Nội dung bài viết
Hầu hết người dùng đám mây đều rất quen thuộc với Onedrive – dịch vụ lưu trữ đám mây trực tuyến được cung cấp bởi Microsoft với nhiều tính năng nổi bật. Tuy nhiên, để có thể phân biệt Onedrive and Onedrive for Business, thì không phải ai cũng rõ. Hiểu được điều này, MSO với nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp người dùng có được những tiêu chí so sánh và nhận định “chuẩn” giữa hai dịch vụ này.
Onedrive là gì?
OneDrive là dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft, được tối ưu cho việc sử dụng cá nhân và doanh nghiệp. Người dùng có thể truy cập OneDrive qua mọi trình duyệt web hoặc ứng dụng trên các thiết bị khác nhau, từ máy tính đến điện thoại di động, mang đến sự tiện lợi trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu. Dịch vụ này cho phép upload, lưu trữ, và đồng bộ các tệp tin như tài liệu, ảnh, và video một cách nhanh chóng. Ngoài ra, OneDrive còn hỗ trợ chia sẻ dữ liệu an toàn, làm việc nhóm, và chỉnh sửa tệp trực tuyến theo thời gian thực, đáp ứng nhu cầu cộng tác hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số
Onedrive for Business là gì?
OneDrive for Business là giải pháp lưu trữ đám mây do Microsoft cung cấp, được tối ưu hóa cho các doanh nghiệp và tổ chức với nhu cầu quản lý dữ liệu chuyên nghiệp. Khác biệt so với OneDrive cá nhân, OneDrive for Business hỗ trợ lưu trữ dung lượng lớn, bảo mật nâng cao và công cụ quản lý dữ liệu mạnh mẽ.
Dịch vụ này tích hợp chặt chẽ với Microsoft 365, cung cấp các tính năng cộng tác thời gian thực, giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát dữ liệu, thiết lập quyền truy cập, và quản lý tệp theo chính sách bảo mật nội bộ. Người dùng có thể truy cập, chia sẻ, và làm việc trên cùng tài liệu với nhiều thành viên trong tổ chức một cách an toàn và hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu lưu trữ và cộng tác hiện đại.
Tính năng “nổi bật” của Onedrive and Onedrive for Business
Bảng tổng hợp dưới đây hiển thị tất cả các tính năng “nổi bật” của Onedrive và Onedrive for Business, giúp người dùng có thể dễ dàng đánh giá và đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu:
Tính năng | Onedrive | Onedrive for Business |
1. Tạo và chỉnh sửa tài liệu trong trình duyệt | ✔ | ✔ |
2. Tích hợp với Office Desktop | ✔ | ✔ |
3. Truy cập di động | ✔ | ✔ |
4. Lưu trữ cá nhân (hình ảnh, âm thanh, video, hoặc các tệp riêng lẻ) | ✔ | |
5. Tự động tạo và phục hồi các phiên bản | ✔ | ✔ |
6. Xác thực đa yếu tố | ✔ | ✔ |
7. Tạo chế độ xem trên nội dung | ✔ | |
8. Quản lý các phiên bản | ✔ | |
9. Hỗ trợ kiểm toán, báo cáo và tuân thủ tiêu chuẩn tích hợp | ✔ | |
10. Đồng bộ hóa ADFS/SSO/Thư mục | ✔ | |
11. Đồng tác giả theo thời gian thực đối với các tài liệu Office | ✔ | ✔ |
12. Dữ liệu doanh nghiệp lưu trực tiếp trên máy chủ SharePoint | ✔ |
So sánh sự khác nhau giữa Onedrive và Onedrive for Business
Nhiều người sẽ cho rằng, Onedrive for Business đơn giản chỉ là phiên bản nâng cấp hơn dành cho các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, hai phiên bản này thực tế là hai cá thể khác nhau, cụ thể với bảng so sánh chi tiết dưới đây để người dùng có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Onedrive và Onedrive for Business:
Yếu tố | Onedrive | Onedrive for Business |
