Hướng dẫn cài đặt NET Framework trên máy tính từ A-Z

Có thể rất nhiều người dùng đã từng nghe đến máy tính được cài đặt NET Framework nhưng không biết công cụ này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để khám phá về những ưu điểm nổi bật và hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và kiểm tra phần mềm này.

NET Framework là gì?

NET Framework được biết đến là nền tảng lập trình có trong thiết bị máy tính sử dụng hệ điều hành Windows do Microsoft phát hành. Vai trò của công cụ này đối với hệ thống máy tính chính là đảm nhiệm nhiệm vụ điều khiển toàn bộ phần mềm, đảm bảo an toàn cho hệ thống, quản lý bộ nhớ dữ liệu và xử lý các lỗi liên quan.

framework net microsoft

Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu công cụ này một cách đơn giản hơn chính là bao gồm một thư viện Code được chia sẻ và có tên gọi là Framework Class Library (viết tắt FCL), các bit nằm trong thư viện Code chia sẻ có thể đảm nhiệm toàn bộ các chức năng riêng biệt. Qua đó, công cụ này sẽ hỗ trợ xây dựng các chương trình phần mềm, tiến hành lập trình cho giao diện của chính máy chủ, kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu và giao tiếp giữa các mạng. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật mà phần mềm NET Framework đang sở hữu để có cái nhìn chi tiết và rõ nét hơn.

NET Framework có những ưu điểm nổi bật nào?

Bất kỳ một công cụ nào cũng sẽ có những ưu điểm nổi bật riêng để thu hút số lượng lớn người dùng và NET Framework cũng vậy. Dưới đây là những lợi thế đặc biệt mà phần mềm này đang sở hữu khiến người dùng nhất định không thể bỏ qua.

Thư viện lập trình lớn

thư viện lập trình lớn

Ưu điểm đầu tiên mà NET Framework đang sở hữu chính là việc tạo ra môi trường chung hay còn gọi là một thư viện lập trình khổng lồ để đem lại hiệu suất làm việc tối ưu nhất cho việc tạo lập, xây dựng ứng dụng web. Ngoài ra, với công cụ này người dùng cũng có thể thiết lập yếu tố truy cập, lập trình hệ thống giao diện đẹp mắt, kết nối toàn bộ các CSDL và tạo cấu trúc cho dữ liệu.

Đa dạng ngôn ngữ

Ngoài ưu điểm về hệ thống lập trình đa dạng, người dùng còn có thể dễ dàng sử dụng NET Framework bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Visual Basic, C#, C++. Khi đó, người dùng có thể thoải mái làm việc viết dưới dạng nhiều ngôn ngữ nhưng vẫn đảm bảo khả năng tích hợp hoàn hảo. Đặc biệt, các đoạn Code này sẽ được sử dụng để dành cho các phần mềm tương thích với phần cứng mà công cụ này hỗ trợ. 

Gia tăng năng suất làm việc

Với các phần mềm lập trình khác, người dùng phải mất khá nhiều thời gian để gắn kết và tìm kiếm các yếu tố quan trọng tạo nên một thiết kế hoàn chỉnh. Nhưng với NET Framework, mọi tính năng đã được tích hợp sẵn để người dùng sử dụng, khi đó người dùng chỉ cần hiểu rõ cách dùng kết hợp tùy biến các đoạn Code để tương thích với dự án đang thực hiện. Bằng cách này, người dùng sẽ dễ dàng thực hiện công việc nhanh chóng với hiệu suất cao hơn.

Dễ dàng biến đổi linh hoạt

gia tăng năng suất làm việc

Một ưu điểm đặc biệt nữa mà người dùng cũng không nên bỏ qua NET Framework chính là khả năng tùy biến linh hoạt thông qua cấu trúc “ghép nối lỏng”. Khi đó người dùng có thể đẩy mạnh năng suất làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết.

Đảm bảo yếu tố bảo mật

Là một trong những công cụ do Microsoft 365 phát hành, chính vì vậy người dùng có thể hoàn toàn yên tâm hạn chế được các rủi ro liên quan trực tiếp đến yếu tố bảo mật. Bởi lẽ, phần mềm này được thiết kế mức độ bảo mật theo cấu trúc từ dưới lên trên. Do đó, toàn bộ các tác động nguy hại từ bên ngoài đều không thể phá vỡ vì mô hình bảo mật tinh vi mang tên evidence-based. 

Tích hợp nhiều dịch vụ trong hệ điều hành

Một ưu điểm cuối cùng khiến người dùng chắc chắn phải sử dụng phần mềm NET Framework chính là khả năng vận dụng nhiều dịch vụ sẵn có trong hệ điều hành. Các dịch vụ này có thể kể đến như mô hình dạng đối tượng thành phần, truy cập dữ liệu, bảo mật tích hợp, giám sát giao dịch và truy cập dữ liệu. Bằng cách tận dụng những lợi thế này, người dùng có thể đơn giản hóa cách dùng, hỗ trợ hoạt động lập trình nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Với những ưu điểm nổi bật trên đây, người dùng đã phần nào hiểu được vai trò quan trọng của NET Framework đối với hoạt động lập trình. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hướng dẫn cách cài đặt phiên bản bản quyền dành cho thiết bị máy tính.

