Nội dung bài viết
EMS Microsoft 365 là gì?
EMS là viết tắt của Microsoft Enterprise Mobility + Security được biết đến là một trong những nền tảng quản lý và bảo mật thông minh đang được tích hợp trong gói Microsoft 365 Business Premium hoặc các gói Micrsoft Enterprise. Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu đơn giản đây chính là giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu quan trọng cũng như trao quyền cho nhân sự cấp dưới với cách thức đổi mới và linh hoạt hơn.
Phần mềm này được hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây chính vì vậy mà người dùng có thể dễ dàng quản trị tập trung, giám sát và tiến hành cài đặt từ xa đối với các ứng dụng được doanh nghiệp sử dụng. Bằng cách này, người làm chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý toàn bộ hệ thống bao gồm các công cụ làm việc và đội ngũ nhân sự cấp dưới.
Các tính năng quan trọng có trong Microsoft EMS
Là một nền tảng bảo mật an toàn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, EMS chắc hẳn phải sở hữu rất nhiều tính năng quan trọng và góp phần đẩy mạnh hiệu quả quản lý và bảo mật.
Azure Information Protection
Đứng ở vị trí đầu tiên chính là Azure Information Protection với khả năng truy cập từ xa an toàn tại bất kỳ vị trí nào. Với tính năng này, hiệu quả kinh doanh và năng suất làm việc của đội ngũ nhân sự sẽ được gia tăng đáng kể qua đó thúc đẩy phát triển năng lực, mở rộng quy mô.
Hiện tại, tính năng bảo mật này có thể thực hiện mã hóa tệp hoặc email trên cả nền tảng đám mây và on-premises. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dễ dàng chia sẻ thông tin đến nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp nhanh chóng. Đặc biệt Azure Information Protection còn có khả năng theo dõi tệp dữ liệu đám mây, hoàn tác quy trình thực hiện với một click chuột để bảo vệ an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp.
Azure Active Directory
Đây là một trong những tính năng được đánh giá khá cao trong Microsoft EMS với khả năng quản lý danh tính hay còn gọi là kiểm soát truy cập ra vào của người dùng trong doanh nghiệp. Hiện tại, tính năng này chỉ được cấp giấy phép áp dụng đối với gói EMS E3 kèm với Azure AD Premium P1 và EMS E5 kèm với Azure AD Premium P2.
Microsoft Intune
Tiếp đến là Microsoft Intune, một trong những tính năng được sử dụng để kiểm soát dữ liệu toàn diện. Với Intune, khi nhân sự trong công ty sử dụng máy tính cá nhân để làm việc vẫn sẽ được áp dụng quy tắc an toàn trên toàn bộ thiết bị sử dụng dữ liệu của công ty. Với tính năng này, người dùng có thể thực hiện được với các yêu cầu sau:
- Quản lý thiết bị truy cập
- Quản lý hệ thống ứng dụng công việc
- Bảo vệ thông tin doanh nghiệp, kiểm soát truy cập và chia sẻ thông tin
- Đảm bảo thiết bị và ứng dụng đáp ứng yêu cầu bảo mật
Microsoft Cloud App Security
Công cụ này còn có tên gọi khác là Cloud Access Security Broker(CASB) đảm bảo tuân thủ các quy định quan trọng về CNTT, quản lý dữ liệu di chuyển và cảnh báo các mối đe dọa bảo mật đến từ bên thứ ba. Dưới đây là các trường hợp mà doanh nghiệp sẽ sử dụng tính năng này:
- Kiểm soát sử dụng Shadow IT
- Bảo vệ các thông tin nhạy cảm trên bộ nhớ đám mây
- Chống lại các đe dọa trên nền tảng internet
- Đánh giá chặt chẽ các mức độ tuân thủ của ứng dụng đám mây
Azure Advanced Threat Protection
Tính năng này còn có thể viết tắt là Azure ATP với khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng tại chỗ để tiến hành xác định và điều tra các mối nguy hại nâng cao liên quan đến mạo danh danh tính, gắn mã độc vào doanh nghiệp. Với tính năng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng bảo vệ thông tin dữ liệu khỏi những tác nhân xấu.
