Phần mềm hệ thống là gì? Những ví dụ thực tế về phần mềm hệ thống

Bất cứ một thiết bị điện tử nào muốn hoạt động cũng cần đến sự hỗ trợ của phần mềm hệ thống bao gồm cả máy tính. Vậy phần mềm hệ thống là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ các thông tin thông qua bài viết được chuẩn bị dưới đây.

Bất cứ một thiết bị điện tử nào muốn hoạt động cũng cần đến sự hỗ trợ của phần mềm hệ thống bao gồm cả máy tính. Vậy phần mềm hệ thống là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ các thông tin thông qua bài viết được chuẩn bị dưới đây.

Phần mềm hệ thống là gì?

Phần mềm hệ thống được biết đến là tập hợp bao gồm toàn bộ những chương trình được sử dụng với mục đích quản lý nguồn tài nguyên của thiết bị máy tính cùng với các thiết bị kết nối trực tiếp. Khi đó, hệ thống sẽ cho phép người dùng và phần mềm có thể tương tác với phần cứng của máy tính một cách hiệu quả nhất.

Phần mềm hệ thống là gì
Phần mềm hệ thống là gì

Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu phần mềm hệ thống gồm các thiết kế từ cơ bản đến nâng cao để hỗ trợ người dùng có thể giao tiếp với các phần cứng dễ dàng. Hiện nay, thuật ngữ này đã và đang được sử dụng rộng rãi để người dùng có thể biết đến với các phần mềm quen thuộc như trình sửa lỗi, trình liên kết hay trình biên dịch. Để hiểu rõ hơn về phần mềm này, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay.

Các phần mềm hệ thống phổ biến nhất hiện nay

Nếu người dùng vẫn chưa biết phân loại phần mềm hệ thống bao gồm những gì thì có thể tham khảo nội dung dưới đây. Lưu ý, có rất nhiều cách thức để phân loại đâu là phần mềm hệ thống nhưng chúng tôi đánh giá cao nhất về 03 loại sau:

Hệ điều hành (Operating System)

Các phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay
Các phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay

Hệ điều hành là phần mềm hệ thống được đánh giá cực kỳ quan trọng nhằm mục đích quản lý toàn bộ thiết bị thuộc phần cứng và nhiều tài nguyên đa dạng trên máy tính. Chúng cung cấp cho máy tính một giao diện người dùng đồ họa (GUI) để nhằm giúp người dùng có thể tương tác với máy tính một cách trực quan và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu đơn giản đây chính là cầu nối trung gian để hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng giao tiếp với phần cứng của máy tính. Bằng cách này, một môi trường giúp người dùng phát triển các ứng dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn điển hình như việc sử dụng sẵn các phần mềm có trên thiết bị máy tính.

Hơn thế nữa, hiện nay hệ điều hành không chỉ hoạt động riêng trên thiết bị máy tính mà người dùng còn có thể trải nghiệm cả trên điện thoại di động hay máy tính bảng với Android, iOS, Windows, Linux hay MacOS. Các hệ điều hành phổ biến này không chỉ giúp quản lý phần cứng và phần mềm mà còn hỗ trợ người dùng đa chức năng, đồng thời giúp họ bảo mật thiết bị và kết nối mạng một cách dễ dàng hơn

Phần mềm điều khiển thiết bị (Device Drivers)

Các phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay
Các phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay

Tiếp đến là một dạng phần mềm hệ thống mà người dùng cần biết chính là phần mềm điều khiển dành cho các thiết bị. Loại phần mềm này hay còn được biết đến với một tên gọi khác là Driver, đay là một phần không thể thiếu trong hệ thống máy tính của người dùng, nó được ví như một cây cầu nối giữa phần mềm và phần cứng của thiết bị.

Dạng phần mềm này có chức năng giúp hệ điều hành có thể giao tiếp và điều khiển phần cứng một cách chính xác, từ đó giúp đảm bảo cho những thiết bị được hoạt động một cách hiệu quả và ổn định hơn. Bằng cách này, người dùng có thể sử dụng khả năng tương tác để có thể điều khiển chương trình máy tính, hệ điều hành với đa dạng các ứng dụng khác nhau hoặc chỉ riêng với thiết bị phần cứng thiết bị của mình.

Hiện nay, người dùng có thể thấy được những phần mềm điều khiển thiết bị quen thuộc trên máy tính bao gồm như bảng điều khiển (Control Panel), bảo mật hệ thống (Security Software) và cập nhật hệ thống (System Updater). Phần mềm cập nhật hệ thống và phần mềm bảo mật hệ thống sẽ giúp người dùng có thể cập nhật những bản vá của hệ thống, để giúp cho thiết bị có thể hoạt động với hiệu suất tốt hơn đồng thời giúp tăng cường khả năng bảo mật hệ thống cho người dùng. Bảng điều khiển giúp người dùng có thể làm việc và quản lý hệ thống hiệu quả hơn.

Phần mềm tiện ích

Các phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay
Các phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay

Phần mềm tiện ích, hay còn được gọi là Utility software, đây là những dạng phần mềm được thiết kế để giúp hệ thống có thể phân tích, cấu hình, tối ưu hóa và bảo vệ máy tính của người dùng một cách năng suất và đạt được hiệu quả cao hơn. Những loại phần mềm hệ thống này có khả năng hỗ trợ cơ sở hạ tầng máy tính và thường được hoạt động với mục tiêu tập trung vào các tác vụ chính như chặn virus hay là chẩn đoán lỗi trên hệ thống.

Các phần mềm tiện ích hệ thống phổ biến nhất hiện nay bao gồm như trình quản lý tệp và thư mục (File Explorer/File Manager), trình quản lý tác vụ (Task Manager) và trình quản lý năng lượng (Power Management). Đây điều được xem như là các công cụ quan trọng trong hệ thống máy tính của người dùng, chúng đều có chức năng chính là duy trì và cải thiện hiệu suất làm việc của hệ thống máy tính của người dùng.

Sau khi đã hiểu rõ về các loại phần mềm hệ thống, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự khác biệt giữa phần mềm này so với phần mềm ứng dụng thông qua nội dung bên dưới như sau.

03 điểm khác biệt nổi bật giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

Để phân biệt hai loại phần mềm này, người dùng có thể dựa vào 03 yếu tố được chúng tôi gợi ý như sau:

Điểm khác biệt giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Điểm khác biệt giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

Cách sử dụng

Phần mềm hệ thống sẽ sử dụng để quản lý các điều kiện liên quan đến phần cứng, phần mềm của các ứng dụng khác khi được cài đặt trên thiết bị để sử dụng. Với phần mềm ứng dụng, sẽ đảm nhận các nhiệm vụ chi tiết hơn tùy thuộc vào từng ứng dụng được tạo ra. Khi đó, phần mềm này sẽ không thực hiện các nhiệm vụ không trong phạm vi. Đây chính là điểm khách biệt về cách thức sử dụng mà người dùng có thể tham khảo.

Cách cài đặt

Một yếu tố tiếp theo để người dùng có thể dễ dàng phân biệt giữa 02 phần mềm này chính là phương thức cài đặt. Phần mềm hệ thống sẽ được cài đặt trực tiếp vào trong vào thời điểm hệ điều hành được cài đặt trên thiết bị máy tính và người dùng có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Còn về phần mềm ứng dụng sẽ chỉ được cài đặt khi người dùng muốn sử dụng. Ví dụ như bộ ứng dụng văn phòng Office 365 nếu người dùng muốn sử dụng sẽ phải cài đặt về máy.

Thời gian triển khai

Nếu xét về thời gian có thể triển khai, cả 02 phần mềm này sẽ có sự khác biệt rõ ràng để người dùng đánh giá như sau. Phần mềm hệ thống sẽ khởi chạy ngay sau khi người dùng tiến hành khởi động thiết bị máy tính và hoạt động xuyên suốt trong quá trình làm việc. Còn phần mềm ứng dụng sẽ hoạt động theo yêu cầu của người dùng, khi máy tính tắt thì phần mềm này cũng dừng hoạt động.

Dựa 03 yếu tố trên, người dùng đã dễ dàng phân biệt được phần mềm ứng dụng. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tính năng quan trọng mà phần mềm hệ thống đang sở hữu.

04 đặc tính quan trọng mà phần mềm hệ thống sở hữu

Với chức năng của phần mềm hệ thống được ứng dụng phổ biến như hiện nay chắc hẳn phải sở hữu đầy đủ các tính năng quan trọng. Do đó, người dùng có thể tham khảo thông tin này thông qua nội dung được chúng tôi chuẩn bị bên dưới.

