Cập nhật mô hình bảo mật Zero Trust

An ninh mạng đang là mối đe dọa trực tiếp đến toàn thể doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, Microsoft đã cập nhật thêm các tính năng mới để hoàn thiện mô hình bảo mật Zero Trust.

Zero Trust là gì?

Zero Trust được biết đến là một khuôn khổ bảo mật yêu cầu người dùng cả trong và ngoài tổ chức xác thực, ủy quyền và xác nhận liên tục nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng, dữ liệu cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Bằng cách này, đội ngũ quản lý có thể theo dõi nhân sự từ xa, trên môi trường đám mây và chống lại các mối đe dọa mang tên ransomware.

zero trust là gì

Một trong những tiêu chuẩn toàn diện và trung lập nhất của Zero Trust chính là NIST 800-207 được áp dụng với toàn bộ các tổ chức không chỉ riêng chính phủ. Dưới đây là những nguyên tắc mà nền tảng này áp dụng:

  • Luôn xác minh liên tục: Tất cả các tài nguyên bắt buộc phải được cấp quyền truy cập xác minh ở mọi lúc mọi nơi.
  • Sử dụng giới hạn blast radius: Hạn chế các tác động khi bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong và bên ngoài.
  • Thu thập và phản hồi ở chế độ tự động hóa: Lấy ngữ cảnh từ toàn bộ ngăn xếp của CNTT kết hợp với dữ liệu hành vi nhằm đưa ra những phản hồi chính xác nhất.

Với khái niệm được chúng tôi gợi ý trên đây, người dùng đã phần nào hình dung được vai trò của Zero Trust đối với doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu trúc của mô hình này thông qua nội dung dưới đây.

Cấu trúc của mô hình Zero Trust

Zero Trust Architecture liên quan đến yếu tố bảo mật nhằm ngăn chặn các thiết bị có ý định truy cập vào mạng hoặc thiết bị của doanh nghiệp. Do đó, phần mềm này sẽ sở hữu một cấu trúc tương xứng để đảm bảo được những vai trò quan trọng.

Mặt bảo vệ

Trước tiên, Zero Trust sẽ bắt đầu bằng cách xác định được bề mặt bảo vệ dựa trên ứng dụng, dữ liệu hoặc tài sản mà doanh nghiệp đang có. Khi đó, người dùng cần phải đảm bảo trả lời được các câu hỏi liên quan như:

  • Dữ liệu cần bảo vệ là dữ liệu nào?
  • Đâu là ứng dụng chứa thông tin nhạy cảm?
  • Tài sản nhạy cảm nhất của doanh nghiệp là gì?
  • Các dịch vụ mà kẻ xấu có thể lợi dụng để làm gián đoạn hoạt động CNTT của doanh nghiệp?

Khi đó, doanh nghiệp có thể xác định được chính xác những dữ liệu cần được bảo vệ bằng cách thiết lập bề mặt bảo vệ. Ngoài ra, với thành phần này sẽ giúp cho doanh nghiệp ngăn ngừa được những tấn công có quy mô lớn và độ phức tạp ngày càng gia tăng. 

Xác thực đa yếu tố

xác thực đa yếu tố

Ngoài mặt bảo vệ, Zero Trust còn sở hữu thêm khả năng xác minh danh tính người dùng thông qua việc yêu cầu xác thực thông tin. Khi đó, các hình thức nhập mật khẩu truyền thống dễ bị kẻ xấu lợi dụng sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là dạng mật khẩu nhận dạng xác thực đa bước nghiêm ngặt. Khi người dùng không đảm bảo một trong những yếu tố đó bắt buộc sẽ không thể truy cập bằng bất cứ hình thức nào.

Microsegmentation

Microsegmentation nhằm tạo ra các khu vực trong mạng nhằm cô lập và bảo mật các yếu tố quan trọng của mạng để bảo vệ thông tin nhạy cảm hoặc quyền truy cập với các tác nhân độc hại. Zero Trust được cung cấp tính năng từ thành phần này chính là khả năng xây dựng tường lửa, thiết lập rào cản nhằm ngăn chặn các mối đe dọa trong doanh nghiệp.