Microsoft Advanced Threat Analytics
Cuối cùng là tính năng bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công mạng đe dọa thông qua tính năng DNS server và Port Mirroring từ Domain Controller với cách thức triển khai của ATA Lightweight Gateway được sử dụng trên Domain Controller.
Với 06 tính năng trên, Microsoft EMS được coi là một trong những phần mềm quan trọng hỗ trợ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cả hiện tại và tương lai.
03 lợi ích của EMS đối với doanh nghiệp hiện nay
Nếu như người dùng vẫn chưa biết được vai trò và lợi ích của EMS đối với doanh nghiệp thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây:
Bảo vệ quyền truy cập
Khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm EMS, mức độ bảo mật danh tính và quyền truy cập ứng dụng vào hệ thống của công ty sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Bởi lẽ, Azure Active Directory Identity Protection sẽ tận dụng cùng lúc hàng tỉ tín hiệu để cho phép cấp quyền truy cập và xác thực đa yếu tố. Với các hoạt động đáng ngờ, hệ thống sẽ cảnh báo và ngăn chặn bằng khả năng tính toán liên quan đến mức độ nghiệm trọng và khả năng rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ đăng nhập một lần duy nhất vào các tài liệu của doanh nghiệp một cách an toàn từ mọi thiết bị. Bằng cách này, chủ doanh nghiệp có thể phát hiện hạn chế và giám sát các danh tính đặc quyền muốn truy cập vào dữ liệu quan trọng.
Bảo vệ dữ liệu và danh tính
Với phần mềm này, người dùng có thể quản lý chặt chẽ về khả năng hiển thị của người dùng liên quan đến dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc, các cấp quản lý sẽ hiểu rõ hơn về nhân viên của mình trong công việc qua đó tạo dựng các chính sách và phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, phần mềm này còn bổ trợ thêm khả năng kiểm soát và bổ trợ các ứng dụng mới như Office 365, Box, ServiceNow, Salesforce…kết hợp gắn mác phân loại để kích hoạt tệp dữ liệu an toàn.
Phát hiện rủi ro tiềm ẩn và xử lý nhanh chóng
Phần mềm EMS được trang bị tính năng Advanced Threat Protection (ATP) để xác định nhanh chóng và kịp thời những kẻ có hành vi tấn công tổ chức với công nghệ phân tích hành vi chuyên sâu là Cloud App Security và Azure Active Directory cùng Onpremise với Microsoft Advanced Threat Analytics. Trong trường hợp phát hiện mối đe dọa, ngay lập tức hệ thống sẽ tăng cường đồ thị bảo mật thông minh cho phép mã hóa mọi loại tệp và xử lý nhanh chóng các lỗi thường gặp.
Hướng dẫn đăng ký và đăng nhập Microsoft EMS
Sau khi đã tìm hiểu về tính năng và lợi ích của Microsoft EMS, người dùng cần tìm hiểu thêm về hướng dẫn để đăng ký và đăng nhập tài khoản dễ dàng.
– Bước 1: Đăng ký tài khoản Microsoft EMS bằng cách click chọn nút đăng ký tại đây.
– Bước 2: Truy cập đường dẫn https://www.microsoft.com/vi-vn/fasttrack/microsoft-365/ems
>> tiếp đến chọn Đăng nhập.
– Bước 3: Nhập địa chỉ email hoặc số điện thoại đã đăng ký tài khoản Microsoft EMS thành công >> tiếp đến click chọn Tiếp theo.
– Bước 4: Nhập mật khẩu tài khoản >> sau đó click chọn Đăng nhập.
– Bước 5: Xác nhận yêu cầu cấp quyền truy cập của ứng dụng >> sau đó click chọn Chấp nhận.
– Bước 6: Nhập đầy đủ thông tin yêu cầu bao gồm Họ và Tên, email, số điện thoại, quốc gia, tên công ty, loại người dùng … sau đó click chọn Lưu.
– Bước 7: Đăng nhập thành công phần mềm EMS
Lời kết
Với những thông tin cơ bản trên đây, người dùng đã phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi EMS là gì? Và những lợi ích quan trọng của phần mềm này đối với doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình tham khảo, nếu người dùng có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp về vấn đề này vui lòng liên hệ trực tiếp với MSO qua số Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ.