TLS là gì? Cách thức hoạt động và ứng dụng thực tiễn

Điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm chính là bảo vệ an toàn dữ liệu, quyền truy cập riêng tư trên nền tảng internet. Khi đó, doanh nghiệp cần phải sử dụng giao thức TLS, TLS là gì? Hãy cùng MSO tìm ra đáp án thông qua bài viết dưới đây.

TLS là gì?

TLS là viết tắt của Transport Layer Security dịch ra có nghĩa là bảo mật tầng vận chuyển. Giao thức này được biết đến thông qua một hình thức cung cấp bảo mật đầu cuối và được gửi thông qua nền tảng internet. Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu đơn giản đây chính là một hình thức sử dụng thông qua nền tảng web an toàn đạt tiêu chuẩn HTTPS kết hợp cùng biểu tượng ổ khóa xuất hiện trên trình duyệt. 

giao thức tls là gì

Đa phần giao thức này sẽ hoạt động xuyên xuất để người xem có thể xác nhận thông qua mỗi phiên truy cập. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng giao thức này cho các dịch vụ khác như email, âm thanh, hội nghị truyền hình, truyền tệp hay nhắn tin tức thì. Hiện nay, các TLS đa phần trước triển khai trên hệ thống TCP nhằm mục đích mã hóa giao thức lớp ứng dụng điển hình như SMTP, IMAP, FTP hay HTTP.

TLS hoạt động như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm của TLS, tiếp đến người dùng cần nắm rõ được cách thức hoạt động của giao thức này trước khi tìm hiểu về các chức năng và tính ứng dụng của giải pháp này. Dưới đây là 05 bước hoạt động chi tiết mà người dùng có thể tham khảo.

cách thức hoạt động tls

Bước 1: Khởi tạo kết nối

Bước khởi đầu của chu trình hoạt động tls là gì – chính là khởi tạo kết nối bắt đầu từ thiết bị của người dùng với máy chủ web. Khi đó, hệ thống sẽ tiến hành trao đổi toàn bộ các thông tin từ cơ bản đến nâng cao như phiên bản của giao thức, các thuật toán được sử dụng để mã hóa và kèm theo đó là chứng chỉ bảo mật. Sau khi bước khởi tạo kết nối kết thúc, hệ thống này sẽ tiếp tục chuyển đổi sang bước tiếp theo với tên gọi là xác thực các chứng chỉ.

Bước 2: Xác thực chứng chỉ

Sau khi hai bên đã trao đổi được một vài các thông tin ở mức cơ bản nhất, tiếp đến máy chủ sẽ tiến hành gửi chứng chỉ bảo mật đến thiết bị máy tính của người dùng. Khi đó, máy tính sẽ thực hiện kiểm tra để xác minh có đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn hay không thông qua các chứng chỉ đã được xác thực trên hệ thống.

 Kết nối sẽ chỉ được tiếp tục khi chứng chỉ đã được xác thực trên hệ thống và ngược lại người dùng sẽ không thể truy cập khi chưa đảm bảo đủ yếu tố xác minh. Tiếp đến giao thức TLS sẽ tiếp tục hoạt động chuyển sang bước sau là mã hóa dữ liệu.

Bước 3: Mã hóa dữ liệu

Ngay sau khi các chứng chỉ đã được xác thực thành công, để có thể trao đổi thông tin dữ liệu cả hai bên sẽ tiến hành sử dụng private key nhằm mã hóa thông tin trước khi gửi đi. Toàn bộ những khóa này sẽ được tạo ra thông qua quá trình trao đổi các thông tin cơ bản từ ban đầu và mỗi bên sẽ có khóa khác nhau. 

Đến khi dữ liệu được gửi đi, chúng sẽ được mã hóa thông qua các khóa này và duy nhất người nhận thông tin mới có thể giải mã thông qua các khóa bí mật. Bằng cách này, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về độ bảo mật an toàn với các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Đây được xem là bước quan trọng nhất có trong giao thức TLS mà người dùng cần lưu ý.

Bước 4: Gửi dữ liệu

Chuyển sang bước tiếp theo của quy trình hoạt động TLS chính là bước gửi dữ liệu ngay sau khi được mã hóa thành công. Lúc này, người dùng có thể gửi thông qua nền tảng internet mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Trong trường hợp có người ngoài cố tình muốn xem dữ liệu thì toàn bộ thông tin đã được mã hóa và việc truy cập này đều trở nên vô nghĩa. 

Bước 5: Giải mã

Bước cuối cùng của cách thức hoạt động TLS chính là giải mã dữ liệu. Lúc này, dữ liệu đã được chuyển đến người nhận một cách an toàn và chỉ khi sử dụng khóa bí mật mới có thể mở ra. Trong quá trình truy cập, người dùng sẽ cần phải dùng khóa này thường xuyên để xác thực an toàn.

Với 05 bước của quy trình hoạt động TLS, người dùng đã phần nào hiểu được cách thức để có thể vận hành của giao thức này. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phiên bản mà người dùng có thể lựa chọn sử dụng cho chính doanh nghiệp của mình thông qua nội dung được chuẩn bị bên dưới.

