Nội dung bài viết
Lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ dữ liệu có tên tiếng anh Data Storage được hiểu đơn giản là việc lưu trữ toàn bộ dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho quá trình làm việc ở hiện tại và tương lai. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các hình thức lưu trữ dữ liệu điển hình như nền tảng đám mây hoặc máy chủ tại chỗ, thiết bị máy tính, USB hay thuê đơn vị thứ ba. Ngoài ra, một vài các phương tiện hỗ trợ lưu trữ một số ít các đơn vị vân đang sử dụng mà người dùng có thể tham khảo như chữ viết tay, đĩa than, đĩa quang, băng từ hoặc RNA, DNA.
Vai trò của giải pháp lưu trữ dữ liệu đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Đảm bảo tốc độ truy xuất và tải xuống sử dụng bất cứ lúc nào.
- Bảo mật dữ liệu một cách an toàn nhất để hạn chế tối đa mức độ rủi ro liên quan đến an ninh mạng.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư của doanh nghiệp và dễ dàng di chuyển.
- Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian dài giúp hạn chế hư hỏng hoặc thất thoát.
- Dễ dàng điều khiển từ xa chỉ cần có kết nối internet và thiết bị truy cập.
- Dễ dàng điều chỉnh dung lượng, cấu hình, hệ điều hành tương thích, môi trường mạng hay cổng kết nối phù hợp.
- Dễ dàng mở rộng dịch vụ lưu trữ kết hợp dung lượng lưu trữ và nhu cầu phát triển của từng đơn vị.
Sau khi đã tìm hiểu đôi chút về khái niệm và vai trò của lưu trữ dữ liệu đối với doanh nghiệp hiện nay. Tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về hình thức lưu trữ dữ liệu đám mây và máy chủ tại chỗ đang được nhiều đơn vị sử dụng nhất hiện nay.
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây là gì?
Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp trên nền tảng đám mây là một mô hình điện toán cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu và tệp trên internet. Khi đó, các nhà cung cấp sẽ đóng giữ vai trò cung cấp dịch vụ hỗ trợ lưu trữ, quản lý và duy trì hệ thống máy chủ kết hợp cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo quyền truy cập của người dùng an toàn ở mọi lúc mọi nơi.
Khi lựa chọn hình thức lưu trữ dữ liệu này, người dùng sẽ không cần mất thêm chi phí quản lý cơ sở hạ tầng giúp quá trình sử dụng trở nên linh hoạt và mang tính lâu bền hơn. Hơn nữa, người dùng cũng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi chỉ cần thiết bị đăng nhập tài khoản bản quyền và có kết nối mạng.
Lưu trữ dữ liệu trên máy chủ tại chỗ là gì?
Khác với lưu trữ dữ liệu đám mây, hình thức lưu trữ trên máy chủ tức là doanh nghiệp cần phải có hệ thống máy chủ trực tiếp tại công ty. Máy chủ này sẽ được kết nối với ổ lưu trữ dữ liệu để có thể thực hiện chức năng kiểm soát, bảo trì, quản trị. Khi đó, toàn bộ dữ liệu sẽ được truyền tải thông qua các máy tính được kết nối với nhau qua mạng cục bộ của doanh nghiệp.
Để sở hữu máy chủ cho doanh nghiệp, người dùng cần phải liên hệ với các đơn vị được cấp phép hoặc nhóm tổ chức công nghệ thông tin hay đối tác uy tín. Bởi lẽ, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ toàn bộ trên hệ thống này, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi không kiểm soát chặt chẽ dữ liệu áp dụng hình thức lưu trữ này.
Để có thể so sánh chi tiết về cả hai hình thức lưu trữ dữ liệu trên, người dùng có thể tham khảo ngay nội dung được chúng tôi chuẩn bị dưới đây.
So sánh lưu trữ dữ liệu trên đám mây và máy chủ tại chỗ
Để có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp, người dùng cần phải so sánh hai hình thức này thông qua nhiều yếu tố điển hình như chi phí, khả năng bảo mật, tuân thủ và mức độ mở rộng.
Chi phí và khả năng bảo trì
Với các doanh nghiệp lựa chọn nền tảng lưu trữ dữ liệu dựa trên chi phí và khả năng bảo trì thì người dùng có thể tham khảo những nội dung so sánh chi tiết như sau:
- Lưu trữ đám mây: Mức chi phí đầu tư sẽ được chi trả theo các khoảng thời gian sử dụng mà doanh nghiệp mong muốn như tháng, quý, năm…Hơn nữa, việc bảo trì hệ thống và hỗ trợ cập nhật sẽ do nhà cung cấp đảm nhiệm nên người dùng không cần phải lo lắng. Ngoài ra, đa phần các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sẽ có mức dung lượng sử dụng lớn kết hợp cùng với nhiều tính năng ưu việt.
