EULA là gì? EULA được áp dụng với Microsoft 365 như thế nào?

Khi sử dụng bất kỳ một phần mềm bản quyền nào, người dùng cũng cần lưu tâm đến EULA một thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MSO để hiểu rõ hơn về giấy phép này trong Microsoft 365.

Khi sử dụng bất kỳ một phần mềm bản quyền nào, người dùng cũng cần lưu tâm đến EULA một thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối. Vậy EULA là gì? EULA là viết tắt của thuật ngữ gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về giấy phép này trong Microsoft 365.

Tổng quan về EULA

EULA là gì?

EULA là viết tắt của cụm từ tiếng anh End User License Agreement và được dịch ra với nghĩa là thỏa thuận giấy phép người dùng cuối cần tuân thủ khi cài đặt, tải về sử dụng. Đây được xem là một trong những loại hợp đồng giao ước quan trọng của người mua với người cấp phép chứ không phải là một hình thức bán, liên quan đến vấn đề thỏa thuận sản phẩm, điều khoản cấp phép phần mềm hay các điều kiện sử dụng quan trọng.

EULA là gì?
EULA là gì?

EULA xuất hiện trong trường hợp nào?

Các biểu mẫu hợp đồng EULA sẽ được lưu dưới dạng kỹ thuật số và người dùng sẽ được theo dõi chấp nhận dưới dạng click-through. Ngoài ra, các thỏa thuận cấp phép này đều được gửi đính kèm dưới dạng giấy hoặc thư điện tử trong quá trình người dùng tiến hành cài đặt sử dụng.

Đa phần giấy phép này sẽ được sử dụng trong các trường hợp điển hình như khi người dùng mở gói cài đặt phần mềm, thuê dịch vụ phần mềm, chuyển nhượng công nghệ, truy cập các dịch vụ online và người dùng có thẻ tham khảo trực tiếp trên chính trang chủ được nhà sản xuất công bố.

Mục đích của EULA là gì?

Mục đích của EULA là nó được tạo ra để đảm bảo các thỏa thuận về quyền giữa hai bên được tuân thủ nghiêm ngặt. Chẳng hạn như:

Quyền sở hữu trí tuệ

Mục đích của EULA là gì?
Mục đích của EULA là gì?

Trong mỗi EULA của ứng dụng và phần mềm khác nhau, các quyền sở hữu trí tuệ được mô tả rõ ràng để đảm bảo cho những quyền lợi của người dùng cũng như là của nhà nhà phát triển phần mềm được tuân thủ nghiêm ngặt. Từ đó, giúp bảo vệ những quyền lợi của cả hai bên được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ. Quyền sở hữu trí tuệ trong EULA bao gồm bản quyền, thương hiệu và những quyền liên quan khác nữa về vấn đề sáng tạo và sở hữu công nghiệp.

Giấy phép sử dụng

Trong mỗi EULA của ứng dụng và phần mềm cũng được nêu rõ về giấy phép sử dụng, giúp đảm bảo cho những điều khoản trong giấy phép điều sẽ được thực hiện đầy đủ. Giấy phép sử dụng được nêu và xác định rõ ràng về những điều khoản và quy định cụ thể mà nhà phát triển muốn người dùng cần phải tuân thủ thực hiện đúng và đầy đủ khi sử dụng phần mềm và ứng dụng đó.

Những quy định và điều khoản được nêu trong EULA được xác định rõ về quyền lợi cũng như là trách nhiệm của người dùng và nhà phát triển trong quá trình người dùng sử dụng sản phẩm. Từ đó, giúp người dùng và nhà phát triển có thể đảm bảo được những quyền lợi và trách nhiệm của mình cũng như là của đối phương đối với ứng dụng và phần mềm đó.

Giới hạn và hậu quả

Trong mỗi EULA của ứng dụng và phần mềm cũng được xác định rõ về các giới hạn cũng như là hậu quả khi người dùng vi phạm những điều khoản được nêu rõ trong thỏa thuận. Những giới hạn và hậu quả được xác định trong EULA thường bao gồm việc hủy bỏ giấy phép sử dụng sản phẩm, chấm dứt cung cấp dịch vụ hay thậm chí có thể là các hậu quả về pháp lý nếu cần được áp dụng đối với những vi phạm đó.

