Nội dung bài viết
Microsoft Visual Studio là gì?
Microsoft Visual Studio được biết đến là công cụ hỗ trợ lập trình website hiệu quả cho bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng. Đây được xem là một trong những phần mềm nổi tiếng của Microsoft khiến các đối thủ cạnh tranh khác không thể theo kịp.
Hiện tại, công cụ này đang sử dụng 2 dạng ngôn ngữ lập trình chính là C# và VB+. Đây được xem là 2 dạng ngôn ngữ phổ biến nhất giúp người dùng có thể dễ dàng lập trình hệ thống với tốc độ nhanh chóng và chính xác nhất. Kể từ thời điểm ra mắt, ông lớn Microsoft đã cho ra mắt rất nhiều các phiên bản khác nhau. Bằng cách này, người dùng có thể lựa chọn phiên bản phù hợp với nhu cầu, thiết bị sử dụng và cấu hình phù hợp nhất.
Lịch sử phát triển của Microsoft Visual Studio
MS Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) được phát triển bởi Microsoft, lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1997 với tên gọi Visual Studio 97, tên mã của phiên bản này là “Boston”.
Năm 1998, Visual Studio được bao gồm các công cụ như Visual Basic, Visual C++, Visual J++ và Visual InterDev với tên gọi là Visual Studio 6.0 (1998).
Năm 2002, Visual Studio được đổi tên thành Visual Studio .NET (2002), là một bước ngoặt, đánh dấu sự chuyển đổi sang nền tảng .NET, và được hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình như C#, VB.NET, và ASP.NET.
Năm 2005, Visual Studio được Microsoft cải tiến với nhiều tính năng và giao diện người dùng, nổi bật lên là ứng dụng này được hỗ trợ phát triển ứng dụng web và Windows.
Năm 2010, Visual Studio được người dùng biết được với nhiều cải tiến về giao diện người dùng mới và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình hơn.
Năm 2015, Visual Studio được Microsoft tích hợp với nhiều công cụ phát triển hiện đại hơn và có khả năng hỗ trợ phát triển ứng dụng di động.
Năm 2019, Visual Studio được cải tiến rất nhiều về hiệu suất và sự tích hợp nhiều công cụ AI để hỗ trợ lập trình viên là việc.
Năm 2022, cũng là phiên bản mới nhất của Visual Studio cho đến thời điểm hiện tại, Visual Studio được tích hợp với rất nhiều sự cải tiến về hiệu suất và tính năng, nổi bật là khả năng hỗ trợ nền tảng 64-bit.
Ưu và nhược điểm của Microsoft Visual Studio là gì?
Giống với bất cứ công cụ nào, Microsoft Visual Studio cũng có một số những ưu điểm và nhược điểm. Hãy cùng với chúng tôi đánh giá về những ưu và nhược điểm của Microsoft Visual Studio:
Ưu điểm:
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, với rất nhiều ngôn ngữ lập trình được tích hợp vào, bao gồm như C#, C++, VB.NET, F#, Python và nhiều ngôn ngữ khác, giúp nâng cao khả năng lập trình cho người dùng mà không cần chuyển đổi giữa nhiều công cụ khác nhau.
- Tích hợp với nhiều công cụ mạnh mẽ như IntelliSense, trình gỡ lỗi tích hợp và các công cụ thiết kế giao diện người dùng, giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu lỗi lập trình cho người dùng.
- Hỗ trợ phát triển ứng dụng cho nhiều nền tảng khác nhau như Windows, web, di động và đám mây, giúp cho các lập trình viên có thể dễ dàng triển khai ứng dụng trên nhiều môi trường khác nhau.
- Nhiều plugin và tiện ích mở rộng được cung cấp sẵn, giúp người dùng có thể dễ dàng tích hợp, tùy chỉnh và mở rộng các chức năng của Visual Studio riêng cho mình.
Nhược điểm:
- Các phiên bản cao cấp của Visual Studio có mức chi phí khá cao, có thể không phù hợp với những người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ không có quá nhiều ngân sách đầu tư.
