Nội dung bài viết
Microsoft DirectX là gì?
Microsoft DirectX là một trong những công cụ thuộc hệ điều hành Windows với tập hợp các giao diện lập trình ứng dụng hay còn gọi là API. Hơn nữa DirectX được hiểu là tất cả các API bao gồm cả DirectPlay, DirectMusic, DirectSound, DirectDraw hay Direct3D. Khi đó, công cụ này sẽ giúp kết nối giữa thư viện cùng với các trò chơi nhằm mục đích tối ưu hình ảnh, âm thanh, đồ họa 3D và các tác vụ đa phương tiện.
Hiện nay phần mềm này có các phiên bản Microsoft directx 9, 10, 11, 12 và người dùng có thể tải, cài đặt và sử dụng miễn phí trên các thiết bị máy tính chạy hệ điều hành Windows. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm DirectX SDK điển hình như Runtime chạy dạng nhị phân kèm tài liệu đã được mã hóa. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo của công cụ này để hỗ trợ sử dụng hiệu quả.
Microsoft DirectX có cấu tạo như thế nào?
Công cụ Microsoft DirectX có cấu tạo được chia thành 03 lớp chính, do đó hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng lớp thông qua nội dung dưới đây.
Lớp đầu tiên: Tầng nền tảng – Foundation Layer
Đây là thành phần cốt lõi để có thể xây dựng nên công cụ Microsoft DirectX, tại đây các giao diện lập trình ứng dụng sẽ được tập hợp nhằm xây dựng nền móng bền chắc như âm, thanh, video hoặc hình ảnh. Lớp nền tảng này có thể tác động đến các API như sau:
- DirectDraw để quản lý bề mặt đồ hoạt tốt nhất.
- Direct3D nhằm cung cấp tính năng 3D ở cấp thấp.
- DirectInput để hỗ trợ các thiết bị nhập và Joystick bao gồm cả thế hệ mới.
- DirectSound để cung cấp bộ trộn tiếng và hiệu ứng âm thanh.
- DirectSound 3D nhằm tạo hiệu ứng âm thanh từ 2D sang 3D.
- DirectSetup để cài đặt phần mềm và Driver tự động.
Sau khi đã tìm hiểu xong về lớp nền tảng, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lớp phương tiện một trong những thành phần quan trọng của Microsoft DirectX.
Lớp thứ hai: Tầng phương tiện – Media Layer
Nếu như tầng nền tảng là tập hợp các nền móng liên quan đến âm thanh, video hay hình ảnh thì tại tầng phương tiện sẽ tập hơn các ứng dụng có tính độc lập với thiết bị để tạo nên Microsoft DirectX:
- Direct3D: Gồm các tính năng hỗ trợ biểu diễn 3D.
- DirectPlay: Hỗ trợ trực tiếp người dùng tham gia chơi các game qua nền tảng mạng.
- DirectShow: Nhằm quản lý toàn bộ các Slide Shows.
- DirectAnimation: Hỗ trợ làm hoạt hình.
- DirectModel: Nhằm cung cấp khả năng mô phỏng 3D.
Lớp trên cùng: Tầng thành phần – Components Layer
Cuối cùng là lớp thành phần thuộc tầng trên cùng của Microsoft DirectX với sự kết hợp của cả hai tầng nền tảng và phương tiện:
- NetMeeting nhằm hỗ trợ làm việc nhóm trên cùng mạng máy tính.
- ActiveMovie là bộ công cụ quản lý và trình diễn phim MPEG nhằm hỗ trợ phim ảnh và file âm thanh.
- NetShow nhằm chuyển đổi nội dung multimedia qua Internet.
Với những nội dung trên đây, người dùng đã phần nào hiểu được cấu tạo đặc biệt của phần mềm Microsoft DirectX. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ưu, nhược điểm và vai trò của phần mềm này đối với người dùng hiện nay.
Ưu và nhược điểm của Microsoft DirectX
Hiện nay, người dùng có thể sử dụng Microsoft DirectX for Windows 11 mượt mà và dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số các ưu và nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm
Xét trên góc độ về ưu điểm, phần mềm Microsoft DirectX khiến người dùng không thể bỏ qua với:
- Tương thích nhiều thiết bị: Có thể người dùng không biết nhưng Microsoft DirectX có khả năng tương thích tốt hơn ở các phiên bản cũ. Một ví dụ điển hình để người dùng có thể dễ dàng hình dung như DirectX 12 sẽ tương thích với DirectX 11. Khi đó, người dùng không cần phải thay card đồ họa mới mà vẫn có thể trải nghiệm đầy đủ các tính năng mà phiên bản mới đang sở hữu.
- Hỗ trợ máy tính có cấu hình thấp: Người dùng sẽ không còn gặp phải tình trạng thiết bị bị đơ, giật hoặc lag khi sử dụng thiết bị cấu hình thấp như máy tính bảng, điện thoại hoặc laptop vì có sự hỗ trợ của DirectX.