1. Nơi lưu trữ | Các tệp và dữ liệu sẽ được lưu trữ trên đám mây. Việc mở và lưu file trên Onedrive cũng được thực hiện một cách tự động trên Office nhờ việc tích hợp với Office của ứng dụng. | Dữ liệu và tệp ngoài việc được lưu trữ trên đám mây, còn được thiết lập lưu trữ trên thiết bị cục bộ của doanh nghiệp. |
2. Giới hạn dung lượng | 5GB miễn phí + nâng cấp lên 100GB và 1TB linh hoạt với phiên bản có trả phí. | 1TB/người dùng và có thể mở rộng thêm quy mô. |
3. Sự quản lý | Bộ lưu trữ đám mây “độc lập” do một cá nhân quản lý. | Được quản lý và kiểm soát bởi tổ chức, quản lý tập trung. |
4. Khả năng chia sẻ tệp | Chia sẻ với email người dùng cụ thể | Dễ dàng chia sẻ với mọi người trong tổ chức. Không nhất thiết phải biết email cụ thể, chỉ cần cấp quyền truy cập cho họ. |
5. Kết nối và cộng tác | Cho phép nhiều người dùng truy cập đồng thời trên cùng một tài liệu, kết nối và cộng tác dễ dàng. | Chia sẻ, cộng tác và làm việc cùng nhau tại cùng một thời điểm, hệ thống sẽ tự động cập nhập liên tục để đảm bảo hiệu suất. |
6. Đồng bộ hóa tệp | Thao tác chỉnh sửa đối với các tệp sẽ được đồng bộ hóa tự động với Onedrive. Trường hợp bị mất thiết bị, hoặc gặp tình trạng khóa máy, người dùng vẫn có thể làm việc và truy cập vào dữ liệu của mình một cách dễ dàng. | Khả năng đồng bộ hóa tương tự Onedrive. Ngoài ra, Onedrive for Business còn cung cấp thêm lợi thế khi cho phép cập nhập và chia sẻ đồng thời các tệp với các thành viên trong nhóm. Khi đồng bộ hóa, người dùng có thể tùy chọn chỉ giữ lại phiên bản đám mây, qua đó giúp giải phóng không gian cục bộ. |
7. Chi phí | Bắt đầu với ưu đãi miễn phí (5GB). Khi nhu cầu lưu trữ tăng, người dùng có thể tùy chọn nâng cấp dung lượng lưu trữ (bản có trả phí). | Liên hệ MSO để cập nhập giá ưu đãi. |
Onedrive và Onedrive for Business: Cái nào tốt hơn?
Onedrive and Onedrive for Business đều là hai giải pháp lưu trữ đám mây được cung cấp bởi Microsoft. Nếu như Onedrive phục vụ cho người dùng cá nhân, tích hợp liền mạch với các dịch vụ của Microsoft, thì Onedrive for Business lại nhắm đến các tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp dung lượng lưu trữ lớn và khả năng tích hợp nâng cao, đảm bảo sự cộng tác và bảo mật “an toàn” với các ứng dụng của hệ sinh thái Microsoft 365.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra nhận định “Onedrive hay Onedrive for Business tốt hơn”, thì người dùng cần phải xem xét theo nhu cầu cụ thể. Onedrive cung cấp sự tiện lợi cho các cá nhân, người dùng có nhu cầu lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Trong khi đó, Onedrive for Business sẽ chú trọng nhiều hơn trong tổ chức, giúp nâng cao khả năng giám sát và quản lý nhân viên trong quy trình làm việc, chia sẻ và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp.
Tóm lại, hãy nhớ rằng, việc lựa chọn giữa Onedrive và Onedrive for Business sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng cá nhân, tổ chức. Phiên bản phù hợp nhất sẽ đáp ứng được mọi thứ người dùng lưu trữ trên đám mây và cả cách mà người dùng truy cập nó.
*Doanh nghiệp có thể sử dụng Onedrive như một giải pháp độc lập, đáp ứng đầy đủ các tính năng với các gói Onedrive for Business (Plan 1) hoặc Onedrive for Business (Plan 2). Ngoài ra, cũng có thể tích hợp cùng lúc nhiều nhu cầu như Office, Email, Microsoft Teams, Sharepoint,…. thông qua các gói đăng ký Microsoft 365 “tiện ích”. Để tham khảo bảng giá, hãy bấm vào nút dưới đây để lựa chọn ra phiên bẩn phù hợp với doanh nghiệp mình.
