Nội dung bài viết
Microsoft Exchange là gì?
Để phân biệt được Microsoft Exchange và Microsoft Outlook, trước tiên người dùng phải hiểu được khái niệm cơ bản của cả hai giải pháp này.
Microsoft Exchange được biết đến là một ứng dụng email Server bao gồm máy chủ quản lý thông tin cá nhân được chạy trên hệ điều hành Windows Server. Phần mềm này sẽ là nơi tập hợp toàn bộ các ứng dụng để hỗ trợ nhắn tin và cộng tác trên nền tảng đám mây. Đồng thời, dịch vụ này cũng sẽ là nơi quản lý tài nguyên mạng chuyên dụng bằng các giao thức như POP, SMTP, IMAP nhằm giúp người dùng giao tiếp qua ứng dụng email. Ngoài ra, phần mềm này được xem như một ứng dụng được hoạt động độc lập chỉ bao gồm nền tảng email được sử dụng để giao tiếp.
Microsoft Outlook là gì?
Microsoft Outlook được biết đến là nền tảng hỗ trợ gửi nhận thư điện tử với sự hỗ trợ của nền tảng internet. Phần mềm này được sử dụng bằng cách cài đặt trên thiết bị máy tính của người dùng hoặc thông qua web trực tuyến. Người dùng có thể sử dụng phần mềm này để quản lý toàn bộ hệ thống email, tác vụ, danh bạ, lịch và tổng hợp nhiều chức năng khác.
Để so sánh giữa Microsoft Exchange và Microsoft Outlook, người dùng hãy cùng tham khảo thông qua nội dung được chúng tôi chuẩn bị ngay dưới đây.
Microsoft Exchange và Microsoft Outlook có mối quan hệ như thế nào?
Có thể nhiều người dùng chưa biết nhưng Microsoft Exchange và Microsoft Outlook có mối quan hệ cộng sinh với nhau và chúng đều là sản phẩm do Microsoft tạo ra. Nếu như Microsoft Exchange đảm nhiệm vai trò lưu trữ và quản lý email trên hệ thống máy chủ thì Outlook sẽ là ứng dụng hỗ trợ cộng tác để gửi email, quản lý lịch làm việc và danh bạ. Do đó, nếu Microsoft Outlook muốn hoạt động được bắt buộc phải chạy dưới sự quản lý của Exchange.
Bảng chi tiết so sánh Microsoft Exchange và Microsoft Outlook
Để có cái nhìn chi tiết hơn về 02 giải pháp này, người dùng có thể tham khảo ngay bảng so sánh chi tiết được chúng tôi chuẩn bị dưới đây:
Microsoft Exchange | Microsoft Outlook |
---|---|
Là email Server với chương trình quản lý tài nguyên mạng chuyên dụng. | Ứng dụng email được cài đặt trên thiết bị máy tính nhằm hỗ trợ cho hoạt động gửi và nhận thư điện tử. |
Có sẵn trong các gói dịch vụ Microsoft 365 Business như Basic, Standard và Premium. | Có trong tất cả các phiên bản của Microsoft 365 dành cho đối tượng doanh nghiệp. |
Microsoft Exchange có thể sử dụng kết nối cùng với nhiều dạng email khác nhau như Gmail, Hotmail, Outlook… | Không thể sử dụng đối với các dạng máy chủ thư khác. Tuy nhiên, có thể sử dụng dưới dạng offline mà không cần máy chủ Exchange. |
Microsoft Exchange hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây. | Hoạt động dựa trên thiết bị sử dụng là thiết bị như máy tính để bàn. |
Dựa vào thông tin ở bảng trên, người dùng đã phần nào so sánh được tổng quan về Microsoft Exchange và Microsoft Outlook. Ngoài ra, trong trường hợp người dùng muốn hiểu rõ hơn về từng tính năng, khả năng bảo mật và hỗ trợ sử dụng của cả hai nền tảng này thì hãy cùng theo dõi nội dung được chúng tôi gợi ý ngay dưới đây.
Microsoft Exchange và Microsoft Outlook doanh nghiệp nên chọn giải pháp nào?
Để doanh nghiệp đưa ra quyết định giữa Microsoft Exchange và Microsoft Outlook sẽ rất khó khăn nếu người dùng không nắm rõ được những tính năng của từng phần mềm. Do đó, trước khi đưa ra quyết định nên lựa chọn giải pháp nào, người dùng hãy cùng tìm hiểu nội dung được chúng tôi chuẩn bị dưới đây.
Các tính năng sở hữu
Khi sử dụng Microsoft Exchange online, người dùng sẽ được cung cấp quyền truy cập với một số các tính năng nổi bật mà Microsoft Outlook không có sẵn.
- Sở hữu 50GB dung lượng lưu trữ khi lựa chọn gói Plan 1 và 100GB dung lượng khi đăng ký gói Plan 2. Khi đó, người dùng có thể thoải mái sử dụng email mà không lo hết dung lượng sử dụng.
