Microsoft Teams vs Zoom: Ứng dụng hội nghị truyền hình nào tốt hơn?

Trên thị trường có rất nhiều các nền tảng hỗ trợ tổ chức hội nghị truyền hình, tuy nhiên người dùng đặc biệt là các doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn giữa Microsoft Teams vs Zoom. Để tìm ra phương án tốt nhất cho doanh nghiệp, người dùng có thể tham khảo ngay nội dung chi tiết được MSO chuẩn bị dưới đây.

Microsoft Teams Vs Zoom là gì?

Trước khi so sánh giữa hai phần mềm tổ chức hội nghị truyền hình mang tên Microsoft Teams Vs Zoom người dùng cần tìm hiểu về khái niệm của cả hai nền tảng này. 

Microsoft Teams

Phần mềm Microsoft Teams là một trong những ứng dụng thuộc bộ phần mềm làm việc chuyên nghiệp của Microsoft 365. Công cụ này được sử dụng để tổ chức các cuộc họp trực tuyến với tối đa 300 thành viên tham dự, mỗi người dùng trong doanh nghiệp sẽ được cấp một tài khoản đăng ký bản quyền với tên miền riêng.

Các thành viên khi tham dự cuộc họp có thể sử dụng các tính năng chat, tạo kênh trò chuyện, chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình hoặc tổ chức cuộc gọi thoại dễ dàng. Đặc biệt, khi sử dụng nền tảng này để tổ chức hội nghị truyền hình có thể giới hạn số lượng người dùng lên đến 10.000 thành viên.

microsoft teams

Hơn nữa, khi người dùng đăng ký tài khoản Microsoft Teams còn có thể đăng nhập sử dụng cùng lúc trên 05 thiết bị ở đa dạng hệ điều hành Windows, MacOS, Android và iOS. Để có thể so sánh rõ ràng nhất giữa Microsoft Teams Vs Zoom, người dùng hãy cùng tìm hiểu thêm khái niệm về nền tảng tổ chức hội họp Zoom ngay dưới đây.

Zoom

Phần mềm Zooms cũng là một nền tảng tổ chức hội họp tương tự với Microsoft Teams. Khi sử dụng công cụ này, người dùng có thể kết nối cùng lúc với nhiều người khác nhau ở mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thiết bị thông minh sử dụng internet. Các tính năng có trong phần mềm Zoom để người dùng trải nghiệm như chat, chia sẻ màn hình, gửi tài liệu, icon hoặc phát biểu ý kiến.

Hơn nữa, tùy thuộc vào gói dịch vụ mà người dùng đăng ký khi đó số lượng người dùng sẽ khoảng 1000 thành viên khi tổ chức hội nghị trực tuyến. Riêng với phiên bản miễn phí người dùng sẽ bị giới hạn cứ 40 phút sẽ kết thúc cuộc họp một lần. Điều này sẽ gây bất tiện khá nhiều cho người dùng vì mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp.

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm của Microsoft Teams Vs Zoom, người dùng đã phần nào hình dung được cả hai nền tảng này. Tuy nhiên, để có cái nhìn so sánh từ tổng quan đến chi tiết về hai phần mềm này người dùng hãy cùng tham khảo ngay nội dung được chúng tôi gợi ý dưới đây.

phần mềm zoom

Bảng so sánh Microsoft Teams Vs Zoom

Để người dùng có thể dễ dàng so sánh phần mềm Microsoft Teams Vs Zoom, chúng tôi đã chuẩn bị bảng so sánh với đầy đủ các thông tin cơ bản như sau:

Microsoft Teams Zoom
Số lượng người tham gia 300 thành viên tham dự khi tổ chức cuộc họp, 10.000 người xem khi tổ chức hội nghị trực tuyến 100 thành viên tham dự cuộc họp, gói miễn phí giới hạn 40 phút gọi và tổ chức hội nghị trực tuyến khoảng 1000 người tùy gói đăng ký
Gọi thoại V V
Chia sẻ màn hình, tài liệu và ứng dụng cho người dùng khác V V
Tạo bảng trắng V V
Thiết lập hình nền tùy chỉnh V V
Trò chuyện V V
Bộ lọc trong cuộc họp Có sẵn cho người dùng sử dụng Có sẵn
Ghi lại cuộc họp Người dùng có thể ghi lại toàn bộ nội dung của cuộc trò chuyện và dữ liệu sẽ được lưu trữ an toàn trên nền tảng đám mây Hỗ trợ ghi lại cuộc họp để người dùng sử dụng khi cần
Tổ chức trên nền tảng web Sử dụng trên cả App và Web Sử dụng trên cả App và Web
Lưu trữ dữ liệu đám mây 1TB cho người dùng sử dụng Từ 1GB
Tích hợp ứng dụng Toàn bộ các ứng dụng có trong Microsoft 365 Tích hợp với một vài các ứng dụng cơ bản

