Nội dung bài viết
DMARC là gì?
DMARC là viết tắt của “Domain-based Message Authentication Reporting and Conformance” được hiểu là giao thức sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến xác thực email cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu theo cách khác là việc ngăn chặn spammer sử dụng domain của chủ sở hữu mà không được cho phép. Với DMARC, các doanh nghiệp có thể ngăn chặn được tin tặc và những kẻ tấn công có mục đích qua hình thức sử dụng tên miền email.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về DMARC bạn cần tìm hiểu thêm về SPF và DKIM:
- SPF(Sender Policy Framework): Được hiểu là khung chính sách và được sử dụng để xác thực người gửi email đồng thời cho phép ủy quyền địa chỉ IP gửi đi.
- DKIM(DomainKeys Identified Mail): Là thư được xác thực thông qua từ khóa miền với DNS vượt trội, mọi email của doanh nghiệp khi thao tác gửi đi sẽ được kèm theo chữ ký điện tử.
Trong trường hợp các email nào không vượt qua được hai cơ chế xác thực trên sẽ được xử lý thông qua việc thực thi chính sách của DMARC.
Cách thức hoạt động của DMARC như thế nào?
Xác thực email nhanh chóng
Khi cả hai cơ chế SPF và DKIM đã được bật, giao thức DMARC sẽ bắt đầu hoạt động thông qua hệ thống tên miền hay còn gọi là RFC5322.From để xác thực đảm bảo khớp với tên miền của người gửi.
Ví dụ địa chỉ “From” của một email là Phòng kinh doanh MSO <Kinhdoanh@mso.vn> khi đó RFC5322 sẽ là “mso.vn”.
Quản lý chặt chẽ thư không xác thực
Với DMARC, một email được coi là xác thực nếu tuân thủ yêu cầu miền nguồn phải khớp với chữ ký theo cơ chế DKIM hoặc “From” phải trùng với tên miền đã được xác thực thông qua cơ chế SPF. Trong trường hợp thư được gửi đi theo dạng tên miền doanh nghiệp nhưng máy chủ không thể xác nhận được email tuân thủ cơ chế nào trong 2 cơ chế trên, sẽ áp dụng chính sách như sau:
- Từ chối gửi thư và không chuyển đến người nhận.
- Không thực hiện bất cứ hành động nào và vẫn tiếp tục gửi thư.
- Cho vào hộp thư rác và đánh dấu là Spam
Gửi báo cáo đến người dùng
Để có thể tiếp nhận thường xuyên các báo cáo đến từ email server, bạn có thể tiết lập bản ghi cho phép hiển thị thông báo liên quan đến các email gửi đi có sử dụng tên miền của doanh nghiệp. Trong trường hợp email được gửi qua bên thứ ba nhưng vẫn sử dụng tên miền của doanh nghiệp thì báo cáo này cũng được gửi đến người dùng.
Thông qua bản báo cáo của DMARC, bạn có thể nắm bắt được các thông tin liên quan đến các vấn đề như nguồn gửi thư bất hợp pháp, máy chủ hoặc người gửi sử dụng tên miền của bạn và xác định được email đạt hay không đạt.
Quy trình hoạt động DMARC
Hiện tại, DMARC đang hoạt động theo quy trình bao gồm 06 bước cơ bản như sau:
– Bước 1: Tìm thông tin về địa chỉ RFC5322.From của thư.
– Bước 2: Sử dụng DNS tra cứu tên miền áp dụng phạm vi chính sách.
– Bước 3: Tiếp đến là thực hiện bước xác thực chữ kỹ thông qua DKIM.
– Bước 4: Thực hiện xác thực qua SPF.
– Bước 5: Thao tác kiểm tra và căn chỉnh miền.
– Bước 6: Sử dụng 03 chính sách được áp dụng.
Với quy trình hoạt động này, toàn bộ hệ thống email của doanh nghiệp sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính an toàn.
Hướng dẫn các bước để thiết lập DMARC
Sau khi đã trả lời được câu hỏi DMARC là gì? cùng cách thức hoạt động của giao thức này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các bước tiến hành thiết lập cho chính email doanh nghiệp của bạn.
– Bước 1 : Tiến hành bật hai cơ chế SPF và DKIM trước thời gian thực hiện ít nhất là 48 giờ đồng hồ.
– Bước 2: Tạo một hộp thư đặc biệt hoặc nhóm riêng để tiếp nhận thông báo.
– Bước 3: Điền thông tin chính xác về máy chủ lưu trữ tên miền.
– Bước 4: Truy cập nhà cài đặt cung cấp tên miền để tiến hành bật DMARC đồng thời kiểm tra các bản ghi hiện có.
– Bước 5: Đảm bảo xác thực thành công thư gửi từ bên thứ ba (nếu có).
Sau khi đã hoàn thành xong 05 bước trên, bạn đã thiết lập thành công cho hệ thống email của doanh nghiệp.
05 lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng DMARC
Dễ dàng hiển thị thông báo
Bằng cách sử dụng DMARC, tất cả thông tin liên quan đến tên miền của doanh nghiệp sẽ được báo cáo về email trên tất cả các nguồn từ internet. Thông qua báo cáo này, bạn sẽ nhận biết được các thông tin quan trọng liên quan đến email doanh nghiệp:
Tất cả thông tin người gửi sử dụng tên miền của bạn bao gồm cả email hợp lệ hoặc không hợp lệ.
- Số lượng email được gửi ở mỗi nguồn.
- Số lượng phần trăm các email được gửi đúng cách ở các nguồn hợp pháp.
- Số lượng nguồn gửi email nhưng chưa được xác thực.
- Phát hiện các phương thức xác thực bị lỗi.
Kiểm soát chặt chẽ mọi yêu cầu
Một trong những lợi ích không thể không kể đến của DMARC chính là khả năng kiểm soát toàn bộ hệ thống email từ tên miền của bạn. Bằng cách này, bạn có thể can thiệp và khắc phục kịp thời các sự cố. Trong trường hợp phát hiện số lượng email được gửi bất thường, ngay lập tức bạn có thể kiểm tra và phát hiện nguồn gửi là hợp pháp hay giả mạo.
Bảo mật an toàn tuyệt tối
Nếu như trước đây, email chính là kênh liên lạc gặp rất nhiều các vấn đề liên quan đến giả mạo và lừa đảo thì nay với DMARC mọi tình huống xấu sẽ được hạn chế nhất có thể. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn các email không mong muốn, loại bỏ thư rác dễ dàng và bảo vệ hệ thống tên miền khỏi các tác nhân xấu.
Gia tăng nhận diện thương hiệu
Trong trường hợp logo doanh nghiệp được xuất hiện cùng với tin nhắn người gửi, thương hiệu của bạn sẽ được nhận diện nhanh chóng. Để làm được điều này, DMARC đã được tích hợp sẵn sàng cho phép truy cập trực tiếp theo tiêu chuẩn BIMI (Brand Indicators for Message Identification) giúp email của người gửi nổi bật trong hộp thư đến của người nhận.
Ưu tiên xuất hiện
Trong trường hợp email của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn của giao thức DMARC sẽ được ưu tiên hơn cả về vị trí xuất hiện. Hệ thống sẽ nhận định email tin tưởng hơn và nhận định email có xác thực tại chỗ.
Lời kết
Trên đây là một vài các thông tin quan trọng giúp khách hàng trả lời được câu hỏi DMARC là gì? Nếu quý khách hàng còn bất cứ câu hỏi nào cho MSO vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 024.9999.7777 để được hỗ trợ nhanh chóng.