Nội dung bài viết
SLA là gì?
SLA là viết tắt của Service Level Agreement hay được tạm dịch là Thỏa thuận về mức độ dịch vụ. Điều này có nghĩa là SLA được hiểu đơn giản mà mức độ cam kết giữa hai bên bao gồm đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị sử dụng dịch vụ. Tất cả các cam kết này đều dựa trên mức độ thỏa thuận của cả 2 bên không chỉ bao gồm các yếu tố đơn giản như số lượng, tính khả dụng mà còn đi kèm cả trách nhiệm từ phía nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện.
Thông thường, việc sử dụng SLA ở các doanh nghiệp sẽ được thực hiện xử phạt theo các khung hình khác nhau trong trường hợp các nhà cung cấp không đáp ứng theo đúng thỏa thuận đã được cam kết trước đó.
IP SLA là gì?
Nếu như bạn đã trả lời được câu hỏi SLA là gì? thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về IP SLA để biết mối tương quan giữa 2 khái niệm này là gì?
IP SLA sẽ là phương thức theo dõi và báo cáo về hiệu suất mạng rất đáng tin cậy, đồng thời là khả năng cung cấp đường truyền lưu lượng và xác nhận máy chủ Web cụ thể đang chấp nhận kết nối. Phương pháp này sẽ giúp tạo ra các giám sát liên tục về lưu lượng mạng, áp dụng đúng trong thời gian thực và đưa ra các báo cáo thống kê với số liệu thực tế. Do đó, mỗi doanh nghiệp khi sử dụng SLA sẽ có một địa chỉ riêng gọi là IP SLA.
Ý nghĩa của việc sử dụng SLA là gì?
Bạn đã biết ý nghĩa của việc sử dụng SLA là gì chưa? Xét thấy vai trò của SLA hiện nay là một động lực thúc đẩy sự phát triển của cả doanh nghiệp với vai trò đem lại sự uy tín và tính chuyên nghiệp.
- Xây dựng quy trình, gia tăng hiệu quả thúc đẩy tiến trình làm việc với khách hàng nhanh chóng.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân sự, đối tác và khách hàng với doanh nghiệp.
- Phát hiện dễ dàng các sai phạm liên quan, xây dựng phương án hỗ trợ kịp thời.
- Hoàn thiện thiếu sót trong quy trình làm việc, rút ra bài học kinh nghiệm để cải tiến.
- Đo lường mức độ quan tâm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Nhận biết được năng lực của từng nhân sự trong doanh nghiệp để đưa ra phương thưởng phạt riêng hay đào tạo thêm về mặt kiến thức.
Với những ý nghĩa quan trọng này, các doanh nghiệp nên nhanh chóng xây dựng quy trình làm việc dựa trên SLA để tránh các rủi ro không đáng có và tạo điều kiện phát triển vươn lên các vị trí cao hơn trong lĩnh vực.
Nếu như trước đây phương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet thì nay rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã bắt đầu sử dụng và HVN – đơn vị cung cấp giải pháp điện toán đám mây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
HVN đã áp dụng SLA như thế nào trong cung ứng dịch vụ?
Sau khi đã trả lời được câu hỏi SLA là gì? và IP SLA là gì? Để quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể về cam kết chất lượng dịch vụ và các nội dung đi kèm của Tập đoàn HVN bao gồm MSO cung cấp dịch vụ của Microsoft 365, GCS cung cấp dịch vụ của Google Workspace, ZHS cung cấp dịch vụ của Zoho Workplace…
Điều kiện loại trừ:
Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp điện toán đám mây, hiện tại chúng tôi đang áp dụng những điều kiện loại trừ chung cho tất cả các dịch vụ. Ngoài ra tùy thuộc vào từng dịch vụ, chúng tôi sẽ có những điều khoản riêng biệt. Dưới đây là các nguyên nhân không được đưa vào áp dụng thời gian gây gián đoạn dịch vụ:
- Hệ thống đường truyền từ nhà cung cấp dịch vụ Internet của khách hàng (ISP) đến Data Center bị gián đoạn.
- Toàn bộ hệ thống bị gián đoạn đường truyền không thuộc trong phạm vi và tầm kiểm soát của HVN.
- Hệ thống quá tải do DOS, DDOS hoặc bị chủ đích tấn công máy chủ thuộc bất kỳ thành phần nào.
- Các trường hợp không thể lường trước do ngập lụt hay thiên tai.
- Tất cả các thao tác bất kỳ tác động trên Control Panel hay cấu hình được thực hiện do khách hàng hoặc do nhân viên trong quá trình hỗ trợ.
- Có những mục đích sử dụng sai hoặc vi phạm điều khoản trong Thỏa thuận sử dụng.
- Khách hàng có hành vi sử dụng vượt quá giới hạn cho phép về thông số kỹ thuật của từng dịch vụ.
- Dịch vụ bị ảnh hưởng trong thời điểm hết hạn hoặc đang trong quy trình gia hạn, nâng cấp, chuyển đổi.
- Sử dụng dịch vụ dùng thử (nếu có) hoặc đang được nâng tạm, mở tạm về thông số tài nguyên.
- Bất kỳ gián đoạn nào xuất phát từ nguyên nhân của máy tính, thiết bị hoặc trình duyệt trong quá trình truy cập.
- Xuất hiện lỗi phát sinh từ bên thứ ba như phần mềm và công nghệ.
- Ngoài ra là các trường hợp ngoài khả năng kiểm soát của HVN điển hình như: Thiết bị hư hỏng, sự cố đường truyền tại trung tâm dữ liệu được cung cấp ở bên thứ ba, chiến tranh, khủng bố,hỏa hoạn, cấm vận, sự cố mạng quốc gia hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin để giải đáp cho câu hỏi SLA là gì? Nếu quý doanh nghiệp còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ.