Nội dung bài viết
License Office 365 là gì?
License Office 365 được hiểu là giấy phép bản quyền dịch vụ Office 365 cho người dùng do Microsoft phát hành. Khi người dùng đăng ký bất kỳ tài khoản bản quyền nào của đơn vị này có bộ ứng dụng văn phòng quen thuộc đều sẽ được Assign a License Office 365. Tùy thuộc vào gói đăng ký, số lượng tài khoản sử dụng mà timing of License Office sẽ được quy định khác nhau điển hình như theo tháng, theo năm.
Thông qua hình thức này, người dùng có thể tự mình kiểm tra xem gói dịch vụ doanh nghiệp đăng ký có phải là phần mềm bản quyền không, từ đó nắm được chi tiết hơn về các công cụ mà gói dịch vụ đang sở hữu để thuận tiện cho quá trình làm việc. Để người dùng có thể hiểu rõ hơn về lý do tại sao cần phải có loại giấy phép này thì hãy cùng tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây.
Tại sao phải sử dụng License Office 365?
Khi đăng ký Microsoft 365 thành công, ngoài việc nhận được email theo tên miền riêng cùng mật khẩu tài khoản người dùng còn có thêm key License Office 365 để thuận tiện cho quá trình cài đặt và đăng nhập sử dụng. Dưới đây là những lý do quan trọng mà người dùng nhất định phải biết để sở hữu giấy phép bản quyền này.
Hạn chế rủi ro phần mềm không bản quyền
Các phần mềm không bản quyền sẽ không được sở hữu License Office 365, điều này sẽ tiềm ẩn một vài các nguy cơ rủi ro nghiêm trọng như:
- Virus và các phần mềm gây hại tấn công: Các phần mềm sẽ thiếu đi yếu tố bảo mật quan trọng khiến cho tin tặc dễ dàng xâm nhập và phá hoại hệ thống doanh nghiệp.
- Tệp dữ liệu bị hỏng hoặc mất: Các tệp dữ liệu của cả cá nhân và tổ chức đứng trước nguy cơ bị đánh cắp điển hình như thông tin khách hàng, dữ liệu kế toán.
- Không thể chỉnh sửa tệp hoặc không nhận được thông báo bảo mật: Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc của nhân sự đồng thời không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi sự cố xảy ra.
Không thể tiến hành cài đặt Office trên thiết bị
Khi không có License Office 365, một điểm bất cập tiếp đến mà người dùng sẽ gặp phải chính là quá trình cài đặt phần mềm Office trên thiết bị máy tính. Bởi lẽ, nếu như giao diện của các phiên bản bản quyền có thể thao tác dễ dàng thì với trường hợp này nút cài đặt sẽ bị ẩn khiến người dùng không thể thực hiện được.
Xuất hiện nhiều lỗi truy cập
Một ví dụ điển hình mà người dùng thường gặp phải tiếp theo khi không có License Office 365 chính là các lỗi truy cập điển hình như lỗi sử dụng OneDrive, lỗi đăng ký nhưng không được cấp phép sử dụng ứng dụng. Điều này sẽ khiến cho người dùng cảm thấy rất khó chịu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của cả cá nhân và tổ chức.
Hạn chế sử dụng tính năng trên phần mềm
Cuối cùng là một điểm hạn chế khi người dùng không có License Office 365 chính là khả năng truy cập vào các ứng dụng Word, Excel, PowerPoint bị giới hạn. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi người dùng chỉ được phép xem các tài liệu mà không có quyền chỉnh sửa hoặc thay đổi thông qua bất kỳ thao tác nào.
Với những lý do trên đây, người dùng muốn sử dụng bộ công cụ văn phòng của Microsoft 365 bắt buộc phải có License Office 365. Để sở hữu được giấy cấp phép này, người dùng có thể tham khảo ngay những gợi ý chi tiết dưới đây.
Hướng dẫn cách để nhận License Office 365
Tất cả các gói dịch vụ được Microsoft phát hành đều được cấp License bao gồm Office 365 E1, E3, E5 cho đến các gói dịch vụ của Microsoft 365 Business. Do đó, người dùng có thể tham khảo một vài các dịch vụ cơ bản dưới đây để được cấp bản quyền.
Đăng ký Office 365 E1
Khi người dùng đăng ký gói dịch vụ E1 chắc chắn sẽ được cấp License Office 365 để dễ dàng sử dụng các features riêng biệt. Một vài các tính năng điển hình có thể kể đến như:
- Email Outlook: Thư điện tử chuyên nghiệp với địa chỉ tên miền tùy chỉnh, cùng với đó là tổng dung lượng lưu trữ khổng lồ lên đến 50GB. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kiểm tra và chia sẻ lịch làm việc dễ dàng với thành viên khác trong hoặc ngoài tổ chức.