- Ứng dụng này cũng yêu cầu cấu hình phần cứng khá cao để chạy mượt mà, đặc biệt là khi làm việc với những dự án lớn, điều này có thể gây khó khăn và trở ngại khá lớn cho những người dùng dùng thiết bị có cấu hình thấp.
- Việc tích hợp với nhiều tính năng và công cụ khác có thể khiến cho Visual Studio trở nên phức tạp và khó để sử dụng, đặc biệt là đối với những người dùng mới bắt đầu.
Tuy nhiên, công cụ này vẫn đang ngày càng được Microsoft phát triển và cải tiến để giúp cho nhiều người dùng có thể sử dụng một cách mượt mà và hiệu quả hơn. Để biết thêm về những khả năng mà Microsoft Visual Studio có thể mang đến cho người dùng, cũng như giúp hiểu rõ hơn và công cụ này, hãy tiếp tục theo dõi những tính năng của Microsoft Visual Studio ngay trong phần nội dung tiếp theo nhé.
Các tính năng nổi bật của Visual Studio
Là một trong những công cụ nổi tiếng nhất, Microsoft Visual Studio sở hữu nhiều tính năng đặc biệt khiến người dùng không thể bỏ qua. Dưới đây là thông tin chi tiết về những tính năng được cung cấp trong công cụ này:
Các ngôn ngữ lập trình
Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp, được hỗ trợ với đa dạng những ngôn ngữ lập trình khác nhau như HTML, CSS, C#, F#, C/C++, JSON, JavaScript và nhiều ngôn ngữ khác. Điều này giúp tăng cường năng suất, cải thiện chất lượng mã và tăng cường khả năng linh hoạt cho đội ngũ phát triển.
Các công cụ kiểm thử toàn diện cũng sẽ giúp cho bạn có thể viết ra các mã có chất lượng cao hơn. Tính năng này cũng sẽ giúp cho Visual Studio trở thành một ứng dụng mạnh mẽ để giúp cho bạn có thể xây dựng mọi ứng dụng, trò chơi hoặc tiện ích mở rộng liên quan theo những ngôn ngữ lập trình riêng của mình.
Biên tập mã
Bất kỳ một IDE nào cũng có trình soạn thảo mã và Microsoft Visual Studio cũng vậy. Công cụ này còn được hỗ trợ tô sáng cú pháp và khả năng hoàn thiện mã bằng IntelliSense sử dụng cho biến, hàm và các phương pháp. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng dành riêng cho các cấu trúc ngôn ngữ như vòng điều khiển và khả năng truy vấn.
Hơn nữa, trình biên tập của Microsoft Visual Studio còn được hỗ trợ dấu trang trong mã để người dùng có thể dễ dàng điều hướng nhanh chóng như tìm kiếm gia tăng hay thu hẹp các khối mã lệnh. Cuối cùng là một tính năng quan trọng trong mục biên tập mã chính là khả năng biên dịch nền.
Tính năng này được hiểu là khi mã mà bạn được viết thì phần mềm sẽ biên dịch trong nền để nhận được các phản hồi liên quan đến cú pháp điển hình như lỗi biên dịch. Các lỗi này sẽ được đánh dấu để người dùng có thể dễ dàng nhận biết bằng các gạch gợn sóng có màu đỏ.
Trình gỡ lỗi
Với công cụ Microsoft Visual Studio, người dùng còn được trải nghiệm thêm tính năng trình gỡ lỗi cấp mã nguồn kết hợp cùng cấp máy. Tính năng này sẽ hoạt động tương tự với cả 2 mã quản lý như ngôn ngữ máy và cũng có thể được sử dụng để gỡ lỗi hệ thống ứng dụng bằng ngôn ngữ được hỗ trợ. Nhìn chung, tính năng này sẽ giúp người dùng dễ dàng sử dụng công cụ hơn bao giờ hết.
