Portal Azure là gì? Hướng dẫn sử dụng Portal Azure Microsoft

Khi nhắc đến nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chắc chắn không thể bỏ qua Portal Azure của Microsoft. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MSO để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ này.

Portal Azure là gì?

Portal Azure được hiểu đơn giản là một nền tảng điện toán đám mây với một cổng thông tin duy nhất của Microsoft Azure, cho phép người dùng truy cập và quản lý toàn bộ ứng dụng, dịch vụ và tài nguyên được lưu trữ.

Thông qua phần mềm này, chỉ với một bảng điều khiển duy nhất người dùng có thể theo dõi, cấu hình và triển khai các dịch vụ đám mây, có thể thực hiện việc quản lý dữ liệu cho đến việc xây dựng các giải pháp công nghệ một cách rất nhanh chóng và dễ dàng. Điều này sẽ giúp cho người dùng có thể tối ưu hóa quy trình quản lý và triển khai môi trường điện toán đám mây của mình hiệu quả hơn trên Microsoft Azure.

Portal Azure là gì?
Portal Azure là gì?

Để sử dụng phần mềm này, người dùng cần đăng ký tài khoản bản quyền và có thể kết hợp cùng với các ứng dụng của Microsoft 365 như Office 365, OneDrive, Microsoft Teams, Outlook… để hỗ trợ gia tăng hiệu suất công việc.

Nếu hiện tại, doanh nghiệp chưa có tài khoản bản quyền thì có thể liên hệ với MSO – đối tác cấp cao của Microsoft tại thị trường Việt Nam. Khi đăng ký tại MSO doanh nghiệp sẽ có ưu đãi được dùng thử 1 tháng miễn phí hoặc mua ngay sản phẩm tùy vào nhu cầu của mình. Bấm vào nút dưới đây để xem bảng giá ưu đãi nhất

Mua Microsoft 365 Bản Quyền Tại MSO

Các tính năng mà Portal Azure đang sở hữu

Portal Microsoft Azure là một trong những phần mềm quản lý ứng dụng, dịch vụ và các tài nguyên dữ liệu được người dùng sử dụng nhiều nhất. Vậy phần mềm này có những điểm gì vượt trội mà người dùng là quan tâm đến nó nhiều như vậy? Để giải đáp được những thắc mắc này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 05 tính năng quan trọng mà Portal Azure đang có ngay trong phần nội dung dưới đây của chúng tôi nhé:

Quản lý đa điểm

Đây được xem là một trung tâm quản lý tổng quan bao gồm các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, máy tính lưu trữ, máy ảo hoặc ứng dụng web… Hiện tại, Cloud Shell giao diện tích hợp giúp đảm bảo truy cập dễ dàng và không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào tại mục thông báo. Bên cạnh đó, việc ứng dụng phần mềm này trong doanh nghiệp còn đáp ứng nhu cầu sử dụng linh hoạt kết hợp với khả năng đồ họa tuyệt vời. 

Trải nghiệm cá nhân hóa

Người dùng có thể sử dụng để quản lý hệ thống ứng dụng theo nhu cầu với phong cách riêng biệt phù hợp với cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Khi đó, cổng Azure sẽ cung cấp các trang tổng quan để người dùng có thể ghim các ứng dụng yêu thích để tiện cho quá trình theo dõi và sử dụng bất cứ lúc nào. Bằng cách này, mọi nhu cầu sử dụng của người dùng đều được đáp ứng và xử lý kịp thời. 

Kiểm soát khả năng truy cập và bảo mật

Các tính năng mà Portal Azure đang sở hữu
Các tính năng mà Portal Azure đang sở hữu

Là một trong những phần mềm đặc biệt của Microsoft 365, Portal Azure sở hữu tính năng bảo mật đa lớp rất an toàn và hiệu quả. Tính năng này được thể hiện rất rõ nhất khi người quản lý hoặc lãnh đạo của doanh nghiệp đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin bao gồm lượng người truy cập, thời gian, người truy cập và các dịch vụ được truy cập… Tuy nhiên, chỉ tài khoản được cấp phép mới có thể thực hiện và kiểm soát với vai trò là cá nhân hoặc tổ chức. 