- OneDrive: Bộ nhớ 1TB để người dùng lưu trữ dữ liệu bao gồm cả hình ảnh, tài liệu, video…
- Office 365 phiên bản web: Bao gồm Word, Excel, PowerPoint, OneNote được sử dụng trên nền tảng online chỉ cần thiết bị có kết nối Internet.
- Microsoft Teams: Thiết lập cuộc họp nhóm với số lượng người tham dự lên đến 300 thành viên, ngoài ra người dùng có thể nhắn tin, trò chuyện, gửi tài liệu hoặc chia sẻ thông tin dễ dàng.
Ngoài những công cụ trên, người dùng còn có thể sử dụng một vài các ứng dụng khác như SharePoint, Yammer, Power BI…
Đăng ký Office 365 E3
Tiếp đến là gói dịch vụ E3, khi đăng ký thành công người dùng cũng nhận được License Office 365. Với gói này, người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ các ứng dụng có trong Microsoft 365 dành cho đối tượng doanh nghiệp lớn và cả gói Office 365 E1. Ngoài ra, người dùng sẽ được bổ sung thêm một vài các tính năng bảo mật an toàn như bảo vệ dữ liệu quan trọng, kiểm soát các tệp và đánh giá tuân thủ về những quy định được áp dụng.
Đăng ký Office 365 E5
Ngoài gói E1 và E3, người dùng khi đăng ký gói E5 cũng sẽ được cấp License Office 365. Bên cạnh đó, các ứng dụng và tính năng cơ của gói E3 sẽ đều có trong gói E5 và được bổ sung thêm tính năng mới là chống mối đe dọa. Tính năng đặc biệt này sẽ giúp người dùng xác minh danh tính xâm phạm, phát hiện các hoạt động nguy hại trên nền tảng đám mây đồng thời bảo vệ doanh nghiệp bằng khả năng bảo mật tích hợp sẵn trong hệ thống.
Đăng ký Microsoft 365 Business
Cuối cùng là các gói dịch vụ Microsoft 365 dành cho đối tượng doanh nghiệp, khi người dùng đăng ký cũng sẽ được cấp License Office 365 vì gói dịch vụ này bao gồm cả bộ Office bản quyền. Người dùng có thể lựa chọn đăng ký các dịch vụ như Microsoft 365 Business Basic, Standard hoặc Premium.
Để đăng ký tài khoản ở các gói dịch vụ trên nhanh chóng và an toàn nhất, người dùng có thể click chọn nút ĐĂNG KÝ NGAY.
Với các gói đăng ký sử dụng trên, người dùng đều sẽ nhận được License Office 365 để xác minh là bản quyền. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng gói dịch vụ lựa chọn mà người dùng sẽ được sử dụng các tính năng từ cơ bản đến nâng cao đặc biệt là khả năng bảo mật an toàn cho cả tổ chức. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hướng dẫn chi tiết cách thức để có thể kiểm tra License Office 365 như thế nào cho chính xác nhất.
Hướng dẫn cách kiểm tra License Office 365 dễ dàng
Nếu như người dùng vẫn chưa biết cách để kiểm tra xem tài khoản sử dụng của mình có được cấp phép License Office 365 hay không thì có thể tham khảo ngay 02 hướng dẫn chi tiết được chúng tôi chuẩn bị dưới đây:
Cách 1 – Sử dụng trang quản trị Office 365 online
Sau khi đã đăng ký thành công một trong các gói dịch vụ phía trên, người dùng có thể bắt đầu tiến hành kiểm tra License Office 365 như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị của Office 365 online bằng tài khoản Admin.
Bước 2: Màn hình giao diện mới sẽ hiện ra, tại thanh công cụ phía bên trái màn hình người dùng tiến hành click chọn Billing, tiếp đến chọn Your Products và sau đó chọn Licenses.
Bước 3: Kiểm tra License Office 365 của mình.
Cách 2 – Truy cập mục cài đặt trên máy tính
Trong trường hợp người dùng đã cài đặt bộ ứng dụng văn phòng Office 365 trên thiết bị máy tính, để có thể kiểm tra License Office 365 có thể tiến hành như sau:
Bước 1: Truy cập vào mục cài đặt hay còn gọi là Settings.
Bước 2: Tại danh mục My app settings tiếp đến người dùng chọn Office 365.
Bước 3: Trên My Account click chọn Subscriptions.
Bước 4: Kiểm tra License Office 365 nhanh chóng.
Với cách thức này, người dùng vừa có thể kiểm tra giấy phép Office 365 của doanh nghiệp được cấp hay không đồng thời cũng biết được gói dịch vụ mà đơn vị đang sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những nội dung quan trọng được chúng tôi tổng hợp để người dùng có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về License Office 365 và cách thức để có thể kiểm tra nhanh chóng. Nếu người dùng muốn đăng ký tài khoản Microsoft để được cấp giấy phép Office 365 bản quyền, vui lòng liên hệ trực tiếp đến MSO qua số Hotline 024.9999.7777 để được tư vấn và hỗ trợ tức thì.