Thiết kế
Cuối cùng là tính năng thiết kế được tích hợp có sẵn trong công cụ Microsoft Visual Studio được người dùng đánh giá cao nhất hiện nay. Bởi lẽ, tính năng này được chia thành 3 mục chính bao gồm:
- Windows Forms Designer: Được sử dụng để xây dựng GUI thông qua Windows Forms và được bố trí xây dựng các nút điều khiển bên trong và khóa chúng bên cạnh mẫu. Trình điều khiển dữ liệu này còn được liên kết trực tiếp với các dữ liệu như cơ sở dữ liệu hoặc truy vấn.
- WPF Designer: Tương tự như Windows Forms Designer, tính năng này cũng hỗ trợ người dùng với các thao tác kéo thả dễ dàng và sử dụng tương tác giữa người và máy tính.
- Web designer/development: Công cụ Microsoft Visual Studio còn được trang bị thêm trình soạn thảo và thiết kế website với nhiều tính năng đặc biệt như kéo thả đối tượng dễ dàng. Với tính năng này, người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng hơn để tạo ra những website hoàn chỉnh nhất.
Với những tính năng trên, người dùng đã phần nào hiểu được các tính năng quan trọng của Microsoft Visual Studio trong doanh nghiệp hiện nay.
Sự khác nhau giữa các phiên bản của Microsoft Visual Studio
Tính đến thời điểm hiện tại, Microsoft đã phát hành ra nhiều phiên bản của Microsoft Visual Studio phù hợp với nhu cầu sử dụng của đa dạng các doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin để người dùng có thể so sánh tổng quan sự khác nhau giữa các phiên bản.
Visual Studio Community
Là một trong những phiên bản chuyên nghiệp Microsoft Visual Studio Community được sử dụng cho các đối tượng cá nhân, học viên hay các người nghiên cứu học thuật, doanh nghiệp nhỏ… và chỉ áp dụng giới hạn không quá 5 người dùng. Hiện tại, phiên bản này đang sở hữu một vài các tính năng như tái cấu trúc, hỗ trợ định nghĩa Peek, triển khai web qua một lần nhấp, trình xem tài nguyên mô hình, đồ thị trực quan hóa.
Đây là phiên bản không trả phí, chính vì vậy Visual Studio Community chỉ cung cấp công cụ kiểm thử đơn vị cho người dùng để tiến hành kiểm tra mã. Xét về khả năng phát triển đa nền tảng, phần mềm này có khả năng chia sẻ giữa các đối tác ứng dụng trên nền tảng iOS và Android, thiết kế giao diện người dùng.
Visual Studio Professional
Tiếp đến là Microsoft Visual Studio Professional phục vụ chủ yếu cho đối tượng chính là doanh nghiệp. Tương tự như Community phiên bản này cũng hỗ trợ phát triển nền tảng bao gồm CodeLens, hỗ trợ gỡ rối và chuẩn đoán nâng cao. Ngoài ra, phiên bản này cho phép hỗ trợ kiểm thử đơn vị để họ tự kiểm tra chính mã của mình.
Visual Studio Enterprise
Tương tự như phiên bản Community và Professional, tuy nhiên phiên bản này có hỗ trợ bao gồm xác thực phụ thuộc trực tiếp, xác thực kiến trúc, sơ đồ kiến trúc và bản sao mã kết hợp cùng tính năng gỡ lỗi hoặc chẩn đoán nâng cao, gỡ lỗi bản đồ mã, phân tích kết xuất bộ nhớ. Ngoài ra, phiên bản này còn có thêm tính năng về công cụ kiểm tra như thử kiểm đơn vị, kiểm tra thủ công, thăm dò và chuyển tiếp.
So với 2 phiên bản trước đó, Microsoft Visual Studio Enterprise còn được bổ sung thêm nhiều tính năng đặc biệt như nhúng đồng bộ, trình biên dịch Xamarin, trình kiểm tra, trình mô phỏng iOS từ xa cho Windows. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể hợp tác cùng với các nhà phát triển khác như PowerPoint Storyboarding, tạm dừng hoặc tiếp tục các tác vụ hay cho phép đánh giá mã kết hợp cùng với nhiều công cụ khác nhau.
