Nội dung bài viết
Chuyên gia Justin Jett – Giám đốc kiểm toán của công ty phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp an ninh mạng và xử lý sự cố kỹ thuật Plixer, cho biết phishing email là hình thức tấn công hiện đang được hacker sử dụng phổ biến trong việc lấy cắp thông tin người dùng, xâm nhập và tấn công hệ thống email doanh nghiệp. Vậy vấn đề đặt ra là “Phishing email là gì?” và “Đâu là những công cụ ngăn chặn phishing email?”.
Phishing email là gì?
Phishing email (email giả mạo) là sự kết hợp của thuật ngữ “Fishing for information” (câu thông tin) và “Phreaking” (trò lừa đảo) nhằm ám chỉ việc sử dụng những trò lừa đảo để câu lấy thông tin của người dùng.
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1987, phishing email tạo bởi các hacker với giao diện trông giống của các tổ chức, công ty hoặc ngân hàng được gửi tới cho khách hàng nhằm thu thập thông tin, xâm nhập hệ thống dữ liệu của người dùng thông qua các link có chứa mã độc được đính kèm.
Với vẻ ngoài trông giống email của một doanh nghiệp nào đó rất đáng tin, người dùng dễ dàng bị lừa và không ngần ngại click vào link được gửi, sau đó bị yêu cầu cung cấp các thông tin đăng nhập như tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin cá nhân,…
Tuy người dùng đều có những hiểu biết nhất định về vấn đề “Phishing email là gì?”, nhưng thời gian càng trôi qua, thì các phishing email càng trở nên tinh vi và khó nhận biết hơn, thậm chí còn có thể lừa được người dùng am hiểu, có hiểu biết và kinh nghiệm trong việc xử lý email độc hại trước đó.
Càng ngày càng tinh vi và luôn đạt hiệu quả cao, phishing email là phương tiện xâm nhập và tấn công trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, thậm chí còn đưa cả phần mềm độc hại vào mạng các doanh nghiệp như ransomware (mã độc tống tiền), gây ra nhiều hiệu quả khó lường cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Vì thế, hiểu được “Phishing email là gì?” chỉ là bước khởi đầu để tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu về những công cụ giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của phishing email.
Cách nhận biết Phishing email
Email chứa thông tin khẩn cấp: Đây là một thủ thuật phổ biến được sử dụng trong các email lừa đảo có tính chất được nên rõ trong phần “Phishing email là gì?”. Thông thường, những loại email này sẽ yêu cầu người nhận bấm, gọi hoặc mở tệp đính kèm ngay lập tức để có cơ hội nhận thưởng hoặc có thể bị phạt.
Việc sử dụng những từ ngữ mang tính khẩn cấp và cần thao tác ngay, người dùng sẽ mất đi sự cảnh giác và tự động làm theo mà không thông qua lời tư vấn của người khác.
Email là người dùng mới hoặc lần đầu gửi mail cho bạn: Việc nhận email từ người dùng mới hoặc người lạ mới lần đầu gửi thư cho bạn là chuyện không khó gặp. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu để bạn đề phòng và tránh được sự tấn công của phishing email. Nhằm đảm bảo an toàn, người dùng nên dành thời gian để tìm hiểu về người gửi trước khi có bất kỳ hành động nào như được yêu cầu trong nội dung thư.
Lời chào chung: Việc sử dụng email trong công ty và doanh nghiệp để phục vụ công việc yêu cầu người gửi cũng như người nhận có sự trao đổi thường xuyên, cũng như tìm hiểu kỹ trước khi gửi thư.
Do đó, sẽ có điểm nghi ngờ nếu bạn nhận được email có chứa lời chào như “Kính gửi”, hoặc “Dear Sir/Madam” một cách chung chung, hãy cẩn thận và đề phòng trước khi click vào bất kỳ tài liệu hay liên kết đính kèm, rất có thể đó là những phishing email có chức năng độc hại như đã đề cập trong “Phishing email là gì?”.
Sai chính tả và ngữ pháp kém: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp và công ty thường có đội ngũ biên tập nhằm đảm bảo nội dung gửi khách hàng và đối tác được hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Vì thế, trong trường hợp bạn nhận được những email có chứa quá nhiều lỗi chính tả, hoặc lỗi ngữ pháp, rất có thể đó là email độc hại.
Email có tên miền không khớp: Đối với những email tự nhận đến từ một công ty, doanh nghiệp nào đó nhưng tên miền email có vấn đề thì người dùng nên cẩn trọng và đề phòng. Ví dụ, email đó tự nhận đến từ Microsoft nhưng tên miền email lại là “gmail.com”, hoặc viết sai “micros0ft.com”, “mirosoft.com”,…nhiều khả năng đây đều là những phishing email có ý định xâm nhập và tấn công tài khoản của bạn.
Email chứa các liên kết hoặc tệp đính kèm đáng ngờ: Một trong những thủ thuật phổ biến để tấn công tài khoản của bạn là gửi đính kèm những liên kết hoặc tệp đính kèm có nội dung và tên đường dẫn không liên quan nhau. Ngay sau khi người dùng click vào những liên kết đó đồng nghĩa với việc tài khoản email và thiết bị của bạn đã bị những phishing email như được đề cập ở “Phishing email là gì?” tấn công.