04 phiên bản của giao thức TLS

Cho đến thời điểm hiện tại, giao thức TLS đã và đang được phát triển với 04 phiên bản từ cơ bản đến nâng cao. Do đó, người dùng có thể tham khảo lựa chọn như sau:

TLS 1.0

Phiên bản TLS 1.0 được phát hành từ những năm 1999, các chuyên gia nhận định đây là phiên bản kế thừa nhiều điểm tương đồng nhất với SSL 3.0. Bên cạnh đó, giao thức của phiên bản này cũng được nâng cấp lên một vài các điểm nhằm hiện đại hóa quy trình thực hiện cụ thể để phù hợp với thiết bị máy tính hoặc mạng internet thuộc đầu những năm 2000 trở lại đây.  

Ngoài ra, phiên bản này cũng được phát hành dựa trên RFC 2246 để đảm bảo yếu tố bảo mật an toàn cho hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp.

TLS 1.1

Phiên bản TLS này được phát hành vào những năm 2006 đại diện cho bước phát triển của giao thức TLS Protocol. Phiên bản này sẽ một vài các điểm khác biệt như thay đổi Vectơ khởi tạo bằng phiên bản rõ ràng hơn để đảm bảo ngăn chặn an toàn các cuộc tấn công mạng. 

Ngoài ra, khả năng xử lý lỗi cũng được nâng cao hơn để phù hợp với xu hướng phát triển của Internet. Toàn bộ các ghi chú và giải thích đa phần đều liên quan trực tiếp đến thức tấn công mạng mới. Cuối cùng phiên bản này được phát hành theo RFC 4346 để người dùng trải nghiệm.

TLS 1.2

tls 1.2

Chuyển sang một phiên bản TLS tiếp theo mà người dùng không thể bỏ qua chính là 1.2 được phát hành vào năm 2008. Bản cập nhật này được đánh giá cao về độ bảo mật, cải thiện tốc độ truy cập cho máy chủ và máy khách để nâng cao mức độ an toàn ở mức tổng thể nhất cho dữ liệu. Ngoài ra, người dùng cũng cần quan tâm rằng phiên bản này được phát hành theo RFC 5246.

TLS 1.3

tls 1.3

TLS 1.3 là phiên bản giao thức mới nhất được công bố vào năm 2016 với điểm cộng, đối phó an toàn với các kỹ thuật hack tinh vi hiện nay. Các cải tiến mà người dùng có thể tham khảo như tăng độ dài của cookie, cải thiện đối với quy trình bắt tay và yêu cầu chữ ký số. 

Với những phiên bản trên, người dùng có thể thấy rằng sự cải tiến của TLS sẽ đi đôi với xu hướng phát triển của công nghệ. Tiếp đến, để hiểu rõ hơn về cách sử dụng giao thức này một cách tốt nhất hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ứng dụng thực tiễn thông qua nội dung bên dưới.

Ứng dụng thực tiễn của TLS là gì?

ứng dụng tls

Để người dùng có thể dễ dàng hình dung hơn về vai trò của giao thức TLS, chúng tôi đã chuẩn bị các ứng dụng thực tế như sau:

  • Truyền dữ liệu thông qua nền tảng mạng internet: Nhằm bảo vệ các kết nối mạng dữ dữ liệu của hệ thống máy tính.
  • Truy cập web an toàn: Bảo vệ kết nối truy cập trang web thông qua giao thức HTTPS.
  • Gửi, nhận email: Bảo vệ kết nối hỗ trợ gửi và nhận email dễ dàng thông qua SMTP, IMAP.
  • Truy cập vào các dịch vụ trực tuyến: Các dịch vụ như ngân hàng, y tế hoặc bảo hiểm.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của MSO để người dùng có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi TLS là gì? Nếu người dùng cần chúng tôi hỗ trợ bất cứ điều gì vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

tải outlook về máy tính và trải nghiệm những tính năng tuyệt vời

Tải Outlook về máy tính và trải nghiệm tính năng tuyệt vời

Sau khi đã hoàn tất tải Outlook về máy tính, người dùng được trải nghiệm hàng loạt những tính năng thú vị và tiện ích, ...
Hướng dẫn sử dụng ms project

Tìm hiểu về MS Project và hướng dẫn sử dụng MS Project

MS Project là một phần mềm quản lý dự án đã quá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu MS ...
hướng dẫn bật tắt windows defender

Hướng dẫn cách bật và tắt Windows Defender trên máy tính

Một trong những phương án hiệu quả nhất để người dùng có thể bảo vệ thiết bị máy tính của mình an toàn chính là ...

Power Apps là gì? Hướng dẫn sử dụng Power Apps chi tiết

Bạn đang tìm hiểu về phần mềm Microsoft Power Apps, nhưng bạn vẫn chưa hiểu cách sử dụng nó như nào. Trong bài viết này, ...
Lên đầu trang