So sánh Visual Studio và Visual Studio Code
Visual Studio và Visual Studio Code đều là các công cụ phát triển ứng dụng và phần mềm mạnh mẽ mà Microsoft phát triển và cung cấp đến cho người dùng. Tuy nhiên, hai công cụ này cũng có những điểm khác biệt quan trọng mà người dùng cần phải nắm rõ. Dưới đây là một số so sánh chi tiết về sự khác biệt của Visual Studio và Visual Studio Code:
Visual Studio | Visual Studio Code | |
Khái niệm | Là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) được ra mắt năm 1997 để hỗ trợ người dùng xây dựng, gỡ lỗi và triển khai các ứng dụng, phần mềm cho các nền tảng Windows, web, di động và đám mây | Là một trình soạn thảo mã nguồn miễn phí, mã nguồn mở, được phát triển bởi Microsoft và được ra mắt vào năm 2015. |
Hỗ trợ trên hệ điều hành | Windows | Windows, macOS, Linux |
Ngôn ngữ lập trình | Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bao gồm C#, VB .NET, JavaScript, TypeScript, HTML & CSS, C++ và F#,… | Các ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bao gồm JavaScript, TypeScript, HTML, CSS, Markdown |
Chi phí | Được cung cấp theo từng gói đăng ký khác nhau với mức giá và được tích hợp với các tính năng khác nhau | Miễn phí |
Tính năng | Được tích hợp với đầy đủ công cụ phát triển | Khởi động nhanh, nhiều tiện ích mở rộng |
Khả năng tùy chỉnh | Khả năng tùy chỉnh linh hoạt, dễ dàng | Khả năng tùy chỉnh linh hoạt, dễ dàng |
Công nghệ AI | Có sẵn | Nhiều khả năng AI |
Kiểm soát lịch sử phiên bản | Có sẵn | Có sẵn |
Nhìn chung, mỗi công cụ lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, để chọn lực được cho mình một trong 2 công cụ này, bạn cần phải cân nhắc và đánh giá đến nhiều yếu tố khác nhau. Visual Studio phù hợp cho các dự án lớn và phức tạp yêu cầu nhiều công cụ phát triển tích hợp, trong khi đó Visual Studio Code lại là lựa chọn lý tưởng cho các dự án nhỏ và vừa với khả năng tùy chỉnh cao và hỗ trợ nhiều tiện ích mở rộng.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Microsoft Visual Studio?
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, tính năng và những phiên bản của Microsoft Visual Studio hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng công cụ này.
Đa nền tảng, đa ngôn ngữ
Với Microsoft Visual Studio, người dùng có thể sử dụng trên đa dạng các nền tảng khác nhau như Linux, Windows, Mac Systems… Ngoài ra, các ngôn ngữ lập trình đa dạng có thể kể đến như C/C++,C#, F#, CSS, HTML, JavaScript, Visual Basic… Do đó, khi người dùng sử dụng công cụ này có thể dễ dàng phát hiện ra chương trình lỗi bởi nhận được thông báo nhanh chóng từ hệ thống.
Hỗ trợ website toàn diện, kho tiện ích phong phú
Công cụ Microsoft Visual Studio cũng hỗ trợ website một cách toàn diện nhất trong quá trình soạn thảo và thiết kế web. Ngoài ra, người dùng còn được sử dụng kho tiện ích mở rộng đa dạng ngôn ngữ lập trình và dễ dàng tải xuống. Đặc biệt, tính năng này còn được hoạt động như một chương trình độc lập mà không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của phần mềm.
Khả năng lưu trữ phân cấp
Đa phần các tệp dữ liệu đoạn mã trong Microsoft Visual Studio được được đặt trong vị trí thư mục tương tự nhau. Ngoài ra, với các tệp đặc biệt công cụ này sẽ cung cấp một số kho lưu trữ đảm bảo an toàn, dễ dàng sử dụng và dễ tìm hơn cho người dùng.