Nên sử dụng Onedrive for Business – Giải pháp lưu trữ “hoàn hảo” cho doanh nghiệp
Onedrive for Business nâng cao các tính năng và lợi ích của Onedrive để có thể hỗ trợ việc lưu trữ ở cấp doanh nghiệp. Một giải pháp “hoàn hảo” giúp các doanh nghiệp có không gian lưu trữ lớn, tăng cường sự cộng tác và bảo mật an toàn. Cụ thể:
Cộng tác và kết nối hiệu quả
Gửi tệp đính kèm email từng là phương pháp chia sẻ nội dung rất phổ biến. Tuy nhiên, việc này lại rất khó kiểm soát, có thể dẫn đến thất thoát dữ liệu hoặc gặp các vấn đề trong việc cập nhập phiên bản mới. Vậy nên, việc các doanh nghiệp ứng dụng Onedrive for Business trong tổ chức là điều rất cần thiết, giúp cho việc chia sẻ nội dung có thể diễn ra một cách an toàn, hiệu quả dưới dạng liên kết.
Theo đó, không chỉ đồng nghiệp, thành viên trong tổ chức, mà cả các đối tác, khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể quản lý truy cập và kết nối cộng tác một cách dễ dàng.
Dễ dàng quản lý, chia sẻ dữ liệu trong và ngoài tổ chức
Onedrive for Business cho phép quản trị viên hiển thị và kiểm soát quyền truy cập, chỉ chia sẻ cho người trong tổ chức với tùy chọn People in your organization, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ dữ liệu mật mà không cần cấm thành viên chia sẻ nội dung.
Bên cạnh đó, quản trị viên cũng có thể giới hạn chia sẻ nội dung bằng Domain Filtering hoặc Blocking guests, ngăn không cho người trong tổ chức tiếp tục chia sẻ dữ liệu “quan trọng” cho tổ chức khác. Hoặc nếu người dùng cần làm việc thường xuyên với các đối tác, khách hàng, quản trị viên cũng có thể dễ dàng kết hợp Onedrive for Business với Azure B2B để tích hợp cung cấp xác thực và quản lý người dùng dưới dạng Guest (khách).
Giám sát dữ liệu “chặt chẽ”
Việc xem báo cáo dữ liệu được chia sẻ bên ngoài có thể đơn giản hóa bằng cách truy cập report trong ứng dụng Microsoft 365. Theo đó, các báo cáo sẽ bao gồm xu hướng chia sẻ tệp/dữ liệu, account user và thời gian chia sẻ thực.
Quản trị viên cũng có thể xem chi tiết dữ liệu trên Onedrive của mỗi thành viên trong tổ chức bằng cách sử dụng Activity report, hoạt động bao gồm tất cả các thông tin về việc chỉnh sửa, chia sẻ, tải xuống và đồng bộ hóa các tệp. Ngoài ra, khi giám sát, quản trị viên cũng có thể nhanh chóng xác định được những truy cập bất thường từ các tài khoản của nhân viên, hiển thị truy cập dữ liệu từ nhiều nơi và nhiều thiết bị khác nhau.
Tăng cường bảo mật dữ liệu
Các doanh nghiệp, tổ chức cần sử dụng chính sách bảo mật, chống thất thoát dữ liệu cũng không thể bỏ qua Onedrive for Business. Ứng dụng giúp tăng cường bảo mật, mã hóa và giám sát dữ liệu dễ dàng nhờ việc dán nhãn/label quan trọng trên Onedrive.
Hạn chế các truy cập trái phép
Đối với dữ liệu được lưu trữ trên Onedrive của tổ chức, người dùng sẽ cần phải tuân thủ các chính sách bảo mật để được phép truy cập. Theo đó, Onedrive for Business giúp cho việc cộng tác an toàn hơn. Quản trị viên có thể thiết lập folder, cho phép người cộng tác upload linh hoạt mà vẫn bảo mật các tệp bên trong, hạn chế các truy cập trái phép với các dữ liệu quan trọng.
Lời kết
Chúng tôi hy vọng, những chia sẻ chi tiết trên sẽ giúp người dùng hiểu rõ sự khác biệt giữa Onedrive and Onedrive for Business. Là đối tác uỷ quyền uy tín của Microsoft tại thị trường Việt Nam, MSO sẵn sàng hỗ trợ người dùng 24/7 trong việc giải đáp những vướng mắc liên quan đến Onedrive và Microsoft 365. Liên hệ ngay Hotline: 024.9999.7777 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.