Dựa vào bảng so sánh trên đây, người dùng đã phần nào hình dung được sự giống và khác nhau giữa Microsoft Teams Vs Zoom. Tiếp đến, để tìm hiểu chi tiết hơn về hai nền tảng này trước khi đưa ra quyết định nên lựa chọn phần mềm nào cho doanh nghiệp hãy cùng chúng tôi so sánh cho tiết về các tính năng, giao diện, cấu hình tổ chức cuộc họp, khả năng tích hợp cùng với yếu tố bảo mật thông qua nội dung dưới đây.

So sánh chi tiết Microsoft Teams Vs Zoom Meetings

Để người dùng có thể dễ dàng so sánh được những ưu và nhược điểm của Microsoft Teams Vs Zoom, chúng tôi đã chuẩn bị nội dung so sánh chi tiết từng yếu tố như sau:

Tính năng

teams và phần mềm zoom

Khi xét về yếu tố tính năng, cả hai nền tảng Microsoft Teams Vs Zoom đều sở hữu những điểm cơ bản để hỗ trợ người dùng sử dụng như tổ chức họp trực tuyến, tổ chức hội nghị, trò chuyện, cuộc gọi thoại hay chia sẻ màn hình hoặc tài liệu. Tuy nhiên, sự khác biệt khi nhắc đến tính năng của hai công cụ này sẽ được nhận xét như sau:

  • Microsoft Teams hoạt động với sự tích hợp của nhiều ứng dụng có trong Microsoft 365. Khi đó, nền tảng này sẽ tổng hợp rất nhiều các cuộc họp và người dùng có thể tham dự cùng lúc. Hơn nữa, toàn bộ các cuộc họp, hội nghị sẽ được tổ chức một cách liền mạch với tài liệu sao lưu, tệp chia sẻ và công cụ xử lý công việc dễ dàng hơn bao giờ hết. 
  • Xét về tính năng Zoom không được đánh giá cao như Microsoft Teams vì công cụ này chỉ giải quyết chính xác nhu cầu của người dùng là tổ chức cuộc họp, hội nghị trực tuyến. Do đó, phần mềm này vượt trội hơn với các tính năng thiết lập bảng trắng, ghi âm hoặc livestream.

Dựa vào những tính năng này, người dùng sẽ dễ dàng hình dung được vai trò của Microsoft Teams Vs Zoom phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng biệt của từng doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt liên quan đến giao diện khi người dùng trải nghiệm cả hai nền tảng này.

Giao diện sử dụng

Cả Microsoft Teams Vs Zoom đều được đánh giá cao về giao diện sử dụng. Khi Teams nổi bật với màu sắc chủ đạo Tím thì Zoom cũng khiến người dùng ấn tượng với màu xanh đặc biệt. Tuy nhiên, phần mềm Microsoft Teams có phần được đánh giá cao hơn khi giao diện được thiết kế đẹp mắt, mang tính tối giản và có sự hòa hợp cả về hình khối lẫn nội dung.

Đặc biệt, người dùng đã sử dụng các phần mềm Office quen thuộc thì việc dùng Teams để tổ chức cuộc họp hoặc hội nghị trực tuyến lại càng dễ dàng hơn. Bằng cách này, người dùng sẽ tiết kiệm được một lượng lớn thời gian làm việc mà không cần học cách sử dụng ứng dụng lại từ đầu.

Cấu hình tổ chức phòng họp

so sánh cấu hình tổ chức phòng họp

Xét về cấu hình tổ chức cuộc họp của Microsoft Teams Vs Zoom, yếu tố này được đánh giá là tương đương nhau với cả hai nền tảng. Bởi lẽ, cả hai công cụ này đều cung cấp cho người dùng những tính năng đặc biệt như quản lý thiết bị truy cập, gia tăng trải nghiệm trên thiết bị cảm ứng và hỗ trợ sử dụng màn hình kép. Ngoài ra, để tổ chức cuộc họp người dùng chỉ cần thao tác đơn giản với các bước thực hiện như nhau và có thể mời người tham dự bằng cách thêm địa chỉ email, chia sẻ link cuộc họp hoặc cung cấp ID dễ dàng.

Khả năng tích hợp

Giữa Microsoft Teams Vs Zoom, phần mềm Teams được đánh giá là có khả năng tích hợp các ứng dụng hỗ trợ làm việc cực kỳ hiệu quả. Điển hình như việc người dùng có thể gửi lời mời tham dự thông qua Outlook, chia sẻ màn hình làm việc trên đa dạng phần mềm như Word, Excel hay PowerPoint.

Hơn nữa, việc sử dụng dữ liệu trên nền tảng này sẽ được chia sẻ dễ dàng hơn khi mọi thông tin đều được đồng bộ trên OneDrive. Còn với phần mềm Zoom, người dùng cũng có thể sử dụng nhưng mọi hoạt động sẽ không được thực hiện liền mạch và phải nhờ vào ứng dụng hỗ trợ của các bên thứ ba.

Yếu tố bảo mật

Nếu xét về yếu tố bảo mật của Microsoft Teams Vs Zoom security, chúng tôi chắc chắn khẳng định rằng Teams sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Bởi lẽ, bất cứ phần mềm nào của Microsoft cũng đều sở hữu tính năng bảo mật cực kỳ cao. Phần mềm này sẽ tích hợp khả năng xác thực đa lớp để xác minh danh tính người dùng. Hơn nữa, người dùng còn có thể quản lý thiết bị sử dụng, quản lý ứng dụng làm việc của đội nhóm dễ dàng, lọc và phân loại dữ liệu đồng thời ngăn chặn Virus, mã độc tấn công. 

Với những điểm so sánh chi tiết được chúng tôi đưa ra trên đây, người dùng đã phần nào hình dung được những điểm mạnh, điểm yếu mà Microsoft Teams Vs Zoom đang sở hữu. Tiếp đến, hãy cùng theo dõi gợi ý dưới đây để đăng ký sử dụng phần mềm phù hợp nhất.

Microsoft Teams Vs Zoom doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm nào?

so sánh teams và zoom

Để đưa ra phương án lựa chọn phù hợp nhất giữa Microsoft Teams Vs Zoom, người dùng có thể tham khảo gợi ý của chúng tôi như sau:

  • Microsoft Teams: Phù hợp với đối tượng người dùng là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, có số lượng nhân sự lớn và yêu cầu mức độ bảo mật nâng cao.
  • Zooms: Phù hợp với đối tượng người dùng là các cá nhân, tổ chức giáo dục sử dụng công cụ này với mục đích giảng dạy, học tập và thảo luận nhóm.

Do đó, dựa vào những gợi ý trên đây người dùng có thể cân nhắc lựa chọn giữa phần mềm Microsoft Teams Vs Zoom sao cho phù hợp.

Lời kết

Trên đây là những đánh giá thực tế nhất của MSO để giúp người dùng lựa chọn được giải pháp tổ chức cuộc họp, hội nghị truyền hình phù hợp là Microsoft Teams Vs Zoom. Nếu người dùng cần hỗ trợ bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ đề này vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

03 cách microsoft 365 login

Tổng hợp 03+ cách Microsoft 365 login trên máy tính và máy tính

Có rất nhiều cách để người dùng Microsoft 365 login sử dụng các phần mềm có trong hệ sinh thái ứng dụng làm việc chuyên ...
do more with less cùng microsoft 365

Microsoft 365 “Do More With Less” – Kỷ nguyên hybrid working

“Do More With Less” với Microsoft là một trong những cách giải quyết hoàn hảo cho bài toán quản lý và kết nối nhân viên ...
sử dụng sharepoint

Hướng dẫn sử dụng SharePoint chi tiết từ A-Z cho người mới

SharePoint là một ứng dụng quản lý nội bộ, giúp người dùng có thể quản lý tài liệu và làm việc nhóm hiệu quả. Tham ...

Microsoft Publisher là gì? Tính năng cơ bản của Microsoft Publisher

Microsoft Publisher là một ứng dụng mang nhiều điểm tiện ích cho người dùng. Cùng tham khảo ngay bài viết này của MSO để hiểu ...
Lên đầu trang