Màn hình đa nhiệm
Tiếp đến là một lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua Microsoft Visual Studio chính là khả năng làm việc với màn hình đa nhiệm. Do đó, người dùng có thể mở cùng lúc nhiều tập tin khác nhau, nhiều thư mục khác nhau cho dù chúng không hề liên quan đến nhau.
Hỗ trợ viết code, thiết bị đầu cuối và Git
Khi sử dụng Microsoft Visual Studio, công cụ này có thể đề xuất tới các lập trình viên với các tùy chọn thay thế để đoạn code sử dụng thuận tiện hơn cho người dùng. Ngoài ra, công cụ này cũng hỗ trợ thiết bị đầu cuối giúp người dùng không cần chuyển đổi giữa hai màn hình. Cuối cùng là khả năng kết nối với Github để hỗ trợ sao chép, kéo thả trực tiếp và được lưu trữ lại trên phần mềm.
Hướng dẫn sử dụng Visual Studio hiệu quả nhất
Dưới đây là những thông tin hướng dẫn cách sử dụng Visual Studio chi tiết của chúng tôi, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng Microsoft Visual Studio nhé:
Hướng dẫn cách tải MS Visual Studio
Để tải phần mềm Microsoft Visual Studio về thiết bị của mình, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước cơ bản như dưới đây:
– Bước 1: Bạn vào địa chỉ URL này để tải phần mềm Visual Studio: https://visualstudio.microsoft.com/downloads/
– Bước 2: Trong màn hình download Visual Studio, bạn hãy nhấn vào nút download trong phiên bản phần mềm Visual Studio mà bạn muốn sử dụng để tải về phần mềm Visual Studio về thiết bị của mình nhé.
Trong ví cụ này, chúng tôi lựa chọn tải xuống phiên bản Community.
Hướng dẫn cài đặt MS Visual Studio
sau khi đã tải thành công ứng dụng về máy tính của mình, bạn hãy thực hiện theo những bước sau đây của chúng tôi để cài đặt và kích hoạt phần mềm Microsoft Visual Studio để sử dụng nhé:
– Bước 1: Bạn truy cập vào trình quản lý tệp dữ liệu trên thiết bị của mình và nhấn 2 lần chuột vào file Visual Studio vừa mới được tải về.
– Bước 2: Trong cửa sổ mới được hiển thị trên màn hình của bạn, bạn hãy nhấn chọn nút để bắt đầu cài đặt phần mềm Visual Studio.
– Bước 3: Bạn hãy tiếp tục nhấn chọn nút Continue trong cửa sổ cài đặt để hệ thống hoàn tất lấy dữ liệu.
– Bước 4: Trong mục ngôn ngữ lập trình, bạn hãy tích chọn các ngôn ngữ lập trình mà bạn cần sử dụng trong phần mềm Visual Studio.
*Lưu ý: Dung lượng cho các ngôn ngữ lập trình mà bạn cần tải về, bạn có thể theo dõi ngay ở góc phía dưới bên phải màn hình.
– Bước 5: Bạn hãy chọn vị trí lưu file của Visual Studio và nhấn chọn nút Install để bắt đầu quá trình cài đặt phần mềm.
– Bước 6: Sau khi Visual Studio hoàn tất quá trình tải và cài đặt các tài nguyên, bạn hãy tích chọn mục “Start after installation” để khởi động phần mềm Visual Studio sau khi đã cài đặt thành công.
– Bước 7: Trong cửa sổ chào đón vừa được xuất hiện trên màn hình bạn hãy nhấn chọn nút Sign in hoặc mục Create one! để đăng nhập/ đăng ký tài khoản Visual Studio của mình. Bạn cũng có thể lựa chọn mục Not now, maybe later để bỏ qua phần này.
– Bước 8: Sau khi đăng nhập thành công vào phần mềm Visual Studio, màn hình bắt đầu của Visual Studio sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn hãy nhấn chọn chọn mục Create a new project để bắt đầu quá trình thực hiện dự án của mình nhé.
Gợi ý các phím tắt trong Visual Studio cho người mới bắt đầu
Để làm việc với phần mềm Microsoft Visual Studio nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng các tổ hợp phím tắt dưới đây:
Nhóm phím tắt thao tác với code
Ctrl + L | Xóa dòng code ở vị trí trỏ chuột |
Ctrl + Shift + phím ) | Bôi đen dòng code lệnh for (), writeln (),… |
Shift + Home | Bôi đen từ vị trí trỏ chuột về vị trí đầu dòng |
Shift + End | Bôi đen từ vị trí trỏ chuột xuống vị trí cuối dòng |
Ctrl + Shift + H | Tìm kiếm và thay thế |
Ctrl + , | Tìm kiếm trong phần Solution |
Ctrl + K + R hoặc Shift + F12 | Tìm kiếm trong phần tham chiếu của biến, phương thức, class,… của project |
Shift + Alt + T | Hoán đổi dòng xuống phía dưới |
Alt + Shift + F10 + Enter | Đổi tên biến và hàm đồng loạt khi một trong tên biến và hàm có sự thay đổi |
Ctrl + R + E | Đóng gói vùng dữ liệu |
Nhóm phím tắt điều hướng
Phím ← | Di chuyển sang trái 1 ký tự |
Phím → | Di chuyển sang phải 1 ký tự |
Phím ↑ | Di chuyển lên dòng phía trên |
Phím ↓ | Di chuyển lên dòng phía dưới |
Ctrl + phím ← | Di chuyển sang trái 1 từ |
Ctrl + phím → | Di chuyển sang phải 1 từ |
Ctrl + phím↑ | Di chuyển lên phía trên theo từng dòng |
Ctrl + phím ↓ | Di chuyển xuống phía dưới theo từng dòng |
Home | Di chuyển về đầu dòng |
End | Di chuyển về cuối dòng |
PgUp | Đưa con trỏ trở về vị trí đầu trang |
PgDn | Đưa con trỏ trở về vị trí cuối trang |
Ctrl + Home | Đưa con trỏ trở về vị trí đầu trang |
Ctrl + End | Đưa con trỏ trở về vị trí cuối trang |
Ctrl + G | Mở hộp thoại GoTo Line |
Ctrl + ] | Điền mục còn thiếu trong ngoặc nhọn {} |
Ctrl + KK | Tạo hoặc xóa bookmark |
Ctrl + KN | Di chuyển đến bookmark tiếp theo |
Ctrl + KP | Di chuyển đến bookmark phía trước |
Ctrl + KL | Xóa hết bookmark |
Nhóm phím tắt lựa chọn
Shift + phím ← | Mở rộng vùng chọn với 1 ký tự bên trái |
Shift + phím → | Mở rộng vùng chọn với 1 ký tự bên phải |
Shift + phím ↑ | Mở rộng vùng được chọn với 1 dòng phía trên |
Shift + phím ↓ | Mở rộng vùng được chọn với 1 dòng phía dưới |
Ctrl + Shift + phím ← | Mở rộng vùng được chọn với 1 từ bên trái |
Ctrl + Shift + phím → | Mở rộng vùng được chọn với 1 từ bên phải |
Shift + PgUp | Mở rộng vùng được chọn tới đầu trang |
Shift + PgDn | Mở rộng vùng được chọn tới cuối trang |
Ctrl + Shift + Home | Mở rộng vùng được chọn tới đầu trang |
Ctrl + Shift + End | Mở rộng vùng được chọn tới cuối trang |
Ctrl + A | Chọn toàn bộ trang |
Ctrl + W | Chọn từ vị trí hiện tại ở vị trí trỏ chuột |
Ctrl + RS | Chuyển chế độ xem dọc sang chế độ xem ngang |
Nhóm phím tắt cửa sổ Properties
Ctrl + F1 | Hiển thị documentation trong hộp thoại Properties |
Phím ← hoặc phím – | Đóng 1 nút trong mục property list |
Phím → hoặc phím + | Mở 1 nút trong mục property list |
Shift + ESC | Đóng hộp thoại properties |
Phím + trên Numpad | Mở rộng 1 nút và hiển thị các phần trong mục properties list |
Phím – trên Numpad | Thu lại 1 nút trong mục properties list |
PgDn | Di chuyển xuống dưới mục properties list |