Chính vì vậy mà việc tuân thủ các quy định và điều khoản được nêu rõ trong EULA là những hành động rất quan trọng để giúp người dùng và nhà phát triển có thể đảm bảo được những quyền lợi và trách nhiệm của mình được thực hiện đầy đủ. Đồng thời cũng sẽ giúp người dùng và nhà phát triển có thể tránh được những hậu quả không mong muốn.

Các loại EULA chính

Hiện nay có hai loại EULA chính mà người dùng có thể thấy được khi đăng ký sử dụng các ứng dụng và phần mềm đó chính là EULA cho phần mềm sở hữu độc quyền và EULA cho phần mềm mã nguồn mở.

Trong đó, với EULA cho phần mềm sở hữu độc quyền, người dùng chỉ được cấp giấy phép sử dụng phần mềm theo các điều khoản nhất định mà không được sở hữu phần mềm. Còn đối với EULA cho phần mềm mã nguồn mở, người dùng sẽ được cấp các quyền phép xem và chỉnh sửa mã nguồn của phần mềm, tuy nhiên người dùng vẫn cần phải tuân thủ các quy định cấp phép cụ thể của nhà phát triển.

Hệ quả về pháp lý khi không tuân thủ EULA

Các hệ quả về pháp lý khi không tuân thủ EULA là gì?
Các hệ quả về pháp lý khi không tuân thủ EULA là gì?

EULA là một hợp đồng pháp lý ràng buộc pháp lý giữa nhà cung cấp ứng dụng/phần mềm với những người dùng cuối. Vì thế nếu người dùng vi phạm EULA thì có thể dẫn đến các hệ quả pháp lý đặc biệt nghiêm trọng mà người dùng không thể lường trước được. Dưới đây là những hậu quả về pháp lý mà người dùng sẽ gặp phải nếu không tuân thủ các điều khoản và quy định trong EULA:

Bị phạt tiền: Nếu người dùng vi phạm EULA trong ứng dụng và phần mềm, thì người dùng sẽ có thể phải đối mặt với các khoản án phạt về tài chính do pháp luật đưa ra cho những vi phạm này. Đặc biệt là đối với những vi phạm gây thiệt hại về tài chính cho nhà cung cấp phần mềm hay ứng dụng đó. 

Bị kiện tụng: Khi người dùng vi phạm EULA trong ứng dụng và phần mềm cũng có thể dẫn tới hậu quả pháp lý liên quan đến kiện tụng. Bởi khi áp dụng EULA cho những ứng dụng và phần mềm của mình, các nhà phát triển có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp pháp lý khi người dùng của họ vi phạm EULA mà họ đã đề ra.

Bị mất quyền sử dụng ứng dụng/phần mềm: Khi người dùng vi phạm EULA trong ứng dụng và phần mềm, người dùng cũng có thể bị mất quyền sử dụng phần mềm mà không được bồi thường bất cứ điều gì. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng phần mềm hay ứng dụng đó của người dùng trong tương lai.

Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp, việc không tuân thủ EULA không chỉ có thể dẫn đến hậu quả pháp lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín và đạo đức kinh doanh. Chính vì vậy, người dùng cần phải đọc kỹ những quy định và điều khoản cụ thể trong EULA và cần đặc biệt lưu ý về những hậu quả khi không tuân thủ những điều khoản và quy định khi sử dụng các ứng dụng và phần mềm đó để tránh gặp phải những hậu quả pháp lý này.

Hãy theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết này để nắm rõ được những lưu ý khi sử dụng phần mềm có EULA nhé.

