Nội dung bài viết
Có những lúc người dùng sẽ gặp phải những lỗi khi in Excel nhưng lại không biết phải giải quyết thế nào, vì sợ không sửa đúng cách máy sẽ hỏng. Trong bài viết này, MSO sẽ mang đến cho bạn cách khắc phục những lỗi thường gặp khi in Excel đúng và hiệu quả nhất nhé.
Máy tính không tìm thấy máy in khi in excel
Nguyên nhân
Máy tính không tìm thấy máy in là một trường hợp lỗi thường gặp nhất khi người dùng thực hiện in trong Excel. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ví dụ như:
- Máy in chưa được bật nguồn.
- Máy in chưa kết nối mạng internet.
- Cấu hình mạng không đúng.
- Bị xung đột phần mềm.
- Máy in chưa được chia sẻ qua mạng LAN.
- Cổng kết nối mạng của máy in bị hỏng.
- Máy in và máy tính không cùng lớp mạng.
Cách khắc phục
Để khắc phục được những tình trạng trên, người dùng cần kiểm tra và đảm bảo những điều sau đây:
- Đảm bảo rằng máy in đã được bật và kết nối đúng cách
- Đảm bảo máy in đã được chia sẻ trên mạng.
- Đảm bảo cấu hình mạng phù hợp.
Nếu sau khi đảm bảo được những điều kiện như trên mà vẫn không thể giải quyết được, bạn nền kiểm tra tường lửa và phần mềm diệt virus, để đảm bảo sự kết nối giữa máy tính và máy in không bị ngăn cản bởi những yếu tố này.
Lỗi máy in báo Ready To Print nhưng không in Excel được
Nguyên nhân
Máy in báo “Ready To Print” nhưng không in Excel được cũng là một trong những lỗi phổ biến và thường gặp nhất trong hoạt động in trong Excel của người dùng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng xảy ra lỗi này bao gồm:
- Xảy ra các sự cố đối với cáp kết nối.
- Máy in chưa nhận lệnh in chính xác.
- Có quá nhiều lệnh in đang chờ trong hàng đợi khiến cho máy bị quá tải nên khai báo sai.
Cách khắc phục
Để khắc phục sự cố máy in báo Ready To Print nhưng không in Excel được, người dùng có thể thực hiện những cách sau:
- Thử kiểm tra để đảm bảo rằng cáp kết nối giữa máy in và máy tính hoạt động tốt.
- Kiểm tra xem máy in đã được chọn đúng trong phần cài đặt của Excel chưa.
- Đảm bảo không có lệnh in nào bị cản trong mục Print Spooler.
Nếu đã thực hiện những cách trên mà vấn đề vẫn không được giải quyết, bạn có thể khởi động lại Print Spooler hoặc máy in hay sử dụng một chương trình in khác để khắc phục sự cố này.
Lỗi máy in chỉ in được 1 trang
Nguyên nhân
Một lỗi khác thường hay xảy ra khi in trong Excel đó là lỗi máy in chỉ in được 1 trang. Việc xảy ra tình trạng này thường là do những nguyên nhân dưới đây:
- Việc người dùng chọn sai khổ giấy trong cài đặt máy in so với khổ giấy thực tế đang sử dụng.
- Lỗi đến từ phần mềm điều khiển máy in.
- Do cấu hình in không được chính xác.
Đôi khi, người dùng cũng có thể vô tình chọn sai cài đặt cấu hình in, dẫn đến việc máy chỉ in được một trang.
Cách khắc phục
Để khắc phục trường hợp này, người dùng cần kiểm tra những yếu tố sau đây:
- Đảm bảo rằng khổ giấy được chọn trên máy tính phải phù hợp với khổ giấy thực tế được dùng trong máy in.
- Cập nhật hoặc cài đặt lại driver của máy in.
- Kiểm tra phần cài đặt in để đảm bảo rằng không có tùy chọn nào bị chọn sai.
In Excel bị mất cột biến
Nguyên nhân
In trong Excel bị mất cột là một tình trạng cũng thường hay xảy ra trong hoạt động in file Excel của người dùng. Tình trạng này thường xảy ra với những nguyên nhân như sau:
- Việc thiết lập trang in không chính xác, chẳng hạn như khi người dùng chọn in theo trang thay vì lựa chọn in toàn bộ bảng tính.
- Do cài đặt Scaling trong hộp thoại Page Setup trong Excel không đúng.
- Khi người dùng vô tình áp dụng bộ lọc nâng cao hoặc ẩn một cột, khiến cho cột đó không được in.
Cách khắc phục
Cách in file Excel không bị mất cột là:
- Người dùng cần kiểm tra lại các tùy chọn in trong thẻ Page Layout, để đảm bảo rằng tùy chọn “Print” trong mục Sheet Options đã được chọn.