Hợp nhất dịch vụ trải nghiệm

Tiếp đến là một tính năng cũng rất thú vị mà người dùng Portal Azure không thể bỏ qua chính là khả năng trải nghiệm. Phần mềm này cung cấp hàng nghìn dịch vụ bao gồm cả mã nguồn mở và bộ ứng dụng làm việc của Microsoft 365. Với tính năng này, người dùng có thể làm việc đồng bộ chỉ với một nền tảng sử dụng duy nhất mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm việc. 

Khả năng hiển thị tốt hơn

Cuối cùng là tính năng hiển thị, đây được xem là một trong những điểm mạnh cực kỳ lớn của Portal Azure. Tại đây, người dùng có thể theo dõi đồng thời cả mức chi phí hiện và chi phí dự kiến được đưa ra sau đó tự động đưa ra các loại chi phí cuối cùng và cung cấp số lượng chi tiêu hàng tháng của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Chống mất mát dữ liệu và hỗ trợ khôi phục dữ liệu

Phần mềm Portal Azure cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng mạnh mẽ để giúp họ có thể chống các tình trạng mất mát dữ liệu trong doanh nghiệp, đồng thời cũng có thể hỗ trợ họ khôi phục những dữ liệu trong các trường hợp xấu xảy ra một cách dễ dàng. Những tính năng bảo vệ dữ liệu được phần mềm Azure Portal cung cấp bao gồm tính năng sao lưu và khôi phục dữ liệu, tính năng khôi phục sau thảm họa, tính năng quản lý phiên bản dữ liệu, tính năng bảo mật mã hóa, giám sát và cảnh báo dữ liệu.

Trong đó, nổi bật là tính năng quản lý phiên bản dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu. Tính năng sao lưu dữ liệu giúp người dùng có thể bảo vệ an toàn cho dữ liệu của mình khỏi mất mát do các sự cố không lường trước được.

Tính năng khôi phục sau thảm họa sẽ giúp người dùng có thể khôi phục dữ liệu ngay sau khi thảm họa xảy ra, giúp đảm bảo tính liên tục cho các hoạt động xoay quanh về dữ liệu. Tính năng quản lý phiên bản sẽ giúp người dùng có thể theo dõi, quản lý các phiên bản của dữ liệu, đồng thời giúp dễ dàng khôi phục lại phiên bản trước đó nếu cần.

Hỗ trợ phát triển các ứng dụng

Phần mềm Azure Portal cũng cung cấp cho người dùng những tính năng để giúp hỗ trợ cho họ có thể phát triển các ứng dụng mà họ cần. Trong đó bao gồm việc cung cấp cho họ môi trường phát triển tích hợp và các công cụ DevOps, khả năng quản lý API, dịch vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu, dịch vụ AI và học máy Machine Learning.

Các môi trường phát triển tích hợp mà Azure Portal sẽ giúp cho các lập trình viên có thể dễ dàng viết, kiểm tra và triển khai mã nguồn. Các dịch vụ AI và Machine Learning sẽ giúp họ tích hợp các tính năng thông minh vào ứng dụng của mình. Các công cụ DevOps sẽ giúp họ quản lý vòng đời phát triển phần mềm. Dịch vụ cơ sở dữ liệu sẽ giúp họ lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả,…

Bổ sung và phân phối Active Directory

Microsoft Azure Portal cũng cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng mạnh mẽ liên quan đến Active Directory, giúp người dùng có thể quản lý và bảo mật dữ liệu một cách mạnh mẽ. Những tính năng này bao gồm tính năng quản lý danh tính Microsoft Entra ID, xác thực đa yếu tố và đơn giản hóa quyền truy cập, truy cập có điều kiện, bảo vệ và quản lý danh tính, tích hợp ứng dụng và đăng nhập một lần.

Trong đó, Microsoft Entra ID sẽ cho phép người dùng có thể quản lý được tất cả danh tính và quyền truy cập vào các ứng dụng của mình từ một vị trí trung tâm, giúp tăng cường tối đa sự quản lý. Các tính năng như xác thực đa yếu tố, quản lý quyền, chính sách truy cập có điều kiện và tính năng đăng nhập một lần sẽ giúp người dùng có thể bảo vệ các dữ liệu của mình một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Đổi mới giải pháp IoT công nghiệp

Phần mềm Portal Microsoft Azure cũng cung cấp sự hỗ trợ lớn cho người dùng trong việc đổi mới giải pháp IoT qua rất nhiều những tính năng mạnh mẽ như Azure IoT Hub, Azure IoT, Azure Digital Twins và Azure IoT Edge.

