EDR là gì ? Những điều cần biết về hệ thống EDR

EDR là gì? Đây có phải là một phần quan trọng trong quá trình bảo mật an ninh mạng không? Trong nội dung bài viết này, MSO sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về hoạt động này và giới thiệu cho bạn một trong những hệ thống EDR Security hiệu quả nhất hiện nay nhé.

EDR là gì?

EDR hay còn gọi là Endpoint Detection and Response, đây là một hệ thống phát hiện và phản hồi cho người dùng về các mối nguy hại tại điểm cuối. Điểm cuối bao gồm nhiều thiết bị được kết nối với mạng của người dùng như điện thoại di động, máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, máy ảo,… 

EDR là gì?
EDR là gì?

Các giải pháp EDR sẽ giúp cho người dùng phân tích để phát hiện và khắc phục các lỗ hổng về an ninh mạng cũng như các mối đe dọa tại các điểm cuối trước khi chúng có thể xâm nhập và lan rộng ra toàn bộ hệ thống mạng của người dùng.

Chính vì vậy mà EDR cũng sẽ là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ an ninh trong không gian mạng của người dùng.

EDR hoạt động như thế nào?

Các giải pháp EDR có thể được phát triển từ nhiều nhà cung cấp khác nhau những chúng đều hoạt động dựa trên những yếu tố như sau:

Giám sát liên tục các hoạt động của điểm cuối

Khi các thiết bị của bạn được khởi động và bắt đầu kết nối mạng, giải pháp EDR Security sẽ thực hiện quá trình cài đặt một chương trình bảo mật trên từng thiết bị và liên tục ghi lại nhật ký về các hoạt động liên quan trên từng thiết bị đó.

Tổng hợp dữ liệu chẩn đoán

Trong quá trình giám sát các thiết bị, hệ thống EDR Security sẽ ghi nhận dữ liệu về hoạt động trên mỗi thiết bị trong hệ thống lưu trữ dữ liệu đám mây hoặc tại chỗ. Nhật ký hoạt động, các lần xác thực, sử dụng ứng dụng và thông tin khác của thiết bị đó sẽ được hiển thị và cập nhật liên tục cho các nhóm bảo mật trong thời gian thực.

Phân tích và đối chiếu dữ liệu

Các giải pháp EDR hiện nay thường được tích hợp công nghệ AI và máy học để thực hiện phân tích hành vi hoạt động của các thiết bị điểm cuối, sau đó đối chiếu với những thông tin về mối đe dọa an ninh trong hệ thống mạng của người dùng.

Hiển thị các mối đe dọa và thực hiện tự động khắc phục

Sau khi thực hiện phân tích về hoạt động của các thiết bị điểm cuối, nếu phát hiện ra các mối đe dọa thì giải pháp EDR sẽ gắn cờ cho nó và gửi cảnh báo đến nhóm bảo mật của người dùng. Giải pháp này cũng có thể cô lập một thiết bị điểm cuối có chứa mối đe dọa để giúp ngăn sự cố đó lan rộng trong hệ thống mạng của người dùng.

Lưu trữ dữ liệu về các mối đe dọa

Cùng với việc phát hiện, ngăn chặn và khắc phục sự cố, các giải pháp EDR cũng sẽ thực hiện lưu giữ lại hồ sơ sự kiện về các mối đe dọa để làm tài liệu cho các cuộc điều tra trong tương lai.

Những tính năng và chức năng nổi bật của EDR

Các giải pháp EDR hiện nay thường được thiết kế với những tính năng nổi bật như sau:

Tính năng nổi bật của EDR
Tính năng nổi bật của EDR

Loại bỏ điểm mù

EDR giúp các nhóm bảo mật có được khả năng quan sát và quản lý quá trình hoạt động các điểm cuối được truy nhập và hệ thống mạng của người dùng. Điều này sẽ giúp loại bỏ tối đa những thiết bị điểm cuối có chứa các lỗ hổng và điểm yếu về bảo mật, từ đó cũng giúp giảm thiểu tối đa bề mặt tấn công của các mối đe dọa đối với an ninh mạng.

Tích hợp các công cụ điều tra thế hệ mới

Các giải pháp EDR thường hoạt động song song với nhóm bảo mật của người dùng để có thể ưu tiên xác thực, ngăn chặn và khắc phục những mối đe dọa đang tiềm ẩn nghiêm trọng nhất. Điều này cũng giúp cho việc bảo mật an ninh mạng đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Xử lý các cuộc tấn công tinh vi nhất

Các giải pháp EDR cũng sẽ giúp cho nhóm bảo mật nhanh chóng tìm thấy được các mối đe dọa tinh vi như mã độc tống tiền. Từ đó giúp cho hệ thống mạng của người dùng được bảo vệ an toàn ngay cả trong thời đại công nghệ tiên tiến như ngay nay.

Khắc phục và ngăn chặn các mối đe dọa nhanh hơn

Giải pháp EDR cũng giúp cho nhóm bảo mật của người dùng giảm thiểu thời gian cần thiết cho việc đối phó với các mối đe dọa bằng những phương pháp và công cụ điều tra và ngăn chặn các mối đe dọa tự động. Ngoài ra, giải pháp này cũng được tích hợp với AI để áp dụng các biện pháp bảo mật tốt nhất cho an ninh mạng.

Tự động tìm kiếm các mối đe dọa

Các giải pháp EDR hiện nay thường được áp dụng các tính năng phân tích hành vi để nâng cao khả năng giám sát các mối đe dọa, giúp phát hiện kịp thời các mối đe dọa ngay từ những dấu hiệu đáng ngờ đầu tiên.

Phát hiện và ứng phó với SIEM

EDR cung cấp khả năng giám sát liên tục và phân tích dữ liệu để phát hiện các hoạt động đáng ngờ và mối đe dọa tiềm ẩn, từ đó có thể phản ứng và khắc phục nhanh chóng các sự cố về an ninh. Điều này giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước những cuộc tấn công về hệ thống mạng của người dùng.

Khả năng hiển thị lịch sử và thời gian thực

Khả năng hiển thị lịch sử và thời gian thực là một trong những đặc điểm quan trọng của các giải pháp EDR. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện và phân tích về các hoạt động trong hệ thống mạng bằng cách thu thập dữ liệu liên tục từ tất cả các thiết bị đầu cuối. Điều này giúp quá trình tìm kiếm và ngăn chặn các mối đe dọa được được tốt hơn.

Lợi ích khi sử dụng EDR trong an ninh mạng doanh nghiệp

Sử dụng các giải pháp Endpoint Detection and Response mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc bảo mật và bảo vệ an ninh mạng như sau:

Lợi ích mà EDR mang lại cho doanh nghiệp
Lợi ích mà EDR mang lại cho doanh nghiệp
  • EDR cung cấp khả năng phòng ngừa chủ động, điều này giúp doanh nghiệp phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa trước khi chúng gây hại. 
  • EDR có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu từ các điểm cuối, điều này cho phép doanh nghiệp quản lý và giám sát dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Sử dụng các giải pháp EDR còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng phó nhanh chóng và chính xác trước các sự cố an ninh.
  • EDR còn có các khả năng đặc biệt để tương thích và có thể tích hợp với các công cụ bảo mật khác. Điều này giúp doanh nghiệp tạo nên một hệ thống an ninh mạng toàn diện và mạnh mẽ.

Với những lợi ích này, EDR sẽ là một phần không thể thiết trong hệ thống quản lý và bảo vệ an ninh mạng của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Top 5 giải pháp Endpoint Protection tốt nhất hiện nay

So sánh EDR với Antivirus

EDR (Endpoint Detection and Response) và Antivirus là hai giải pháp bảo mật quan trọng hiện nay. Mặc dù, hai giải pháp này nhiều sự giống nhau về những chức năng và vai trò nhưng chúng vẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản như sau:

Antivirus thường chỉ tập trung vào việc quét và ngăn chặn malware dựa trên cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa đã biết, trong khi đó EDR có nhiều tính năng để mở rộng khả năng nhìn nhận về các mối đe dọa tại điểm cuối như tính năng giám sát hành vi của điểm cuối. 