Những lưu ý khi sử dụng phần mềm có EULA

Những lưu ý khi sử dụng phần mềm có EULA
Những lưu ý khi sử dụng phần mềm có EULA

Để sử dụng phần mềm có EULA một cách hiệu quả nhất, đồng thời có thể tránh được những hậu quả về pháp lý EULA, bạn hãy nắm rõ những lưu ý dưới đây:

  • Đọc kỹ và hiểu rõ EULA trước khi đăng ký và sử dụng phần mềm là một bước hết sức quan trọng, giúp bạn hiểu rõ được những quy định và điều khoản sử dụng phần mềm hay ứng dụng, dòng thời có thể tránh được những tình trạng vi phạm những điều khoản và chính sách liên quan đến EULA.
  • Tuân thủ các quy định trong EULA sẽ giúp bạn sử dụng phần mềm và ứng dụng đó một cách hiệu quả mà không phải gặp những tình trạng bị xử phạt cho những vi phạm chính sách EULA.
  • Hãy thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân trước khi sử dụng phần mềm. Điều này sẽ giúp bạn có thể đảm bảo tuân thủ được những chính sách và điều khoản liên quan đến dữ liệu trong EULA.
  • Hãy cập nhật các phiên bản mới nhất của phần mềm hoặc ứng dụng. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn nhận được những bản vá về tính năng cũng như là bảo mật phần mềm/ứng dụng, từ đó cũng sẽ giúp bạn có thể đảm bảo sự tuân thủ cho những thỏa thuận EULA khi sử dụng phần mềm và những ứng dụng đó.
  • Sau khi ngừng sử dụng ứng dụng hay phần mềm, bạn hãy xóa hoặc hủy EULA. Điều này sẽ giúp bạn chấm dứt những thỏa thuận EULA liên quan đến quy định và điều khoản khi sử dụng ứng dụng và phần mềm đó.
  • Việc hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến EULA là một việc rất quan trọng, bởi mỗi một quốc gia khác nhau sẽ có những quy định pháp lý cụ thể về việc tuân thủ EULA. Chính vì vậy, việc hiểu rõ những quy định pháp luật liên quan đến EULA sẽ là một bước quan trọng giúp bạn ngăn chặn tình trạng vi phạm EULA và tránh được những hậu quả pháp lý liên quan.

Bằng cách nắm rõ những lưu ý trên đây, bạn sẽ đảm bảo được sự tuân thủ các quy định và điều khoản trong chính sách EULA của ứng dụng hay phần mềm mà mình đang sử dụng. Từ đó giúp bạn có thể tránh được những hậu quả liên quan và có thể sử dụng ứng dụng và phần mềm đó một cách hiệu quả nhất.

Tiếp theo, Bạn hãy tiếp tục theo dõi những nội dung tiếp theo trong bài viết này để có thể nắm bắt và hiểu được những thông tin liên quan về EULA trong Microsoft 365 nhé.

So sánh EULA trong Microsoft 365 với các phần mềm cấp phép tự do khác

Nếu như phần mềm EULA của Microsoft 365 được cung cấp và hoạt động dưới sự bảo hộ của pháp luật, thì các phần mềm cấp phép tự do lại hoàn toàn ngược lại. Bởi lẽ, loại giấy phép này được cấp cho người dùng phần mềm có quyền sử dụng tất cả các mục đích khác nhau như sửa đổi, sáng tạo hoặc phân phối lại các sản phẩm. Do đó, phần mềm cấp tự do bị cấm bởi mặc định bản quyền, không được cấp cho các phần mềm bản quyền và đa phần sẽ bổ sung thêm điều khoản từ chối bảo hành.

So sánh EULA Microsoft với các phần mềm cấp phép tự do khác
So sánh EULA Microsoft với các phần mềm cấp phép tự do khác

Ngoài ra, so với EULA thì các phần mềm cung cấp phép tự do không hoạt động theo các phần mở rộng tuân theo quy tắc của pháp luật hiện hành. Hơn nữa, đây cũng không phải là thỏa thuận được cam kết giữa các bên mà chỉ đơn giản là một tuyên bố được đưa ra từ phía nhà cung cấp.

