Nội dung bài viết
Remote Desktop là một trong những tính năng được sử dụng khá phổ biến ở người dùng Windows 10. Vậy làm thế nào để thiết lập tính năng Remote Desktop Windows 10? Cách sử dụng và thao tác ra sao? Hãy cùng MSO khám phá và tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ hữu ích này trong nội dung bài viết hôm nay.
Vậy Remote desktop windows 10 là gì?
Remote Desktop là một công cụ tiện ích của Microsoft, nó cho phép người dùng có thể dễ dàng thao tác và điều khiển máy tính khác từ xa thông qua mạng Internet, tựa như các ứng dụng TeamViewer, Chrome Remote Desktop hay Join.me. Theo đó, người dùng chỉ cần thiết lập một vài thao tác đơn giản, không cần cài đặt thêm các chương trình phụ trợ là đã có thể ngồi ở nhà, văn phòng làm việc, hay bất cứ nơi nào mình muốn và điều khiển được máy tính của người khác.
Hiện nay, tính năng Remote Desktop được sử dụng khá phổ biến và thường sẽ tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows 10. Giải pháp hữu ích để người dùng có thể hỗ trợ từ xa, quản lý máy chủ, thao tác sửa lỗi, hoặc truy cập vào tài nguyên, dữ liệu của máy tính một cách nhanh chóng.
*Lưu ý, Remote Desktop không phải là một tính năng được tích hợp sẵn trên Windows 10 Home, mà chỉ có trên Windows 10 Pro và Enterprise.
Hướng dẫn cài đặt Remote desktop trên windows 10 nhanh chóng
Để sử dụng Remote Desktop trên windows 10, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 2 cách thiết lập tính năng đơn giản dưới đây:
Thiết lập Remote desktop trên windows 10 bằng Settings
Thao tác thiết lập tính năng Remote desktop windows 10 bằng Settings nhìn chung khá đơn giản, gọn nhẹ với các bước sau:
– Bước 1: Mở cài đặt Settings tại thanh công cụ tìm kiếm Start (cửa sổ dưới cùng bên trái) hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I trên bàn phím. Sau đó, click chọn Settings.
– Bước 2: Tại giao diện Settings , người dùng tiếp tục tìm kiếm và click chọn System.
– Bước 3: Click chọn Remote Desktop từ danh sách menu bên trái, sau đó bật công tắc “Enable Remote Desktop” để thiết lập tính năng này.
– Bước 4: Người dùng có thể click chọn mục Advanced settings để mở cửa sổ cài đặt nâng cao và tinh chỉnh các tùy chọn bổ sung (nếu muốn).
*Tùy chọn Configure Network Level Authentication tại mục Advanced settings là một tính năng giúp đảm bảo kết nối an toàn hơn bằng việc yêu cầu người dùng xác thực với mạng máy tính trước khi họ có thể kết nối với các thiết bị.
– Bước 5: Để kết nối máy tính từ xa thông qua địa chỉ IP, người dùng hãy lưu lại địa chỉ IP hiển thị ở mục “PC name” để thuận tiện cho việc sử dụng sau này.
– Bước 6: Người dùng có thể sẵn sàng cho các kết nối đến máy tính từ xa thông qua ứng dụng trên máy tính hoặc các thiết bị khác.
Sử dụng Control Panel cài đặt Remote desktop trên windows 10
Ngoài truy cập ứng dụng cài đặt, người dùng cũng có thể dễ dàng bật tính năng Remote desktop trên máy tính windows 10 bằng bảng điều khiển (Control Panel). Thao tác cụ thể như sau:
– Bước 1: Tương tự như Settings, người dùng click vào biểu tượng Start (cửa sổ dưới cùng bên trái) để chọn mục Control Panel từ menu. Hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R → tìm kiếm Control Panel và chọn OK.
– Bước 2: Giao diện Control Panel Home hiện lên, người dùng tiếp tục click chọn System.
– Bước 3: Tại mục System, người dùng click chọn Allow remote access để thiết lập tính năng cho phép truy cập từ xa.
– Bước 4: Click chọn mục Allow Remote Assistance connections to this comuter tại giao diện System Properties để cho phép kết nối từ xa thiết lập với máy tính này.
– Bước 5: Nhấn Apply để xác nhận và OK để hoàn tất thao tác.
*Sau khi hoàn thành các bước, người dùng có thể sử dụng 1 trong các ứng dụng khách có sẵn từ một máy tính khác để thiết lập kết nối từ xa với thiết bị của mình. Đồng thời, người dùng cũng cần lưu ý rằng, khi đã bật tính năng này bằng bảng điều khiển (Control Panel), yêu cầu xác thực cấp độ mạng cũng sẽ được chọn mặc định.