Ngoài ra, EDR còn có tính năng về việc phân tích hành vi, máy học và trí tuệ nhân tạo để xác định các hoạt động bất thường và phát hiện mã độc ngay từ đầu, kể cả những loại không dùng tệp fileless. Và EDR cũng cung cấp khả năng cảnh báo cho người dùng theo thời gian thực và khả năng phản ứng nhanh chóng khi phát hiện mối đe dọa. Điều này giúp EDR có khả năng phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa tiên tiến hơn so với những giải pháp Antivirus truyền thống.

Ngoài ra, một số giải pháp EDR hiện nay còn có cung cấp nhiều dịch vụ quản lý phát hiện và phản hồi, vì vậy đây là lựa chọn tốt cho các tổ chức không có nguồn lực cho nhóm SOC nội bộ. Nhưng Antivirus vẫn là một công cụ quan trọng và cần thiết trong việc bảo vệ và chống lại các loại mã độc thường được biết đến. Vì thế mà cả hai giải pháp này đều quan trọng và có thể bổ trợ cho nhau để giúp người dùng tạo nên một hệ thống bảo mật mạng toàn diện nhất.

Vậy đâu là giải pháp EDR Security hữu hiệu nhất hiện nay? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung tiếp theo nhé.

Giới thiệu về hệ thống EDR Security – Acronis Cyber Protect Cloud

Acronis Cyber Protect Cloud cung cấp cho người dùng một chuỗi các giải pháp Endpoint Detection and Response (EDR) hiệu quả. Bao gồm khả năng cung cấp một loạt các tính năng bảo mật toàn diện, giúp doanh nghiệp có các khả năng nhận diện, bảo vệ, phát hiện, phản ứng và phục hồi trước các mối đe dọa mạng.

Giải pháp EDR Security của Acronis Cyber Protect Cloud
Giải pháp EDR Security của Acronis Cyber Protect Cloud

Các khả năng EDR được tích hợp sẵn trong phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud, điều này cho phép người dùng quản lý bảo mật tập trung, sao lưu và phục hồi sau sự cố, cũng như tự động hóa các hoạt động phát hiện và ngăn chặn sự cố an ninh mạng. 

Bên cạnh đó, Acronis Cyber Protect Cloud còn tích hợp các công nghệ AI để hỗ trợ các hoạt động phân tích tấn công và giúp tập trung vào việc khắc phục các sự cố bảo mật quan trọng mà không cần phải lọc qua hàng loạt cảnh báo.

Phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud còn có khả năng phản ứng nhanh chóng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Điều này giúp người dùng giảm thiểu thời gian phản ứng và giúp cho hoạt động ứng phó với các mối đe dọa đạt được hiệu quả cao hơn. 

Với những ưu điểm này, Acronis Cyber Protect Cloud hiện tại đang là một dịch vụ bảo mật tốt nhất cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp trong việc phát hiện và phản hồi điểm cuối.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud, bạn có thể đăng ký sử dụng ngay trên MSO để có được những ưu đãi tốt nhất nhé.

Lời kết

Trong bài viết này, MSO đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan và quan trọng nhất về giải pháp Endpoint Detection and Response (EDR). Nếu có những thắc mắc gì cần được giải đáp về phần này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

sharepoint

04 tính năng quản lý nổi bật nhất của SharePoint

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một nền tảng giao tiếp và lưu trữ thông tin chung. Do đó, khi SharePoint login người dùng ...

Breakout room là gì? Hướng dẫn sử dụng Breakout room trên Teams

Breakout room là một hoạt động quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm có giáo dục, y tế, chính trị và ...
microsoft 365

Microsoft 365 tăng giá lên 20% sau một thập kỷ

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 2022, Microsoft thông báo Microsoft 365 tăng giá lên 20% sau một thập kỷ ra mắt.
Endpoint Security là gì

Endpoint Security là gì? Đâu là giải pháp bảo mật điểm cuối tốt nhất

Endpoint Security có được xem là một hoạt động bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp? Theo dõi bài viết này của MSO để hiểu ...
Lên đầu trang