- Đi kèm với các công cụ có nhiều tính năng chuyên sâu hơn nhằm hỗ trợ người dùng cộng tác và thiết lập nhóm nhanh chóng. Khi đó, quản trị viên sẽ được cấp quyền chia sẻ dữ liệu, thiết lập địa chỉ liên hệ và toàn quyền kiểm soát các cá nhân hay nhóm làm việc.
- Đặc biệt khi đăng ký gói Microsoft Exchange Plan 2 sẽ được tích hợp thêm lớp bảo mật bổ sung nhằm ngăn chặn dữ liệu bị mất.
Còn về Microsoft Outlook, phần mềm này sẽ chỉ sở hữu các tính năng cơ bản như 50GB dung lượng lưu trữ, email tên miền riêng, hỗ trợ gửi nhận thư điện tử, quản lý lịch làm việc và quản lý danh bạ dễ dàng. Như vậy, nếu xét về các tính năng hỗ trợ người dùng làm việc thì Microsoft Exchange sẽ ghi điểm nhiều hơn so với email Outlook.
Khả năng bảo mật
Khi so sánh yếu tố bảo mật giữa Microsoft Exchange và Microsoft Outlook, người dùng có thể dễ dàng đưa ra đánh giá cơ bản như sau:
- Sử dụng Microsoft Exchange online để truy cập tài khoản thông qua chính nền tảng Outlook.
- Trung tâm quản trị của Exchange sở hữu nhiều tính năng quản lý cho tổ chức và chứa toàn bộ các công cụ mà người dùng cần đến.
- Exchange chủ động lọc dữ liệu và dựa trên chính sách doanh nghiệp hoặc theo các quy định của chính phủ đề ra giúp các thành viên tuân thủ an toàn.
- Exchange hỗ trợ gửi tin nhắn nhiều hơn ở mọi lúc mọi nơi.
- Khả năng bảo mật của Outlook ở mức cơ bản để lọc thư rác và email spam đồng thời các thư riêng lẻ sẽ bị giới hạn kích thước 20MB còn với Exchange sẽ là 150MB.
Khả năng hỗ trợ người dùng
Ngoài tính năng và khả năng hỗ trợ bảo mật, người dùng còn có thể đánh giá Microsoft Exchange và Microsoft Outlook dựa trên khả năng hỗ trợ đối với toàn bộ người dùng. Nhìn chung, cộng đồng hỗ trợ cả hai giải pháp này đều giải quyết bất cứ nhu cầu nào của người dùng và luôn nhận được các phản hồi mang tính tích cực.
Hơn nữa, người dùng sử dụng cả hai nền tảng này có thể giao tiếp trực tuyến với đội ngũ hỗ trợ thông qua từ 1 – 800 cuộc trò chuyện mỗi ngày. Đặc biệt, với những người dùng đăng ký tài khoản bản quyền qua hệ thống đại lý của Microsoft chắc chắn sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng do không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, ngôn ngữ và múi giờ làm việc.
Hướng dẫn đăng ký Microsoft Exchange và Microsoft Outlook bản quyền
Sử dụng Microsoft Exchange và Microsoft Outlook bản quyền sẽ giúp người dùng hoàn thiện công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Do đó, người dùng cần tìm đơn vị đăng ký tài khoản uy tín là đối tác trực tiếp với Microsoft tại Việt Nam. Do đó, người dùng có thể tham khảo ngay các bước hướng dẫn được chúng tôi gợi ý như sau:
– Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng dựa trên quy mô nhân sự, lĩnh vực hoạt động hay chi phí hiện có của doanh nghiệp.
– Bước 2: Click chọn nút ĐĂNG KÝ NGAY.
– Bước 3: Tiếp nhận tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi.
– Bước 4: Nhận bảng báo giá chi tiết về các dịch vụ mà doanh nghiệp yêu cầu.
– Bước 5: Xác nhận thanh toán và ký kết hợp đồng theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
– Bước 6: Tiếp nhận tài khoản đăng ký thành công với địa chỉ email và mật khẩu tài khoản tương ứng.
– Bước 7: Đội ngũ kỹ thuật hướng dẫn và hỗ trợ người dùng trong suốt quá trình sử dụng.
Chỉ với 07 bước thực hiện trên đây, người dùng đã đăng ký thành công Microsoft Exchange và Microsoft Outlook cho doanh nghiệp của mình.
Lời kết
Với những thông tin của MSO trên đây, người dùng chắc hẳn đã phần nào hình dung được sự giống và khác nhau giữa Microsoft Exchange và Microsoft Outlook. Nếu người dùng cần hỗ trợ bất cứ câu hỏi nào hoặc tìm đơn vị đăng ký Microsoft 365 bản quyền vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777.