Tất tần tật về dịch vụ ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure

Một trong những dịch vụ đang được nhiều người dùng hiện nay quan tâm để hỗ trợ làm việc hiệu quả trên nền tảng đám mây an toàn chính là “ảo hóa máy trạm” trên Microsoft Azure. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ những thông tin liên quan đến dịch vụ này từ tổng quan đến chi tiết với nội dung được chia sẻ dưới đây.

Hệ thống ảo hóa máy trạm là gì?

o hóa máy trạm được hiểu đơn giản là một trong những nền tảng mà trong đó, hệ điều hành của thiết bị máy tính và các ứng dụng bên trong máy ảo sẽ nằm trên máy chủ của trung tâm dữ liệu. Khi đó, người dùng sẽ tiến hành truy cập vào thiết bị máy tính ảo thông qua máy zero client hay thin client với giao thức hiển thị từ xa với đầy đủ các tính năng tương tự như máy tính thông thường.

ảo hóa máy trạm

Tuy nhiên, điểm khác biệt sẽ nằm ở chỗ toàn bộ các máy ảo sẽ được quản lý tập trung ở trung tâm dữ liệu. Khi đó, việc quản lý hệ thống máy tính, quản trị hệ thống được giảm thiểu thao tác một cách đáng kể. Hơn nữa, người dùng cũng có thể xóa bỏ, thêm mới hoặc nâng cấp, cập nhật các bản vá để việc bảo vệ, sao lưu dữ liệu trở nên an toàn hơn.

Hiện nay, đa phần người dùng sẽ sử dụng WVD là một trong những dịch vụ ảo hóa máy trạm trên nền tảng Microsoft Azure để có thể truy cập ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về các thành phần quan trọng mà người dùng nhất định không thể bỏ qua khi nhắc đến dịch vụ này.

03+ thành phần quan trọng của ảo hóa máy trạm Microsoft Azure

thành phần ảo hóa máy trạm

Hiện nay, dịch vụ ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure với Virtual Desktop Infrastructure sẽ bao gồm một cấu trúc cơ bản với 03 thành chính bao gồm:

  • RD client: Thành phần này sẽ bao gồm toàn bộ các thiết bị, trình duyệt đầu cuối được kết nối vào chính hệ thống WVD. Khi đó, người dùng hoàn toàn có thể truy cập thông qua các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính hay máy tính bảng để sử dụng các tài nguyên.
  • Control Plan: Thành phần cung cấp dịch vụ quản trị hệ thống WVD được Microsoft cung cấp dưới dạng nền tảng platform as a service.
  • Host Pool: Thành phần này sẽ bao gồm các máy Session Host, đây được xem là thiết bị máy tính mà người dùng sẽ sử dụng để truy cập với các hệ điều hành như Windows Server, Windows 7 hay Windows 10.

Sau khi đã nắm rõ được những thành phần quan trọng của ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những lợi ích cơ bản mà giải pháp này mang lại cho chính người dùng.

Một số những lợi ích quan trọng của ảo hóa máy trạm Microsoft Azure

Có thể nói, dịch vụ ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure với thiết bị Microsoft desktop đã và đang được nhiều người dùng sử dụng. Bởi đâu phương pháp này lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này thông qua nội dung được chuẩn bị bên dưới đây:

Truy cập linh hoạt

linh hoạt truy cập

Điểm cộng được đánh giá cao đầu tiên mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy khi sử dụng dịch vụ ảo hóa máy trạm Microsoft Azure chính là khả năng truy cập ở mức độ linh hoạt nhất. Khi đó, chỉ với duy nhất 01 thiết bị có đường truyền kết nối trung tâm có thể là máy tính bàn, laptop, điện thoại… là có thể làm việc ở bất cứ đâu. Điều này đồng nghĩa với việc, người dùng không cần phải mặc định làm việc ở văn phòng mà có thể quản lý ngay cả khi đang di chuyển, ở nhà hoặc đi công tác. 