Hướng dẫn truy xuất địa chỉ IP của thiết bị cần kết nối từ xa
Để thao tác tính năng Remote Desktop một cách dễ dàng, người dùng cũng cần phải biết được địa chỉ IP của thiết bị mà mình muốn kết nối và điều khiển từ xa. Theo đó, để lấy được địa chỉ IP, người dùng chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau:
– Bước 1: Nhấp chọn Windows + R để mở hộp thoại Run → sau đó tìm kiếm cmd.
– Bước 2: Tại hộp thoại Command prompt, người dùng nhập “ipconfig” → nhấn Enter → thao tác copy địa chỉ IP tại mục IPv4 Address một cách nhanh chóng.
Cách sử dụng Remote desktop trên windows 10 đơn giản nhất
Sau khi đã bật tính năng Remote desktop và truy xuất địa chỉ IP, người dùng có thể kết nối và điều khiển máy tính từ xa với các bước hướng dẫn cụ thể sau:
Hướng dẫn kết nối từ máy tính Windows khác
Không khó để người dùng có thể kết nối từ máy tính Windows khác với 03 thao tác đơn giản sau:
– Bước 1: Click Windows và tìm kiếm Remote desktop connection.
– Bước 2: Nhấn Enter để mở tính năng Remote desktop connection. Sau đó, nhập địa chỉ IP của máy tính ở mục Computer → click chọn Connect.
– Bước 3: Nhập đúng Username (tên người dùng) và Password (mật khẩu) nếu được yêu cầu.
Hướng dẫn kết nối từ iPad/iPhone
Nếu người dùng muốn thông qua iPhone/iPad để điều khiển máy tính từ xa, có thể thực hiện theo những hướng dẫn chi tiết sau:
– Bước 1: Người dùng tải ứng dụng Microsoft Remote Desktop trên iPhone/iPad của mình.
– Bước 2: Thao tác mở ứng dụng Microsoft Remote Desktop trên điện thoại.
– Bước 3: Click biểu tượng dấu cộng (+) ở góc trên bên phải → sau đó nhấn Desktop trong mục menu Add New là được.
– Bước 4: Tiếp tục nhập địa chỉ IP ở mục PC name → Done.
– Bước 5: Nhập đúng Username và Password nếu được yêu cầu.
*Lưu ý, thao tác kết nối Remote Desktop trên máy tính windows 10 từ điện thoại Android được thực hiện tương tự như khi kết nối từ iPhone hoặc iPad, rất đơn giản và gọn nhẹ.
Hướng dẫn kết nối từ máy Mac
Microsoft remote desktop for Mac cũng khá đơn giản, gọn nhẹ với các bước hướng dẫn sau:
– Bước 1: Người dùng tải ứng dụng Microsoft Remote Desktop.
– Bước 2: Mở Launchpad → sau đó click mở ứng dụng Microsoft Remote Desktop.
– Bước 3: Click chọn Add PC → nhập địa chỉ IP ở mục PC name và nhấn Add.
– Bước 4: Di chuyển đến mục Remote Desktop → chọn Remote Computer.
– Bước 5: Thao tác tương tự, Nhập đúng Username và Password nếu được yêu cầu
Tham khảo một số phím tắt trên Remote Desktop
Remote Desktop là một tính năng hữu ích, giúp người dùng hệ điều hành Windows 10 dễ dàng thao tác từ xa, đơn giản và tiện ích. Theo đó, để trải nghiệm trọn vẹn, người dùng chắc chắn không thể bỏ qua một số phím tắt cơ bản sau:
- Ctrl + Alt + End (tương ứng với Ctrl + Alt + Del trên máy tính từ xa): Hỗ trợ mở Task Manager hoặc tiến hành các thao tác bảo mật khác trên máy tính dù ở bất cứ đâu.
- Ctrl + Alt + (+/-): Phóng to hoặc thu nhỏ kích thước màn hình.
- Ctrl + Alt + Space: Mở hiển thị menu Windows Control
- Ctrl + Alt + Home: Mở hiển thị trình đơn Start trên máy tính từ xa.
- Ctrl + Alt + Break: Thiết lập chuyển đổi từ chế độ toàn màn hình.
- Ctrl + Alt + (+/-) ở thanh Taskbar: Phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ hiển thị.
- Alt + Insert: Thao tác chuyển đổi các ứng dụng đang chạy trong cửa sổ.
- Alt + F4: Đóng cửa sổ (hoặc ứng dụng) đang chạy trên màn hình.
- Alt + Page Up: Để chuyển qua màn hình trước đó trong cửa sổ hiển thị.
- Alt + Page Down: Chuyển qua màn hình tiếp theo trong cửa sổ hiển thị.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của MSO để người dùng có thể hiểu rõ hơn về Remote desktop windows 10 cùng một số kiến thức liên quan. Nếu có vướng mắc, hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 024.9999.7777, hoặc để lại lời nhắn tại LiveChat bên dưới để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.