Hệ thống phát triển và phản hồi mở rộng sẽ kiểm tra một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả email, điểm cuối, mạng, danh tính hay thiết bị lưu trữ, vật dụng kết nối internet. Thông qua đây để thúc đẩy khả năng phân tích các hoạt động của mối đe dọa, quan sát thời gian triển khai chi tiết hơn.
- Tự động phát hiện và phản hồi: XDR sẽ tiến hành tự động xác định, khắc phục và đánh giá các mối đe dọa trên khoảng thời gian thực để đơn giản hóa khối lượng công việc cho chính tổ chức.
- AI và máy học: Dễ dàng phát hiện hành vi, đưa ra những cảnh báo thực tế để tiến hành điều tra và khắc phục kịp thời. Hơn nữa, giải pháp này cũng tích hợp AI để giám sát toàn bộ những hành vi đe dọa, tự động đưa ra giải pháp ứng phó, ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm ẩn, gắn cờ vào hồ sơ khả nghi để nhà phân tích có thể đánh giá.
- Tự động phục hồi: XDR sẽ chủ động đưa tài nguyên về trạng thái an toàn và thực hiện chấm dứt một số quy trình độc hoại. Ngoài ra, giải pháp này cũng loại bỏ những quy tắc chuyển tiếp không phù hợp, xác định chính xác người dùng bị xâm phạm trong tổ chức.
Với những chức năng chính trên đây, XDR sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bảo mật của doanh nghiệp ở cả hiện tại và tương lai. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của giải pháp này thông qua nội dung bên dưới đây.
XDR có cách thức hoạt động như thế nào?
Để có thể hoạt động được, giải pháp XDR áp dụng cách thức tự động hóa để gia tăng khả năng quan sát thống nhất và nhận thức rõ ràng các mối đe dọa theo 03 giai đoạn chính như sau:
- Thu thập và tích hợp đa dạng dữ liệu: Ở giai đoạn này, XDR sẽ tiến hành giám sát toàn bộ dữ liệu trong môi trường của doanh nghiệp từ thiết bị điểm cuối, tường lửa và một số ứng dụng của bên khác. Tiếp đến, hệ thống sẽ xác định sự cố, mối đe dọa trong môi trường, đối chiếu nhiều sự kiện có liên quan, tối ưu hóa cảnh báo bảo mật và tạo điều kiện để các nhóm bảo mật hiểu rõ hơn về các cuộc tấn công qua mạng.
- Phân tích: Áp dụng chức năng của AI và máy học để phân tích dữ liệu mở rộng, định vị các cuộc tấn công nhanh hơn đáng kể và loại bỏ phương thức khắc phục mối đe dọa thủ công tốn thời gian.
- Quản lý sự cố: XDR sẽ chủ động ứng phó với các mối đe dọa dựa trên điều kiện đã đã được thiết lập sẵn ở thiết bị, khắc phục mối đe dọa, ngăn chặn IP và máy chủ thư.
Với cách thức hoạt động như trên, người dùng có thể xem xét một số những trường hợp có thể sử dụng phương pháp XDR để phát triển và phản hồi mở rộng với:
- Tìm ra lỗ hổng trên chính thiết bị điểm cuối
- Phát hiện các mối đe dọa trên nhiều miền khác nhau
- Tiến hành điều tra các sự kiện liên quan đến bảo mật
- Xác định tình trạng thực tế của điểm cuối
- Tiến hành xác định và dự đoán về các cuộc tấn công trong tương lai
- Sắp xếp mức độ ưu tiên để xây dựng mối quan hệ tương quan giữa các cảnh báo
Như vậy, người dùng đã tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của XDR và một số trường hợp cụ thể có áp dụng giải pháp này. Tiếp đến, chúng tôi muốn chia sẻ thêm với người dùng những lợi ích đặc biệt mà phương pháp này mang lại cho chính các doanh nghiệp hiện nay.
07+ lợi ích đặc biệt khi doanh nghiệp áp dụng XDR
Nhìn chung, giải pháp phát triển và phản hồi mở rộng XDR khi được áp dụng tại các doanh nghiệp sẽ đem đến rất nhiều các lợi ích đặc biệt. Chính vì vậy, người dùng có thể tham khảo một số những điểm cộng mà chúng tôi đã tổng hợp bên dưới như sau:
- Tăng khả năng quan sát: Mở rộng tầm nhìn để có thêm nhận thức mới trong vấn đề bảo mật thông qua việc tích hợp dữ liệu từ xa.
- Hỗ trợ quản lý cảnh báo: Đối chiếu các cảnh báo liên quan, gia tăng mức độ hiệu quả để nhìn nhận bức tranh tổng thể về sự cố mà doanh nghiệp gặp phải.
- Sắp xếp mức độ ưu tiên cho các sự cố: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các sự cố để ưu tiên khắc phục đồng thời đề xuất các hành động phù hợp với tiêu chuẩn, quy định của ngành, của doanh nghiệp.
- Thực hiện một số tác vụ tự động: XDR hỗ trợ tự động hóa các tác vụ lặp lại để giảm thời gian và công sức cho chính các nhà phân tích.
- Nâng cao tính hiệu quả: Tăng mức độ chính xác cho các cảnh bảo, đơn giản hóa số lượng giải pháp.
- Phát hiện các mối đe dọa trong thời gian thực: Phát hiện nhanh chóng các mối đe dọa để đưa ra biện pháp khắc phục nhằm loại bỏ quyền truy cập, giảm thời gian tấn công hệ thống của doanh nghiệp.
- Tích hợp khả năng ứng phó với nhiều công cụ khác: XDR tích hợp trên mọi sản phẩm bảo mật của doanh nghiệp để hỗ trợ hoạt động phân tích, ứng phó và đưa ra biện pháp khắc phục tập trung.
Đoạn kết
Với những thông tin hữu ích được chúng tôi chia sẻ trên đây, người dùng đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi XDR là gì? Và những lợi ích mà giải pháp này có thể áp dụng cho chính các doanh nghiệp. Nếu người dùng cần sự hỗ trợ của MSO thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ đến Hotline 024.9999.7777.