Ổn định hệ thống và bảo vệ an toàn dữ liệu

Hệ thống hạ tầng để phục vụ ảo hóa máy trạm sẽ là các thiết bị nằm trong Data Center. Khi đó, so với các máy trạm truyền thống thông thường thì hệ thống này được đánh giá cao hơn về khả năng ổn định và mức độ bảo vệ luôn đạt trạng thái an toàn nhất. Điển hình như dựa trên tính chất tập trung của công nghệ ảo hóa, người dùng có thể chủ động quản lý tốt hơn hệ thống máy trạm. Bằng cách này, các nguy cơ hoặc sự cố như Virus hoặc lỗi phần mềm sẽ bị hạn chế và quá trình sử dụng được thông suốt, không bị gián đoạn.  

Tiết kiệm chi phí vận hành

tiết kiệm chi phí vận hành

Lợi ích tiếp theo khi sử dụng dịch vụ ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure chính là khả năng tiết kiệm chi phí vận hành thông qua hạ tầng trung tâm có thể dễ dàng mở rộng, co giãn và thay thế ở mức độ liên tục. Thông thường, vòng đời của thiết bị đầu cuối trong PC truyền thống sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 năm.

Tuy nhiên, đối với thiết bị đầu cuối chuyên dụng zero/thin client thì vòng đời sẽ được gia tăng khoảng 4 – 6 năm do phần cứng không có quá nhiều sự thay đổi. Ngoài ra, bằng việc tận dụng các ưu điểm của nền tảng ảo hóa đám mây giúp tối ưu hiệu suất của đám mây của toàn hệ thống và tận dụng triệt để toàn bộ năng lực. 

Nâng cao quản lý tập trung

Khi sử dụng ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure, toàn bộ dữ liệu sẽ được quản lý tập trung tại chính trung tâm dữ liệu để luôn ở trạng thái sẵn sàng và bảo mật cao. Khi xác thực đủ thông tin đáng tin cậy, người dùng có thể chủ động kết nối đến máy trạm ảo từ xa.

Ngoài ra, để nâng cao khả năng quản lý người dùng sẽ tập trung hóa dữ liệu, xây dựng chính sách quản trị và thiết lập chính sách bảo mật, backup dữ liệu cho chính đội ngũ quản trị hệ thống trung tâm. Khi đó, người dùng sẽ tận dụng được những lợi ích từ chính hạ tầng mạng, mức độ bảo mật và sẵn sàng dự phòng để duy trì ở mức 24/7 và không gặp tình trạng downtime dịch vụ.

Dễ dàng triển khai ứng dụng

triển khai ứng dụng

Lợi ích cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng khi sử dụng dịch vụ ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure chính là khả năng triển khai ứng dụng một cách dễ dàng. Khi đó, hệ thống sẽ được cấp phát một cách nhanh chóng và mềm dẻo về mặt tài nguyên như computer, networking, security… được áp dụng theo nhu cầu thực tế của chính người dùng. 

Đoạn kết

Trên đây là những chia sẻ của MSO về dịch vụ ảo hóa máy trạm trên Microsoft Azure. Nếu người dùng còn cần chúng tôi hỗ trợ giải đáp thông tin nào vui lòng nhấc máy và liên hệ đến Hotline 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký nhận tin tức hằng ngày

Yêu cầu gọi lại

mail domain

Mail domain là gì? 05 tính năng của mail domain Outlook

Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng mail domain là công cụ giúp gia tăng mức độ tin cậy, đảm bảo tính chuyên nghiệp và ...
khắc phục microsoft email không nhận được mail

Hướng dẫn khắc phục lỗi khi Microsoft email không nhận được mail

Trong quá trình sử dụng, có thể đâu đó người dùng sẽ gặp phải trường hợp Microsoft email 365 không thể nhận thư đến. Để ...
Huong dan quan tri Microsoft 365

Tổng quan bảng quản trị Microsoft 365

Microsoft 365 Business là gói giải pháp tổng hợp, bao gồm những công cụ hỗ trợ năng suất và tương tác của Office 365, công ...
bảo mật dữ liệu

Bảo mật dữ liệu – 08 công nghệ bảo mật dữ liệu an toàn

Bảo mật dữ liệu đã và đang là vấn đề nhức đối khiến nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn trong quá trình hoạt động. ...
Scroll to Top