3 công cụ ngăn chặn Phishing email
Phishing email luôn là nỗi lo lớn của các doanh nghiệp sử dụng thư điện tử như công cụ chính cho công việc hàng ngày bởi những tác hại nó ẩn chứa như được đề cập trong “Phishing email là gì?”. Chính vì thế, các chuyên gia bảo mật và an ninh mạng đã tạo ra những bộ công cụ hữu ích nhằm bảo vệ cho doanh nghiệp khỏi sự tấn công.
Dưới đây là bộ 3 công cụ ngăn chặn phishing email, có chức năng hỗ trợ nhau để tạo ra “tấm khiên” phòng thủ nhiều lớp chống lại sự xâm nhập và tấn công của email độc hại.
Tinh năng bảo vệ liên kết
Để giảm nguy cơ bị lây nhiễm mã độc từ những phishing email thì yêu cầu một số chức năng cần bật lên, một trong số đó là tính năng bảo vệ liên kết trong lúc cài đặt email công ty. Với tính năng này, các liên kết dẫn đến thao tác download phần mềm độc hại đều bị loại bỏ, giúp nâng cấp bộ lọc thư rác nhằm giảm thiểu số lượng thư được gửi đến email.
Tính năng bảo vệ liên kết sử dụng mô hình heuristic nâng cao có mục đích tìm kiếm những email có chứa từ ngữ xấu hoặc từ khóa tương tự email độc hại đã từng được phân loại với tính chất tương tự như được nhắc đến trong “Phishing email là gì?”.
Tuy tính năng này không thể ngăn chặn tất cả các liên kết chưa được xác định, cũng như loại bỏ hoàn toàn hết những phishing email, nhưng đóng vai trò là tuyến phòng thủ hiệu quả trong việc giảm thiểu số lượng email độc hại đi qua hộp thư đến của người dùng.
Áp dụng hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập
Với chức năng tìm và loại bỏ những cuộc tấn công trước khi nó có thể lây lan cho các hệ thống khác, hệ thống này thường được kết hợp cùng với các biện pháp bảo mật tại thiết bị đầu cuối (ví dụ phần mềm diệt virus được cài đặt trên máy tính).
Tuy nhiên, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập không thực sự hiệu quả trong việc tìm kiếm và tiêu diệt những phần mềm độc hại hoặc mã độc có mức độ tinh vi cao do hệ thống thường bỏ sót các hoạt động độc hại diễn ra trong khoảng thời gian ngẫu nhiên.
Vì thế, để phát huy tốt chức năng nhất có thể trong việc ngăn chặn cuộc xâm nhập và tấn công từ những thư chứa mã độc như được giới thiệu ở “Phishing email là gì?”, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập thường được kết hợp với một số công cụ khác.
Công cụ phát hiện và phản ứng mạng (NDR)
Hoạt động dựa trên cách áp dụng “học máy và những kỹ thuật phân tích khác cho lưu lượng mạng”, NDR có vai trò phát hiện những lưu lượng đáng ngờ, sau đó phân tích hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các phần mềm độc hại vào hệ thống bảo mật khác.
Hoạt động dựa trên hành vi và luồng, các công cụ NDR là sự bổ sung hiệu quả cho các giải pháp phát hiện dựa vào chữ ký, và phát hiện được những hoạt động bất thường nhờ vào lưu lượng mạng đã biết được trước đó.
Mỗi công cụ khi tách riêng khó có thể đạt được mục đích hiệu quả hoàn toàn, nhưng nếu được kết hợp với nhau thì sẽ tạo nên “hàng phòng thủ” nhiều lớp vô cùng hiệu quả trong việc làm giảm tác hại gây ra của những cuộc xâm nhập và tấn công lừa đảo trực tuyến bằng phishing email như đã được giải thích trong phần “Phishing email là gì?”.
Trong trường hợp bạn đã mua các gói Microsoft 365 dành cho doanh nghiệp hoặc đã được cấp email tên miền, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ email của mình khỏi những cuộc tấn công lừa đảo. Ứng dụng Microsoft Defender được tích hợp với Office 365 sẽ giúp bảo vệ email của bạn bằng tính năng chống lừa đảo.
Với sự đảm bảo an toàn đến từ Microsoft – thương hiệu dẫn đầu trong vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, các gói Microsoft 365 chính là sự lựa chọn hoàn hảo và thích hợp dành cho các doanh nghiệp – nơi luôn đặt vấn đề bảo mật dữ liệu làm ưu tiên hàng đầu.
Lời kết
Hiện nay, MSO – Đại lý ủy quyền chính thức của Microsoft tại Việt Nam – đang cung cấp đa dạng các gói Microsoft 365 dành cho tổ chức và doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau của người dùng. Vì thế hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 024.9999.7777 để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và nhiệt tình về các gói giải pháp Microsoft 365 cho doanh nghiệp cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề “Phishing email là gì?”.