Trong đó, Azure IoT Hub cung cấp khả năng kết nối và quản lý hàng tỷ thiết bị IoT khác nhau, Azure Digital Twins giúp người dùng có thể tạo ra các mô hình máy chủ ảo, Azure IoT cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu, Azure IoT Edge cho phép triển khai và quản lý các ứng dụng IoT tại biên. Điều này giúp người dùng có thể tối ưu hóa quy trình theo dõi, kiểm soát, quản lý và bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

Với tất cả những tính năng trên, người dùng có thể dễ dàng tích hợp làm việc cùng với phần mềm Portal Azure để phục vụ cho công việc hoặc cá nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Để có thể trả lời được câu hỏi tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm Microsoft Portal Azure, bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo trong bài viết này của chúng tôi nhé.

Tại sao nên sử dụng Portal Azure cho các doanh nghiệp?

Tại sao nên sử dụng Portal Azure cho các doanh nghiệp?
Tại sao nên sử dụng Portal Azure cho các doanh nghiệp?

Có thể nói Portal Azure được đánh giá là một trong những phần mềm quản lý ứng dụng tuyệt vời nhất được người dùng tin tưởng và lựa chọn. Dưới đây là những lý do khiến các doanh nghiệp không thể bỏ qua phần mềm đặc biệt này:

    • Phát triển hệ thống ứng dụng: Người dùng có thể tạo lập bất kỳ ứng dụng nào trên nền tảng của Azure để sử dụng.
    • Tính năng thử nghiệm đa nhiệm: Sau khi thiết lập ứng dụng thành công người dùng có thể sử dụng để thử nghiệm và phát triển. 
    • Host ứng dụng nhanh chóng: Tiếp đến sau khi thử nghiệm thành công ứng dụng, người dùng sử dụng phần mềm này để host ứng dụng. 
    • Tạo máy chủ ảo: Với sự trợ giúp của Azure, người dùng có thể tạo máy chủ ảo ở bất kỳ cấu hình nào mà mình mong muốn. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp, khi mà làm việc với rất nhiều môi trường khác nhau. 
    • Tích hợp đồng bộ nhiều tính năng khác nhau: Cùng lúc Azure cho phép người dùng tích hợp và đồng bộ với nhiều thiết bị cũng như thư mục ảo, giúp người dùng truy cập nhanh chóng và làm việc hiệu quả hơn.
    • Lưu trữ và thu thập số liệu nhanh chóng: Với các hoạt động đem lại hiệu quả tốt, người dùng có thể lưu trữ và thu thập dữ liệu dễ dàng. 
    • Ổ cứng ảo: Đây là một trong những phần mở rộng của máy chủ ảo, tại đây người dùng có thể lưu trữ được một lượng lớn dữ liệu mà không cần phải quan tâm đến dung lượng thiết bị lưu trữ. 
    • Khả năng phân tích: Phần mềm Portal Azure cung cấp nhiều tính năng để giúp người dùng có thể quản lý và phân tích dữ liệu, giúp hỗ trợ người dùng đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc khai thác dữ liệu, giúp người dùng trong doanh nghiệp có thể làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
    • Kết hợp dễ dàng: Với Azure Portal, người dùng có thể tích hợp đa dạng các dịch vụ khác nhau trong cùng một nền tảng quản lý đáng tin cậy, từ dịch vụ đám mây tại chỗ cho đến các dịch vụ đám mây công cộng. Giúp việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
    • Khả năng tương thích cao: Portal Azure cũng cung cấp cho người dùng các công nghệ mã nguồn mở, cho phép người dùng có thể sao lưu và phát triển ứng dụng một cách hiệu quả với nhiều ngôn ngữ và trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đơn giản và tối ưu hóa quy trình phát triển ứng dụng cho tổ chức mình.

Với những lý do trên, người dùng đã hiểu được vai trò của Portal Azure đối với doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu về các dịch vụ và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm này.