- Người dùng cũng có thể điều chỉnh lại phần cài đặt Scaling sao cho phù hợp với trang in Excel.
- Một cách khắc phục khác đó là người dùng thử khôi phục phiên bản trước của file Excel bằng cách chọn chức năng “Restore Previous Versions” trong thẻ File.
Đây là những cách in file Excel không bị mất cột đơn giản nhất, giúp bạn có được bản in Excel có đầy đủ thông tin mà bạn muốn in.
Lỗi in excel bị ngắt trang
Nguyên nhân
Lỗi in Excel bị ngắt trang thường xảy ra do một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Kích thước của bảng tính lớn hơn kích thước trang giấy được thiết lập.
- Do cài đặt sai kích thước của cột và hàng.
- Do việc chưa điều chỉnh các thông số in ấn phù hợp.
Cách khắc phục
Cách in Excel không bị cắt mà người dùng có thể sử dụng đó là:
- Người dùng có thể thử điều chỉnh lại cài đặt trang in trong Excel, bao gồm căn lề, kích thước chiều dọc hoặc chiều ngang của trang.
- Hoặc người dùng có thể điều chỉnh kích thước của giấy và chọn vùng cần in.
- Ngoài ra, người dùng cần kiểm tra xem liệu Excel có đang ở chế độ xem trước ngắt trang hay không để đảm bảo rằng nội dung in ra không bị chia cắt.
- Bên cạnh đó, việc điều chỉnh và giảm kích thước phông chữ hay thay đổi hướng trang cũng có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Lỗi máy in bị mờ chữ, mất chữ
Nguyên nhân
Lỗi máy in bị mờ chữ, mất chữ cũng là một trường hợp thường xảy ra khi người dùng thực hiện in Excel. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trường hợp này:
- Việc sử dụng mực không phù hợp hoặc mực đã hết hạn sử dụng.
- Trục từ và trống máy in bị hỏng hoặc bị hao mòn theo thời gian.
- Gương phản chiếu và gạt mực bị bám bụi bẩn.
- Card Formatter bị hỏng.
- Do cài đặt phông chữ không đúng trên máy tính.
Cách khắc phục
Cách in file Excel không bị mất chữ là người dùng cần phải kiểm tra và thay thế linh kiện hỏng hay sử dụng mực in chính hãng và đúng loại cho máy in của bạn. Ngoài ra, người dùng cũng cần vệ sinh máy in thường xuyên để tránh bụi bẩn bám vào các bộ phận quan trọng đó.
Lỗi máy in in ra giấy trắng
Nguyên nhân
Lỗi máy in in ra giấy trắng cũng là trường hợp thường gặp trong việc in file Excel. Lỗi này thường xảy ra khi gặp phải một số nguyên nhân như máy in hết mực in, lỗi hộp mực, hỏng trục từ, kẹt giấy, hoặc cài đặt driver không đúng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do tài liệu in chứa trang trắng hoặc khổ giấy in không phù hợp với khay nạp.
Cách khắc phục
Để khắc phục những lỗi này, người dùng cần kiểm tra và thêm mực nếu cần, thay thế trục từ hoặc hộp mực nếu chúng bị hỏng và đảm bảo rằng driver của máy in được cài đặt đúng cách. Ngoài ra, hãy kiểm tra lại xem tài liệu in và khổ giấy để tránh in những trang không mong muốn.
Lỗi máy in không in được file PDF
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến máy in không thể in file Excel bản PDF được. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Phần mềm Adobe Reader trên máy tính có thể bị lỗi, làm cho máy không thể nhận diện được tập tin và tiến hành in ấn.
- Tài liệu PDF có thể bị lỗi phông chữ sau khi chuyển đổi.
- Bản chờ in quá nhiều, gây đầy bộ nhớ nên máy không thể thực hiện in ấn file PDF ngay lập tức.
- Máy in hết giấy hoặc hết mực.
- Máy in không được cập nhật driver mới nhất.
Cách khắc phục
Để khắc phục tình trạng này, người dùng có thể thử những cách sau đây:
- Kiểm tra lại máy in của mình hoặc sử dụng trình duyệt web để in file PDF.
- Định dạng lại phông chữ trong tài liệu.
- Cập nhật driver cho máy in.
- Xóa bộ nhớ tạm của máy in.
- Chia nhỏ file PDF để in.
- Cài đặt lại Adobe Acrobat.
- Khởi động lại dịch vụ Spooler in ấn trên máy tính.
Đây là những cách cơ bản và được người dùng sử dụng để có thể giải quyết tình trạng không in được file PDF.
Lời kết
Trong bài viết này, MSO đã cung cấp cho bạn những thông tin về những lỗi thường xảy ra khi in Excel và hướng dẫn bạn cách khắc phục tình trạng đó. Nếu có điều gì thắc mắc về những cách này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ tốt nhất.