Các điều khoản quan trọng trong Microsoft EULA

Các điều khoản quan trọng trong Microsoft EULA
Các điều khoản quan trọng trong Microsoft EULA

Trong Microsoft EULA, có một số điều khoản và quy định đặc biệt quan trọng mà người dùng không nên bỏ qua, để đảm bảo cho quá trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Microsoft của mình diễn ra một cách mượt mà mà không bị vướng vào những hậu quả pháp lý nghiêm trọng liên quan. Dưới đây là thông tin cụ thể về những điều khoản quan trọng trong EULA Microsoft:

Thứ nhất là về giấy phép sử dụng phần mềm. Microsoft EULA quy định, người dùng chỉ được phép cài đặt và sử dụng phần mềm trên một số lượng thiết bị nhất định, giới hạn này được tuỳ thuộc vào điều khoản mua giấy phép của người dùng với Microsoft. Chẳng hạn, với giấy phép sử dụng Microsoft 365, người dùng có thể cài đặt phần mềm trên nhiều thiết bị, nhưng không được chia sẻ tài khoản với người dùng khác.

Thứ hai là vấn đề về quyền bảo mật. Theo EULA Microsoft, Microsoft có quyền truy cập và thu thập dữ liệu từ các thiết bị sử dụng sản phẩm của họ, điều này nhằm cải thiện dịch vụ cũng như là bảo mật thông tin cho người dùng.

Thứ ba là vấn đến về bảo trì và cập nhật. Theo EULA Microsoft, Microsoft có quyền cung cấp và yêu cầu người dùng cài đặt các bản cập nhật, điều này nhằm đảm bảo hiệu suất cũng như là bảo mật dữ liệu trên những sản phẩm, dịch vụ đó.

Thứ tư là vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ. Theo Microsoft EULA, Microsoft không cho phép những hành vi sửa đổi, xuất bản hoặc tạo các sản phẩm khác dựa trên phần mềm mà họ cung cấp.

Đây là những điều khoản và quy định quan trọng nhất có trong Microsoft EULA mà người dùng cần phải nắm rõ, để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ những quy định này. Điều này cũng sẽ giúp người dùng có thể giảm thiểu những nguy cơ về việc vi phạm chính sách của Microsoft và vướng phải những hệ quả nghiêm trọng về vấn đề pháp lý và tài chính liên quan.

Tại sao người dùng nên đọc kỹ các điều khoản trong EULA Microsoft 365?

Trước khi người dùng tiến hành mua phần mềm bản quyền Microsoft 365, chuyển nhượng bản quyền, chuyển giao công nghệ hoặc sản phẩm cho bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào điều đầu tiên cần phải thực hiện chính là tham khảo EULA. Bằng cách này, người dùng có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin liên quan để trả lời được các câu hỏi như: Có phù hợp với người dùng hay không? Ngành nghề, đối tượng, quyền hạn, quốc gia, địa lý như thế nào?

Tại sao người dùng nên đọc kỹ các điều khoản trong EULA Microsoft 365?
Tại sao người dùng nên đọc kỹ các điều khoản trong EULA Microsoft 365?

Trong trường hợp EULA không phù hợp với những yêu cầu sử dụng mong muốn, người dùng nên cân nhắc có nên lựa chọn hay không? Còn nếu mọi tính năng và giải pháp đều phù hợp có thể chấp thuận và sử dụng trong phạm vi được cho phép.

Làm thế nào để có thể tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt của EULA khi đăng ký Microsoft 365?

Do đây là một phần mềm được cấp giấy phép bản quyền chứ không phải được trao đổi dưới hình thức bán đối với dịch vụ Microsoft 365. Chính vì vậy, người dùng cần đặc biệt lưu ý và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của EULA.