03 dịch vụ của Portal Azure Microsoft

Phần mềm Portal Microsoft Azure cùng lúc cung cấp tới hơn 200 dịch vụ khác nhau và được chia làm 18 loại chính bao gồm các mảng như máy tính, lưu trữ, mạng, di động, phân tích, di chuyển, trí tuệ nhân tạo, bảo mật… Dưới đây là 03 dịch vụ chính được sử dụng thường xuyên nhất hiện nay. 

Tính toán

03 dịch vụ của Portal Azure Microsoft
03 dịch vụ của Portal Azure Microsoft
  • Azure Virtual Machines: Chỉ trong vài giây thao tác, máy chủ ảo đã được tạo trong hệ điều hành Windows, Linux…
  • Dịch vụ điện toán đám mây: Tạo ứng dụng và mở rộng trên đám mây, sau khi ứng dụng này được triển khai, toàn bộ các giai đoạn từ cung cấp, theo dõi đến phân tích kết quả đều có thể thực hiện trên phần mềm Azure. 
  • Service Fabric: Toàn bộ microservice – ứng dụng chứa nhiều ứng dụng nhỏ sẽ được đơn giản hóa rất nhiều bước. 
  • Các Hàm: Sử dụng ngôn ngữ lập trình đa dạng bằng các hàm để tạo ứng dụng trên Portal Azure mà không đòi hỏi các yêu cầu liên quan đến phần cứng.
  • Azure Kubernetes Service: Giúp người dùng triển khai, quản lý và mở rộng các ứng dụng container của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Azure Batch: Cho phép người dùng thực hiện các công việc tính toán lớn theo lô, với tính khả dụng và khả năng mở rộng linh hoạt.
  • Azure Container Instances: Giúp người dùng chạy các container trên đám mây Azure mà không cần đến việc triển khai và quản lý một cụm Kubernetes.
  • Azure Virtual Machine Scale Sets: Cho phép người dùng tự động mở rộng các máy ảo dựa trên lưu lượng của ứng dụng.
  • Azure Batch AI: Là một dịch vụ tính toán, được tối ưu hóa để giúp người dùng huấn luyện mô hình máy học và học sâu trên nền tảng của Azure.
  • Azure HPC Cache: Là một dịch vụ lưu trữ cache dành cho các ứng dụng tính toán cao cấp, qua đó giúp cải thiện hiệu suất và giảm thời gian truy cập dữ liệu của người dùng.

Kết nối mạng

  • Azure CDN: Cung cấp toàn bộ nội dung cho người dùng và có thể gửi đến bất kỳ người dùng nào ở bất cứ khu vực nào. Dịch vụ này còn sử dụng một mạng lưới máy chủ để có thể truy cập dữ liệu với tốc độ nhanh chóng và chính xác hơn. 
  • Express Route: Cho phép kết nối mạng với bộ nhớ lưu trữ đám mây của Microsoft hoặc với bất kỳ dịch vụ nào khác thông qua kết nối ở chế độ riêng tư. 
  • Azure Virtual Network (VNet): Cho phép người dùng tạo ra các mạng ảo, giúp cùng lúc nhiều dịch vụ Azure có thể kết nối với nhau an toàn và riêng tư. 
  • Azure DNS: Dịch vụ này cho phép host các DNS domain hoặc domain của hệ thống.
  • Azure VPN Gateway: Cung cấp cho người dùng khả năng kết nối mạng an toàn giữa các mạng VNet trong hệ thống Azure và mạng riêng của họ.
  • Azure Load Balancer: Giúp phân phối lưu lượng mạng đến những máy ảo hoặc dịch vụ internet trên một cụm máy chủ ảo hoặc một dải địa chỉ IP.
  • Azure Traffic Manager: Giúp cân bằng lưu lượng mạng giữa các dịch vụ và ứng dụng đang hoạt động ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Azure Firewall: Là một dịch vụ bảo mật tường lửa, giúp người dùng có thể kiểm soát lưu lượng mạng đến mạng VNet của mình trong Azure.
  • Azure DDoS Protection: Giúp chống lại các cuộc tấn công DDoS và bảo vệ người dùng bằng cách giám sát và chặn các lưu lượng độc hại trước khi chúng tác động đến các ứng dụng và dịch vụ của họ.

