Nội dung bài viết
SSO là gì?
SSO hay Đăng Nhập Một Lần, là giải pháp cho phép người dùng truy cập vào nhiều trang web và ứng dụng khác nhau chỉ với một lần xác thực duy nhất. Công nghệ này đặc biệt phù hợp cho những người dùng thường xuyên sử dụng trình duyệt trên thiết bị cá nhân hoặc hệ thống của tổ chức, đồng thời ưu tiên áp dụng các biện pháp quản lý truy cập hiện đại nhằm tăng cường bảo mật, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, và đảm bảo tính liền mạch trong việc truy cập các dịch vụ số.

Bên cạnh đó, SSO được đánh giá tương đối cao nhằm mục đích hỗ trợ người dùng truy cập vào tài nguyên có hệ thống mật khẩu bảo vệ mà không cần đăng nhập lại. Để sử dụng giải pháp này, người dùng cần thực hiện xác minh danh tính một cách chính xác nhất. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của phương thức đăng nhập này thông qua nội dung bên dưới.
Cách thức hoạt động của SSO như thế nào?
Phương thức đăng nhập SSO được hoạt động dựa trên ứng dụng hoặc dịch vụ với các nhà cung cấp bên ngoài. Khi đó, các bước thực hiện sẽ được áp dụng bao gồm xác thực, xác nhận và giao tiếp giữa toàn bộ ứng dụng hoặc dịch vụ. Dưới đây là cách thức hoạt động của giải pháp này:
- Dịch vụ: Dịch vụ đăng nhập trung tâm vào các ứng dụng mà người dùng có thể đăng nhập. Để truy cập được, bắt buộc người dùng phải xác thực và được chuyển hướng sang dịch vụ SSO.
- Mã thông báo: Đây chính là một tệp kỹ thuật số chứa thông tin nhận dạng người dùng với các thông tin cơ bản như địa chỉ email, tên người dùng.
- Quy trình: SSO sẽ được hoạt động theo một quy trình với các bước thực hiện như sau:
*Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng và tiến hành tạo mã thông báo, gửi yêu cầu xác thực đến dịch vụ SSO.
*Bước 2: Kiểm tra dịch vụ đã được xác thực hay chưa, nếu đã được xác thực, dịch vụ sẽ gửi một phản hồi xác thực đến ứng dụng.
*Bước 3: Người dùng không có thông tin xác minh, SSO sẽ chuyển hướng đến hệ thống đăng nhập trung tâm > sau đó là tên và mật khẩu đăng nhập.
*Bước 4: Xác minh thông tin chứng thực của người dùng và đưa ra những phản hồi tích cực cho ứng dụng.
*Bước 5: Người dùng nhận được thông báo lỗi thì phải đăng nhập lại thông tin chứng thực. Nếu có quá nhiều lần đăng nhập không thành công thì dịch vụ sẽ chặn đăng nhập trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, người dùng đã phần nào hiểu thêm về cách thức hoạt động của phương thức đăng nhập SSO. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ với người dùng một số các giải pháp xác thực đăng nhập được áp dụng phổ biến hiện nay.
04+ loại SSO phổ biến hiện nay
Hệ thống SSO dựa trên nhiều tiêu chuẩn và giao thức khác nhau, chính vì vậy người dùng có thể tham khảo thêm về một số phương thức đăng nhập như sau:
- SAML: Ngôn ngữ đánh dấu xác nhận bảo mật với một số ngôn ngữ đánh dấu thân thiện với trình duyệt. Phương thức này có tính bảo mật và linh hoạt hơn vì không cần lưu trữ thông tin chứng thực trên hệ thống.
- OAuth: Phương thức xác thực mở cho phép truy cập ứng dụng từ trang web mà không cần mật khẩu mà thông qua OAuth xác lập tín nhiệm với API cho phép ứng dụng phản hồi và xác thực khuôn khổ được thiết lập trước đó.
- OIDC: Sử dụng tập hợp thông tin chứng thực của người dùng để truy cập nhiều trang web.
- Kerberos: Xác thực dựa trên phiếu cho phép nhiều bên xác minh danh tính trên trình duyệt của người dùng. Khi đó, hệ thống sẽ sử dụng mật mã để ngăn chặn truy cập trái phép.
Giải pháp SSO được áp dụng với một số những loại phổ biến trên đây. Tiếp đến, người dùng có thể tham khảo thêm về vai trò của giải pháp này đối với doanh nghiệp hiện nay.
05+ vai trò của SSO đối với doanh nghiệp hiện nay
Việc sử dụng giải pháp SSO sẽ nắm giữ vai trò đặc biệt trong quá trình đăng nhập trang web hay ứng dụng cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Do đó, người dùng có thể tham khảo một số những vai trò của phương thức này như sau:
Bảo mật không cần mật khẩu
Ưu điểm đầu tiên mà người dùng sẽ dễ dàng nhận thấy khi sử dụng SSO chính là lợi ích không cần ghi nhớ quá nhiều mật khẩu của các trang web hay ứng dụng. Khi đó, thay vì phải tạo nhiều mật khẩu mạnh, ghi chép chúng vào một nền tảng khác để sử dụng khi cần thì giải pháp này được đánh giá là nhanh chóng và bảo mật an toàn nhất. Do đó, những rủi ro khi tạo mật khẩu yếu, dễ bị đánh cắp sẽ ít gặp phải hơn với người dùng áp dụng phương thức này.
Cải thiện năng suất
Trong doanh nghiệp, tổ chức mỗi người dùng khi làm việc phải truy cập vào rất nhiều ứng dụng và trang web mỗi ngày. Nếu mỗi lần truy cập người dùng lại phải nhập mật khẩu tài khoản thì sẽ mất khá nhiều thời gian làm việc trong ngày. Do đó, với giải pháp SSO người dùng có thể cải thiện tối đa năng suất làm việc thông qua quá trình xác thực thông tin một cách nhanh chóng.
Giảm thiểu chi phí
Nếu cùng lúc người dùng phải quản lý quá nhiều tài khoản và mật khẩu của trang web hay ứng dụng sẽ rất dễ nhầm lẫn. Khi đó, việc quên mật khẩu là điều không tránh khỏi, một số nền tảng nếu phát hiện người dùng thao tác lấy lại mật khẩu quá nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tiến hành thu phí. Ngoài ra, chi phí để người dùng có thể thao tác thực hiện trong quá trình cấp lại mật khẩu cũng không hề nhỏ. Do đó, phương thức SSO sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí trong trường hợp này.
Bảo mật nâng cao
Với SSO, người dùng có thể kiểm soát toàn bộ quá trình truy cập của cá nhân hoặc tổ chức ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Bằng cách này, người dùng sẽ ngăn chặn được tối đa những hành vi xâm phạm trái phép, đánh cắp thông tin quan trọng và lừa đảo, tống tiền.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Một vai trò cuối cùng của SSO mà chúng tôi muốn chia sẻ với người dùng chính là nâng cao trải nghiệm với khách hàng sử dụng. Vai trò này thể hiện rõ nhất với các nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng đám mây để đem đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng cuối. Hơn nữa, người dùng cũng sẽ quản lý ít mật khẩu hơn mà vẫn có những truy cập ở mức độ an toàn.
Xem thêm: MFA là gì
Lời kết
Thông qua toàn bộ nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ trên đây, người dùng đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi SSO là gì? Nếu trong quá trình tham khảo, người dùng cần MSO giải đáp bất cứ câu hỏi nào thì có thể liên hệ ngay đến số Hotline 024.9999.7777.