Làm thế nào để tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt của EULA Microsoft 365?
Làm thế nào để tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt của EULA Microsoft 365?
  • Đối tượng sử dụng: Có thể là cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức
  • Vị trí địa lý: Giấy cấp phép ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia sẽ khác nhau
  • Loại bản quyền: Có thể là bản cấp vĩnh viễn hoặc sử dụng theo thời hạn
  • Số lượng thiết bị cho phép: Tùy thuộc vào thỏa thuận với nhà cung cấp
  • Tuân thủ về lưu trữ license: Bao gồm cài đặt, download và quyền truy cập vào hệ thống của license
  • Tuân thủ về chia sẻ giấy phép trong nội bộ doanh nghiệp
  • Am hiểu pháp luật hiện hành
  • Hình thức được cấp phép: Có thể là ESD, OEM, FPP hoặc Volume License OLP
  • Hình thức mua: Mua mới, nâng cấp, gia hạn hoặc mua thêm để sử dụng
  • Áp dụng thuế phí

Với những quy tắc trên, người dùng bắt buộc phải tuân thủ và thực hiện. Trong trường hợp, người dùng không thực hiện theo đúng thỏa thuận ngay lập tức quyền sử dụng phần mềm Microsoft 365 sẽ bị chấm dứt.

Ứng dụng EULA với Microsoft 365 tại MSO như thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã hoạt động được hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp làm việc chuyên nghiệp của Microsoft 365 bản quyền. Chính vì vậy, tất cả các khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi đều được cấp phép thỏa thuận người dùng cuối EULA để đảm bảo đúng, đủ và chính xác mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà người dùng, đơn vị phân phối là MSO phải tiến hành tuân thủ.

Ứng dụng EULA với Microsoft 365 tại MSO như thế nào?
Ứng dụng EULA với Microsoft 365 tại MSO như thế nào?
  • Phần mềm Microsoft 365 được bảo vệ bởi pháp luật về sở hữu trí tuệ và tuân theo các điều khoản của hiệp ước quốc tế. Việc người dùng sao chép hoặc phân phối không được sự cho phép sẽ được áp dụng xử phạt dưới hình thức hình sự hoặc dân sự.
  • Toàn bộ các quy định có trong EULA khi chúng tôi thỏa thuận với người dùng đều được rõ ràng, chặt chẽ để bảo vệ dịch vụ Microsoft 365 và bên thứ 3 để đảm bảo không xâm phạm đến vấn đề nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ hay sử dụng trái phép.
  • Trong trường hợp người dùng sử dụng trái phép hoặc sai một trong các điều khoản của EULA phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Đặc biệt, khi đăng ký các gói Microsoft 365 tại MSO, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn dùng thử 1 tháng miễn phí hoặc mua bản quyền ngay.

Lời kết

Trong bài viết này là toàn bộ những thông tin mà MSO chia sẻ với bạn về EULA. Thông qua những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ ở bài viết này, người dùng đã phần nào hiểu được EULA là gì? Vai trò của giấy phép thỏa thuận người dùng cuối đối với phần mềm, ứng dụng hay những sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là Microsoft 365.

Trong quá trình tham khảo và tìm kiếm, nếu người dùng có bất cứ câu hỏi hoặc vấn đề gì cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp đến những thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn.

———————————————————

Fanpage: MSO.vn – Microsoft 365 Việt Nam

Hotline: 024.9999.7777

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

Tổng quan về Microsoft Graph

Tổng quan về Microsoft Graph – Giải pháp API tích hợp hiện đại nhất hiện nay

Microsoft Graph là một giải pháp API tích hợp hiện đại nhất hiện nay. Vậy bạn có thể làm gì trong dịch vụ API này? ...
Gmail doanh nghiệp là gì

Gmail doanh nghiệp là gì? Sự khác biệt giữa Gmail cá nhân và doanh nghiệp

Gmail doanh nghiệp là một công cụ quen thuộc và đặc biệt quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp. Vậy gmail doanh nghiệp là ...
cách tạo cuộc họp trên microsoft teams

03+ Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams đơn giản, chi tiết nhất

Microsoft Teams là một trong những phần mềm họp trực tuyến tốt nhất hiện nay. Có nhiều cách để giúp người dùng có thể tự ...

Ý nghĩa của các biểu tượng OneDrive trên Windows

Cùng MSO tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng OneDrive trên Windows để nhận biết tình trạng và kịp thời sửa lỗi cho OneDrive ...
Lên đầu trang