Lưu trữ dữ liệu

  • Disk Storage: Cho người dùng chuyển từ HDD hoặc SSD làm tùy chọn lưu trữ với hệ thống máy ảo. phép 
  • Blob Storage: Tối ưu hóa lưu trữ dữ liệu bao gồm cấu trúc, văn bản và dữ liệu nhị phân.
  • File Storage: Dịch vụ quản lý file dữ liệu và được truy cập thông qua giao thức SMB.
  • Queue Storage: Dịch vụ lưu trữ số lượng lớn tin nhắn và truy cập bất kỳ vị trí nào.
  • Azure Table Storage: Là dịch vụ lưu trữ dữ liệu không cấu trúc và có khả năng mở rộng, giúp phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu có cấu trúc đơn giản.
  • Azure Data Lake Storage: Là dịch vụ lưu trữ dữ liệu lớn, dùng để giúp người dùng lưu trữ, phân tích và xử lý một lượng dữ liệu lớn, bao gồm cả những dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không cấu trúc.
  • Azure SQL Database: Là dịch vụ cơ sở dữ liệu trên đám mây, giúp cung cấp cho người dùng các khả năng mở rộng, bảo mật cùng với tính khả dụng cao cho dữ liệu có cấu trúc.
  • Azure Cosmos DB: Là một dịch vụ cơ sở dữ liệu đa mô hình, cung cấp cho người dùng khả năng mở rộng cao, phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi sử dụng thời gian thực.

Với những dịch vụ và công cụ này, đã giúp cho Microsoft Portal Azure trở thành một công cụ quản lý thông tin, dữ liệu vượt trội nhất hiện nay. Tiếp theo, hãy cùng với chúng tôi giải thích thêm về lý do tại sao mà công cụ này lại được người dùng lựa chọn nhiều như vậy bằng cách tìm hiểu về những sự khác biệt của nó so với những công cụ tương tự như AWS ngay trong phần nội dung tiếp theo nhé.

Sự khác biệt giữa Portal Azure vs AWS

Portal Azure và Amazon Web Services (AWS) đều là các nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới hiện nay, nhưng hai dịch vụ này cũng có một số điểm khác biệt quan trọng. Hãy cùng theo dõi bảng so sánh của chúng tôi ngay dưới đây để biết được những điểm khác biệt giữa Portal Azure và Amazon Web Services (AWS) nhé:

Portal Azure Amazon Web Services (AWS)
Khả năng tích hợp Cung cấp khả năng tích hợp sâu rộng với các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft như Office 365, Dynamics 365 và các công cụ phát triển khác như Visual Studio. Cung cấp khả năng tích hợp linh hoạt và hỗ trợ rộng rãi cho nhiều hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình khác nhau. Tuy nhiên nó có nhiều điểm hạn chế trong việc tích hợp với những dịch vụ và ứng dụng khác.
Bảo mật Cung cấp nhiều tính năng bảo mật như quản lý quyền truy cập trên toàn bộ tài khoản, sử dụng các chính sách bảo mật toàn diện cùng nhiều tính năng bảo mật và quản lý khác. Cung cấp các tính năng bảo mật bằng cách sử dụng các vai trò và chính sách kiểm soát quyền truy cập.
Các dịch vụ và công cụ Cung cấp nhiều dịch vụ như Azure DevOps, Azure Machine Learning và Azure IoT Hub, giúp hỗ trợ người dùng phát triển và quản lý các ứng dụng IoT công nghiệp. Cung cấp các dịch vụ như AWS Lambda, Amazon S3 và Amazon RDS.
Vùng khả dụng Có tới 140 vùng khả dụng trên toàn cầu Có 105 vùng khả dụng trên toàn cầu
Giá cả Cung cấp mô hình tính phí theo phút cùng với nhiều tùy chọn trả phí như trả trước hoặc trả hàng tháng Cung cấp mô hình tính phí theo giờ cùng với nhiều tùy chọn thanh toán khác nhau

Hướng dẫn Portal Azure login và cách sử dụng

Bước 1: Đăng ký tài khoản phần mềm Microsoft Azure Portal

Đăng ký tài khoản Microsoft Azure Portal với MSO

Bước 2: Truy cập https://login.microsoftonline.com/ để đăng nhập với tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng ký.