Tốc độ cao

04 đặc tính quan trọng của phần mềm hệ thống
04 đặc tính quan trọng của phần mềm hệ thống

Một phần mềm hệ thống sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như điều khiển hệ thống CPU, bàn phím, chuột, màn hình, ổ đĩa hay máy in…Khi đó, phần mềm này sẽ hoạt động mật thiết với hệ điều hành, bởi lẽ khi không hoạt động đúng chức năng toàn bộ thiết bị máy tính có thể bị lỗi bất cứ lúc nào. Bởi vậy, phần mềm này luôn đạt tốc độ hoạt động ở mức cao nhất để đáp ứng nhu cầu làm việc của người dùng.

Sử dụng linh hoạt

04 đặc tính quan trọng của phần mềm hệ thống
04 đặc tính quan trọng của phần mềm hệ thống

Số lượng chương trình có thể chạy trên phần mềm hệ thống chính là minh chứng cho đặc tính sử dụng linh hoạt. Một ví dụ điển hình để người dùng có thể dễ dàng hình như Microsoft Windows là hệ điều hành có thể hỗ trợ chạy cùng lúc hàng trăm ứng dụng, người dùng sẽ sử dụng phiên bản trả phí hoặc không trả phí tùy thuộc vào ứng dụng lựa chọn tải về.

Kiểm soát chặt chẽ

04 đặc tính quan trọng của phần mềm hệ thống
04 đặc tính quan trọng của phần mềm hệ thống

Một đặc tính nữa mà người dùng không nên bỏ qua khi nhắc đến phần mềm hệ thống chính là khả năng kiểm soát chặt chẽ. Bởi lẽ, việc thay đổi và thiết lập cấu hình sẽ không diễn ra đơn giản như người dùng nghĩ mà chúng còn phải trải qua rất nhiều các bước khó khăn. Với một vài các hệ thống đòi hỏi yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, người dùng không thể tự tiến hành cài đặt mà cần có sự hỗ trợ của bên thứ ba.

Mối quan hệ với hệ thống

Một đặc tính cuối cùng mà người dùng cần biết chính là mối quan hệ giữa phần mềm hệ thống và hệ thống được xác định rất rõ ràng thông qua khả năng tiếp cận. Khi phần mềm của hệ thống nằm riêng biệt thì đây chính là một trong những hệ thống hoạt động độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc nó không kết nối hệ thống và không truy xuất bất kỳ tập tin lưu trữ nào.

Sau khi đã tìm hiểu về những đặc điểm của phần mềm hệ thống, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tham khảo về những ví dụ thực tiễn để dễ dàng liên tưởng hơn khi nhắc đến phần mềm này.

Một vài các ví dụ về phần mềm hệ thống thực tế phổ biến nhất

Để người dùng dễ dàng hình dung hơn về phần mềm hệ thống chúng tôi đã chuẩn bị các ví dụ thực tế bao gồm như sau:

Windows

Ví dụ về phần mềm hệ thống
Ví dụ về phần mềm hệ thống

Hệ điều hành Windows là một trong các phần mềm hệ thống phổ biến nhất trên thế giới, được cung cấp và sử dụng cho hàng triệu người dùng máy tính hiện nay. Đây được xem là một phần mềm hệ thống lớn nhất hiện tại với nhiều giải pháp phần mềm hệ thống bao gồm File Explorer, Task Manager, trình quản lý năng lượng Power Options, Windows Defender cùng nhiều loại phần mềm hệ thống khác nữa.

File Explorer là phần mềm hệ thống tiện ích, cung cấp cho người dùng hệ điều hành Windows khả năng quản lý và truy cập tập tin một cách dễ dàng. Task Manager cũng là một dạng của phần mềm tiện ích, cung cấp cho người dùng khả năng truy cập vào những thông tin chi tiết của các ứng dụng và tác vụ đang chạy trong hệ thống máy tính. Power Options là một công cụ tiện ích cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các cài đặt để tối ưu hóa năng lượng và hiệu suất cho máy tính của người dùng.

Trong khi đó, Windows Defender trong thiết bị hệ điều hành Windows là một phần mềm điều khiển thiết bị, giúp người dùng có thể bảo vệ hệ thống máy tính của mình tránh khỏi những phần mềm và các mối đe dọa độc hại đến bảo mật an ninh mạng.