Hướng dẫn cài đặt Microsoft NET Framework dễ dàng

Nếu như người dùng vẫn chưa biết cách thiết lập cài đặt NET Framework của Microsoft như thế nào thì hãy cùng tham khảo ngay những hướng dẫn chi tiết được chúng tôi chuẩn bị dưới đây:

Bước 1: Truy cập ô tìm kiếm trên thiết bị máy tính Windows sau đó click chọn Control Panel.

cài đặt net framework

Bước 2: Tiếp đến, màn hình máy tính mở ra một giao diện mới người dùng click chọn Program and Features.

program and features

Bước 3: Giao diện của Program and Features hiện ra, tại đây người dùng thao tác click chọn Turn Windows features on or off.

cài đặt trên máy tính

Bước 4: Click chọn .NET Framework sau đó click chọn OK

cài đặt máy tính net framework

Bước 5: Hoàn tất

Chỉ với 05 bước thực hiện trên đây, người dùng đã có thể hoàn tất cài đặt NET Framework trên chính thiết bị máy tính đang sử dụng. Tiếp đến, nếu người dùng vẫn chưa biết cách để kiểm tra phiên bản ứng dụng đang dùng thì có thể tham khảo ngay 03 cách dưới đây.

Hướng dẫn 03 cách kiểm tra các phiên bản NET Framework trên thiết bị

Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết NET Framework đang sử dụng thuộc phiên bản nào do Microsoft cung cấp. Để thực hiện kiểm tra, người dùng có thể tham khảo các cách dưới đây.

Dùng Registry Editor

Cách đầu tiên và cũng là cách dễ dàng thực hiện nhất để xem phiên bản của NET Framework chính là sử dụng Registry Editor.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím CTRL + R để tiến hành mở hộp thoại Run. Tiếp đến, người dùng thao tác gõ chữ “regedit” và click chọn OK.

sửu dụng registry editor

Bước 2: Nhập địa chỉ đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\NET Framework Setup\NDP\v4\Full 

Bước 3: Click chọn Release, trong trường hợp màn hình hiển thị REG_DWORD nằm trong hàng Release đồng nghĩa với việc máy tính của người dùng đang sử dụng phiên bản từ 4.5 trở lên.

Bước 4: Để xác định chính xác nhất phiên bản nào, người dùng có thể tìm dựa vào giá trị là 6 chữ số cuối của Release, sau đó đối chiếu trực tiếp với bảng sau.

bảng đối chiếu phiên bản net framework

Qua Command Prompt

Ngoài cách sử dụng Registry Editor để xác định phiên bản NET Framework mà người dùng đang sử dụng chính là dùng Command Prompt. Để thực hiện được, người dùng có thể tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Bước 1: Mở hộp thoại Run sau đó nhập từ khóa “cmd” và click chọn OK.

Bước 2: Hộp thoại Command Prompt, người dùng sẽ tiến hành sao chép và dán câu lệnh:

reg query “HKLM\SOFTWARE\Microsoft\Net Framework Setup\NDP\v4” /s sau đó click chọn ENTER

Bước 3: Hộp thoại Command Prompt sẽ trả lời thông tin về chính phiên bản NET Framework. Tại mục Version nếu hiển thị thông tin dạng 4.x.xxxxx tức là thiết bị đang được cài đặt từ phiên bản 4.5 trở lên.

kiểm tra phiên bản

Sử dụng PowerShell

Ngoài 02 cách thực hiện trên, để kiểm tra phiên bản NET Framework người dùng có thể tham khảo thêm cách sử dụng PowerShell như sau:

Bước 1: Cũng mở hộp thoại Run và sau đó nhập từ khóa “powershell” rồi click chọn OK.

Bước 2: Khi hộp thoại này hiện ta, người dùng nhập câu lệnh sau:

Get-ChildItem ‘HKLM:\SOFTWARE\Microsoft\NET Framework Setup\NDP\v4\Full\’ | Get-ItemPropertyValue -Name Release | Foreach-Object { $_ -ge 378389 }

gán câu lệnh powershell

Bước 3: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện, trong trường hợp màn hình hiển thị True thiết bị cài đặt phiên bản từ 4.5 và False là máy chưa được cài đặt.

Với những cách thức được chúng tôi hướng dẫn trên đây, người dùng hoàn toàn có thể tự thao tác thực hiện để kiểm tra xem NET Framework thuộc phiên bản nào. 

Trên đây là những nội dung chi tiết để người dùng có thể hiểu rõ hơn về NET Framework. Trong trường hợp người dùng còn những vấn đề nào cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số Hotline của MSO 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký nhận tin tức hằng ngày

Yêu cầu gọi lại

xoa tep du lieu outlook .pst khoi onedrive 1

Cách xóa tệp dữ liệu Outlook .pst khỏi OneDrive

Khi bạn thêm tài khoản email POP3 vào Outlook hoặc tạo tệp lưu trữ hoặc tệp sao lưu từ bất kỳ tài khoản nào của ...

Microsoft Flow và hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Microsoft Flow - phần mềm có thể nhanh chóng tự động hóa bất kỳ ...

So sánh Microsoft Office và Microsoft 365 – Đâu là giải pháp doanh nghiệp cần?

Để hiểu rõ hơn về kho kho tàng ứng dụng đa dạng và thiết thực của Microsoft, hãy cùng chúng tôi so sánh Microsoft Office ...
luu tru du lieu tren dam may

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây so với máy chủ tại chỗ: 9 điều cần ghi nhớ (Phần 2)

Cùng MSO xem xét ưu và nhược điểm của cả phương pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây và lưu trữ tại chỗ để ...
Lên đầu trang