- Lưu trữ máy chủ: Doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí lớn ban đầu bao gồm phần cứng, chi phí cài đặt, cấp phép, sao lưu cùng nhiều khoản phí bổ sung khác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải mất thêm các khoản phí để nâng cấp, bảo trì khi gặp sự cố.
Nếu xét về chi phí và khả năng bảo trì thì hình thức lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây được đánh giá cao hơn so với máy chủ tại chỗ. Do đó, nếu doanh nghiệp dựa vào yếu tố này có thể cân nhắc và tham khảo thêm nội dung bên dưới khi liên quan đến khả năng bảo mật dữ liệu.
Khả năng bảo mật
Nếu xét về mức độ bảo mật của hai hệ thống lưu trữ dữ liệu này, người dùng có thể xem xét thông qua đánh giá của chúng tôi như sau:
- Lưu trữ đám mây: Đảm bảo yếu tố bảo mật cao hơn so với máy chủ, điển hình như dịch vụ lưu trữ OneDrive với khả năng bảo mật thông tin cực kỳ cao bởi đa lớp xác thực. Hơn nữa, phần mềm này còn sở hữu khả năng quản lý thiết bị, quản lý ứng dụng, lọc dữ liệu nhanh chóng và ngăn chặn Virus, mã độc tấn công.
- Lưu trữ máy chủ: Doanh nghiệp khi sử dụng giải pháp này sẽ phải tự chịu trách nhiệm khi gặp rủi ro về yếu tố bảo mật. Đặc biệt, hình thức này sẽ yêu cầu tổ chức có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao để khắc phục và giải quyết tại chỗ.
Khi đánh giá về khả năng bảo mật, hình thức lưu trữ đám mây luôn là sự lựa chọn ưu tiên. Bởi lẽ, các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín nổi tiếng như Microsoft hoặc Google được đánh giá là thương hiệu nổi bật với khả năng bảo mật thuộc top đầu thế giới.
Khả năng tuân thủ
Đứng trên góc độ nghiên cứu về khả năng tuân thủ của hai nền tảng lưu trữ dữ liệu an toàn trên đám mây và máy chủ người dùng cần phải hết sức tỉnh táo để đưa ra sự lựa chọn phù hợp vì:
- Lưu trữ đám mây: Đảm bảo mức độ tuân thủ tuyệt đối để người dùng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đầu tư. Hơn nữa, giải pháp này còn có sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia đầu ngành nhận được giấy chứng nhận trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, chính phủ, tài chính, truyền thông hay sản xuất.
- Lưu trữ máy chủ: Người dùng cần phải tự trang bị kiến thức chuyên môn để tuân theo các quy định của địa phương, quốc tế hoặc ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động. Khi đó, người dùng sẽ tự chịu trách nhiệm khi sử dụng nền tảng này trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức.
Nếu đánh giá về mức độ tuân thủ, chúng tôi gợi ý người dùng nên sử dụng hình thức lưu trữ dữ liệu đám mây sẽ an toàn và tiết kiệm nhiều chi phí hơn cho doanh nghiệp.
Tính năng mở rộng
Cuối cùng là tính năng mở rộng, người dùng có thể so sánh hình thức lưu trữ dữ liệu lớn trên đám mây và máy chủ như sau:
- Lưu trữ đám mây: Không cần sử dụng quá nhiều máy chủ vừa tốn kém chi phí lại mất thời gian quản lý. Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô hoặc khối lượng công việc khi cần đến bất cứ lúc nào.
- Lưu trữ máy chủ: Để mở rộng quy mô, người dùng cần đầu tư thêm cả phần cứng và phần mềm để gia tăng bộ nhớ cùng với sức mạnh điện toán. Khi đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm chi phí cho cả hệ thống cùng với đội ngũ nhân lực mạnh.
Dựa trên những nội dung trên đây, người dùng đã có thể tự trả lời câu hỏi lưu trữ dữ liệu ở đâu tốt nhất cho doanh nghiệp? Do đó, nếu người dùng có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến MSO qua số Hotline 024.9999.7777.