Linux

Ví dụ về phần mềm hệ thống
Ví dụ về phần mềm hệ thống

Linux cũng là một trong những ví dụ về phần mềm hệ thống điển hình nhất, hệ điều hành này được hoạt động dựa trên những mã nguồn mở, được sử dụng rộng rãi với nhiều biến thể khác nhau như Ubuntu, Fedora hay CentOS. Phần mềm hệ thống này cung cấp cho người dùng một trình quản lý và điều khiển thiết bị như Nautilus, Thunar hoặc Dolphin và Terminal, giúp người dùng có thể làm việc dễ dàng hơn với những máy tính này.

Các phần mềm tiện ích quản lý tập tin hệ thống như Nautilus, Thunar hoặc Dolphin được triển khai tùy thuộc vào môi trường desktop được chọn, có nhiệm vụ cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa để quản lý tập tin trên hệ thống. Trong khi đó, Terminal là một phần mềm điều khiển thiết bị, đây là một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý hệ thống Linux.  Terminal cung cấp cho người dùng một khả năng thực hiện các lệnh thông qua dòng lệnh để tương tác với hệ thống thiết bị đó.

MacOS

Ví dụ về phần mềm hệ thống
Ví dụ về phần mềm hệ thống

Một ví dụ điển hình khác của các phần mềm hệ thống đó là hệ điều hành macOS, cung cấp cho người dùng một nền tảng thiết yếu để chạy những ứng dụng và quản lý phần cứng hệ thống thiết bị đó. Hệ điều hành macOS cung cấp cho người dùng những chương trình, phần mềm tiện ích hệ thống như trình quản lý năng lượng Energy Saver, quản lý tệp tin Finder và phần mềm điều khiển thiết bị như XProtect và System Preferences.

Energy Saver có chức năng giúp người dùng quản lý năng lượng hiệu quả và Finder giúp người dùng có thể quản lý tệp tin và thực mục trong hệ thống thiết bị một cách trực quan. XProtect cung cấp khả năng tăng cường bảo mật cho hệ thống thiết bị macOS bằng cách phát hiện và ngăn chặn các loại phần mềm độc hại. Còn System Preferences cung cấp cho người dùng một bảng điều khiển để giúp người dùng có thể thực hiện những cài đặt cho hệ thống.

Tất cả các phần mềm hệ thống này trên macOS sẽ đều có chức năng quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động ổn định và an toàn của máy tính.

Ngoài những ví dụ trên thì hệ điều hành Android và iOS cũng là một ví dụ về phần mềm hệ thống điển hình mà người dùng thường gặp nhất. Những phần mềm này đều là một loại chương trình công nghệ điện tử được thiết kế để giúp vận hành phần cứng và những ứng dụng trong thiết bị. Còn những ví dụ phổ biến về phần mềm ứng dụng được biết đến nhiều nhất chính là các phần mềm Microsoft Office 365 như Excel, Word, Access, PowerPoint, OneDrive, Teams… Đây đều là những phần mềm ứng dụng mà người dùng có thể tải về thiết bị của mình để sử dụng. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà người dùng cần biết để giải đáp cho câu hỏi phần mềm hệ thống là gì đồng thời là những thông tin chi tiết của MSO về các loại và những ví dụ về phần mềm hệ thống.

Trong quá trình nghiên cứu về chủ đề này, nếu người dùng còn gặp khó khăn ở bất cứ vấn đề nào vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua những thông tin liên hệ phía dưới đây để được giải đáp sớm nhất nhé.

———————————————————

Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam

Hotline: 024.9999.7777

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

mẫu hóa đơn bán hàng excel

Hướng dẫn tạo mẫu hóa đơn bán hàng Excel chuyên nghiệp

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hoặc mẫu hóa đơn bán hàng phục vụ nhu cầu sử dụng của đại đa số người dùng ...
cách xóa 1 trang trong Word

Hướng dẫn cách xóa 1 trang trong Word trên Windows & MacOS

“Làm cách nào để xóa 1 trang trong Word?” là câu hỏi của rất nhiều người dùng hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi đã ...
Chức năng chính của Microsoft Word là gì?

Tìm hiểu chức năng chính của Microsoft Word là gì?

Với những tiện ích tuyệt vời mang đến cho người dùng, Microsoft Word xứng đáng là bộ soạn thảo văn bản phổ biến và được ...
microsoft project là gì

Microsoft Project là gì? Lý do khiến doanh nghiệp phải sử dụng MS Project

Microsoft Project là phần mềm quản lý dự án được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy Project là gì? Và lý do vì sao các ...
Lên đầu trang