- Hỗ trợ tối đa phần cứng: Microsoft DirectX hỗ trợ khả năng quản lý tài nguyên và tiến hành đồng bộ hóa khi cần. Khi đó, các nhà phát triển có thể tự động phân chia GPU chính và đồ họa tích hợp CPU.
Với những ưu điểm này, người dùng hoàn toàn yên tâm trải nghiệm làm việc trên thiết bị máy tính chạy hệ điều hành Windows khi có công cụ Microsoft DirectX.
Nhược điểm
Bất cứ một công cụ nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng và với Microsoft DirectX cũng vậy. Dưới đây là những nhược điểm của phần mềm này mà người dùng có thể tham khảo như sau:
- Hạn chế tương thích hệ điều hành: Điển hình như với hệ điều hành PlayStation và MacOS sẽ cần phải chuyển đổi sử dụng bộ API khác. Ngoài ra, số lượng phần cứng hỗ trợ DirectX được đánh giá là không phong phú.
- Mức độ phổ biến chưa cao: Người dùng còn cảm thấy lo sợ khi sử dụng phần mềm này sẽ dẫn đến lỗi hệ thống đồng thời mức độ truyền thông chưa cao.
- Kiểm tra phiên bản card đồ họa thường xuyên: Mỗi phiên bản DirectX chỉ phù hợp với một card đồ hoạt nhất định, do đó người dùng cần phải kiểm tra thường xuyên khi sử dụng.
Với những nhược điểm được chúng tôi nêu trên, sẽ giúp cho người dùng có những hiểu biết nhất định trước khi sử dụng Microsoft DirectX. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của phần mềm này đối với người dùng hiện nay.
Ứng dụng thực tiễn của Microsoft DirectX đối với người dùng
Đứng trên góc độ là người dùng, thông thường sẽ có 02 trường hợp mà sẽ cần phải sử dụng đến công cụ Microsoft DirectX và coi chúng là một phần không thể thiếu để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chơi các tựa game trên nền tảng DirectX
Khi người dùng trải nghiệm các tựa game trên nền tảng DirectX trên thiết bị máy tính, đa phần đều yêu cầu cần phải có công cụ Microsoft DirectX với có thể hoạt động được. Do đó, khi người dùng tải các tập tin trò chơi về máy nếu không có phiên bản DirectX phù hợp sẽ gợi ý các phiên bản khác phù hợp với yêu cầu. Ngoài ra, người dùng cũng cần đảm bảo các Driver được chạy trò chơi là mới nhất dựa trên các thông số phần cứng như card âm thanh hoặc đồ họa.
Học tập hoặc thực hành lập trình
Ngoài hỗ trợ chơi game trên thiết bị, Microsoft DirectX còn ứng dụng đối với những người dùng có nhu cầu học tập hoặc thực hành lập trình. Khi đó, người dùng sẽ cần những API trong DirectX để truy cập vào card âm thanh nhằm tạo hiệu ứng âm thanh, đồ họa để truyền tải nội dung dễ dàng nhất.
Với những ứng dụng thực tiễn trên đây, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng Microsoft DirectX để làm việc, giải trí hoặc học tập. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những hướng dẫn thực tế để kiểm tra phiên bản hiện tại và cập nhật phiên bản mới nhất.
Hướng dẫn cách kiểm tra phiên bản Microsoft DirectX
Dưới đây là hướng dẫn các bước thực hiện để người dùng có thể tự kiểm tra phiên bản Microsoft DirectX for Windows 10 như sau:
– Bước 1: Mở hộp thoại tìm kiếm của Windows, tiếp đến nhập từ khóa dxdiag và click Enter.
– Bước 2: Một cửa sổ mới sẽ hiện ra, tại đây người dùng có thể nhìn thấy phiên bản của DirectX đang sử dụng như trên hình ảnh.
– Bước 3: Hoàn tất.
Chỉ với 03 bước thực hiện cơ bản như trên, người dùng đã có thể kiểm tra phiên bản DirectX trên thiết bị máy tính của mình. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách cập nhật phiên bản mới nhất.
Hướng dẫn cập nhật phiên bản Microsoft DirectX mới nhất 2023
Nếu công cụ Microsoft DirectX Windows 11 của người dùng đang sử dụng phiên bản thấp hơn thì có thẻ tham khảo các bước hướng dẫn để cập nhật như sau:
– Bước 1: Trên thanh tìm kiếm của Windows, người dùng nhập từ khóa check for updates.
– Bước 2: Một giao diện mới hiện ra, tại đây người dùng click chọn check for updates. Khi đó, hệ thống sẽ tự động tải xuống và cập nhật phiên bản Microsoft DirectX mới nhất.
– Bước 3: Hoàn tất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Microsoft DirectX để người dùng có thể tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể. Trong quá trình triển khai, nếu người dùng cần hỗ trợ bất cứ vấn đề nào vui lòng liên hệ trực tiếp đến MSO qua số Hotline: 024.9999.7777.