PgUp | Di chuyển lên trên mục properties list |
Phím ↑ | Di chuyển lên trên mục properties list |
Phím ↓ | Di chuyển xuống dưới mục properties list |
Tab | Di chuyển giữa hộp thoại Settings với Object |
Home | Di chuyển về mục properties đầu tiên trong list |
End | Di chuyển xuống mục properties cuối trong list |
Nhóm phím tắt với Settings box
ESC | Hủy bỏ |
Ctrl + C hoặc Ctrl + Insert | Copy |
Ctrl + X hoặc Shift + Delete | Cắt |
Delete | Xóa |
Shift + F10 | Hiển thị shortcut |
Ctrl + T | Đổi chỗ hai ký tự ngẫu nhiên |
Ctrl + Shift + T | Hoán đổi chỗ cho hai vị trí của từ được nối bởi toán từ |
Alt + Shift + T | Đổi chỗ 2 dòng |
Ctrl + U | Chuyển văn bản được chọn sang chữ thường |
Ctrl + Shift + U | Chuyển đoạn văn bản được chọn sang chữ hoa |
Ctrl + RW | Hiện, ẩn ký tự trắng |
Ctrl + Q | Thay dấu cách bằng Tab |
Ctrl + Shift + Q | Thay Tab bằng dấu cách |
Tab | Dịch chuyển con trỏ về phía phải thêm 1 Tab |
Shift + Tab | Dịch chuyển con trỏ về phía trái thêm 1 Tab |
Nhóm phím tắt với trình Debug
F1 | Mở trợ giúp |
Alt + phím cách | Mở menu hệ thống |
F9 | Thêm hoặc xóa điểm ngắt dòng |
Ctrl + Shift + F9 | Xóa điểm ngắt dòng |
Ctrl + F9 | Vô hiệu hóa điểm ngắt dòng |
Ctrl + Alt + A | Hiển thị hộp thoại Auto |
Ctrl + B | Hiển thị hộp thoại điểm ngắt |
Ctrl + Alt + C | Hiển thị hộp thoại Call Stack |
Ctrl + Alt + I | Hiển thị hộp thoại Immediate |
Ctrl + Alt + L | Hiển thị hộp thoại Locals |
Ctrl + Alt + R | Hiển thị hộp thoại Running Document |
Alt + phím * | Hiển thị lệnh tiếp theo |
Các câu hỏi thường gặp
Visual Studio hỗ trợ ngôn ngữ lập trình nào?
Visual Studio hỗ trợ cho người dùng rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như C#, VB.NET, F#, C++, JavaScript, TypeScript và Python,…
Có bao nhiêu phiên bản của Visual Studio?
Visual Studio có ba phiên bản chính là Visual Studio Community, Visual Studio Professional và Visual Studio Enterprise, được cung cấp để mang đến cho người dùng các tính năng và ưu điểm khác nhau.
Visual Studio có được sử dụng miễn phí không?
Có. Phiên bản Visual Studio Community được cung cấp miễn phí dành cho lập trình viên cá nhân và nhóm nhỏ, cung cấp nhiều tính năng khác nhau để hỗ trợ cho những nhu cầu sử dụng của đối tượng người dùng này.
IntelliSense trong Microsoft Visual Studio là gì?
IntelliSense trong MS Visual Studio là tính năng cung cấp cho người dùng những gợi ý và giúp hoàn thành mã khi bạn đang gõ, giúp tăng tốc độ lập trình và giảm thiểu mắc lỗi trong viết mã.
Solution trong Microsoft Visual Studio là gì?
Solution là một tập hợp các dự án liên quan, giúp người dùng có thể tổ chức và quản lý mã nguồn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin của MSO mà người dùng có thể tham khảo khi có nhu cầu sử dụng Microsoft Visual Studio trong doanh nghiệp. Nếu người dùng có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
———————————————————
Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam
Hotline: 024.9999.7777