Hướng dẫn Portal Azure login và cách sử dụng
Hướng dẫn Portal Azure login và cách sử dụng

Bước 3: Sử dụng Licence

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure

Tiếp đến click chọn Subscriptions >> sau đó là Microsoft Azure

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure

Sau đó click chọn ADD sau đó chọn Role

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure

Trong mục Add User click chọn Invite và thao tác theo hình hướng dẫn dưới đây

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure

Sau đó click chọn +New và chọn vị trí sử dụng tương ứng.

Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Portal Azure

Bước 4: Ước lượng mức phí

Truy cập địa chỉ https://azure.microsoft.com/en-us/pricing/calculator/ để sử dụng công cụ tính phí này >> click chọn Add Item >> chọn dịch vụ muốn sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng Portal Microsoft Azure
Hướng dẫn sử dụng Portal Microsoft Azure

Tiếp đến click chọn Add Item để thu nhỏ và hiển thị công cụ tính phí như hình

Hướng dẫn sử dụng Portal Microsoft Azure
Hướng dẫn sử dụng Portal Microsoft Azure

Cuối cùng, người dùng chỉ cần click chọn loại, địa điểm và cấu hình sử dụng và chi phí sẽ được cập nhật tự động.

Xem thêm: Cập nhật Azure mới nhất vào 7/2024

Các câu hỏi thường gặp về Portal Azure

Có thể quản lý chi phí dịch vụ Azure trên Portal không?

Có, Azure cung cấp nhiều công cụ quản lý chi phí như Azure Cost Management và Azure Advisor, giúp bạn có thể theo dõi, quản lý và tối ưu hóa chi phí mà mình sử dụng trong Microsoft Portal Azure. Với những ứng dụng này, bạn có thể thiết lập ngân sách, nhận cảnh báo khi chi phí vượt quá mức chi phí dự kiến và xem báo cáo chi tiết về chi phí sử dụng.

Có thể truy cập Azure Portal trên thiết bị di động không?

Có, Microsoft cung cấp cho người dùng ứng dụng Azure dành cho các thiết bị di động bao gồm cả iOS và Android, cho phép người dùng quản lý và giám sát các dịch vụ Azure từ bất kỳ đâu. Vì thế, bạn có thể cài đặt và sử dụng ứng dụng này ngay trên các thiết bị di động của mình.

Làm thế nào để quản lý bảo mật trên Azure Portal?

Azure Portal cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ để quản lý bảo mật, bao gồm Azure Security Center, Azure Active Directory, Azure Policy và Azure Key Vault, giúp người dùng có thể quản lý, giảm sát và bảo vệ các tài nguyên của mình trên Azure. Bạn có thể sử dụng những công cụ này để quản lý bảo mật dữ liệu của mình trên Azure Portal.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin được MSO tổng hợp để người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về Portal Azure. Trong quá trình tham khảo, nếu người dùng có bất cứ câu hỏi nào cho chúng tôi vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua những thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất từ đội ngũ kỹ thuật và chuyên kinh doanh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.

———————————————————

Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam

Hotline: 024.9999.7777

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

han che va gioi han trong onedrive va sharepoint

Các hạn chế và giới hạn trong OneDrive và SharePoint (Phần 1)

Các hạn chế và giới hạn áp dụng cho tên tệp và loại tệp khi đồng bộ hóa với OneDrive và SharePoint trong Microsoft 365
Hướng dẫn đăng ký và kiểm tra license office 365 nhanh nhất

Hướng dẫn đăng ký và kiểm tra License Office 365

Khi người dùng sử dụng phần mềm Microsoft mà không được cấp License Office 365 thì rất có thể công cụ được cài đặt không ...
cách mua microsoft 365 bản quyền

Hướng dẫn doanh nghiệp 02 cách mua Microsoft 365 bản quyền uy tín

Nếu như doanh nghiệp vẫn chưa biết cách mua Microsoft 365 hay Office 365 bản quyền thì có thể tham khao ngay những hướng dẫn ...
khắc phục sự cố search not working in outlook

08 cách khắc phục sự cố search not working in Outlook

Trong quá trình sử dụng phần mềm email của Microsoft, một vài người dùng sẽ gặp phải sự cố search not working in Outlook. Do ...
Lên đầu trang