Least-privilege access

Chính là quyền truy cập ít đặc quyền nhằm cho phép người dùng và thiết bị có thể truy cập các tài nguyên liên quan trực tiếp đến công việc của doanh nghiệp. Khi đó, việc thiết lập Zero Trust sẽ được bảo vệ an toàn với khả năng giới hạn số lượng truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm. Đặc biệt, với quyền truy cập ít người dùng cũng có thể tiết kiệm được lượng lớn thời gian và ít phải sử dụng xác thực đa yếu tố MFA nhằm hạn chế tối đa khối lượng thông tin được cấp và quản lý.

Xác minh điểm cuối

xác minh điểm cuối

Tiếp đến là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của Zero Trust chính là xác minh điểm cuối. Với bước thực hiện nay, hệ thống sẽ yêu cầu để củng cố phương pháp tiếp cận không đáng tin cậy nhằm xác minh đầy đủ thông tin để xác thực. Khi đó, chương trình cho phép truy cập điểm cuối sẽ tiến hành gửi xác minh đến điểm cuối và người dùng cần phải phản hồi trên thiết bị để đảm bảo mức độ đáng tin cậy. 

Zero Trust Network Access

Một thành phần cuối cùng trong cấu trúc của Zero Trust chính là ZTNA – Zero trust network access được biết đến là một trong những phần tử cho phép truy cập không tin cậy vào các ứng dụng. Khi đó,  ZTNA sẽ tiến hành mở rộng các nguyên tắc để xác minh người dùng trước mỗi phiên truy cập. 

Cấu trúc của Zero Trust sẽ bao gồm các thành phần trên để hỗ trợ hoạt động bảo vệ dữ liệu an toàn cho hệ thống của doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những cập nhật mới nhất của phần mềm này được Microsoft ra mắt trong thời gian gần đây.

05 cập nhật mới nhất của mô hình bảo mật Zero Trust

Microsoft đã tiến hành nâng cấp với các cập nhật mới với Zero Trust để người dùng có những trải nghiệm an toàn và bảo vệ doanh nghiệp tốt nhất. Do đó, hãy cùng chúng tôi tham khảo với 05 điểm cập nhật có trong phiên bản mới nhất này.

Gia tăng năng suất và trải nghiệm người dùng

tăng trải nghiệm người dùng

Cập nhật đầu tiên của Zero Trust chính là gia tăng khả năng trải nghiệm để cho phép người dùng làm việc mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo an toàn bằng cách kết nối các cuộc gọi. Khi đó, việc triển khai nền tảng này sẽ giúp cho người dùng sử dụng các phép đo từ xa để hỗ trợ người dùng trong hoạt động kinh doanh, ủy quyền hiệu quả trách nhiệm với tổ chức.

Ngoài ra, người dùng còn được bổ sung thêm tính năng trao quyền cho người dùng và quản trị viên khả năng bảo vệ tự động hỗ trợ thực thi nhanh chóng.

Áp dụng đa dạng với thiết bị kỹ thuật số

Các cuộc tấn công sẽ không trừ bất cứ lỗ hổng nào của doanh nghiệp, do đó người dùng nên sử dụng Zero Trust để sẵn sàng chống lại các mối nguy cơ tiềm ẩn bất cứ lúc nào. Khi đó, các tổ chức tiến hành kiểm kê và đánh giá mọi nguồn lực dựa trên cơ sở đám mây và ưu tiên sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp với doanh nghiệp.

Ngoài ra, điều này cũng được áp dụng với việc xác minh và bảo vệ tất cả các khía cạnh của thiết bị kỹ thuật số gồm cả danh tính con người, mạng, dịch vụ vi mô, điểm cuối, máy ảo và khối lượng công việc thực tế.

Tích hợp kiểm soát và xác minh bảo mật

tích hợp kiểm soát và xác minh

Zero Trust security ngăn chặn sự xâm nhập, khả năng hiển thị và kiểm soát đầu cuối toàn bộ các khu vực an ninh của doanh nghiệp. Khi đó, các tổ chức sở hữu công cụ hoặc thiết bị giám sát mạng, phân loại internet… có thể dễ dàng kiểm soát đo lường trụ cột bảo mật từ xa. Khi đó, các tổ chức sẽ tiến hành áp dụng chính sách thống nhất và thực thi một cách nhất quán để đem đến mức độ an ninh mạnh mẽ nhất.

Giám sát và quản lý chặt chẽ tình hình an ninh

Khi sử dụng Zero Trust, doanh nghiệp sẽ có chiến lược nâng cao bảo mật xác minh bằng các xác nhận bảo mật thông qua kỹ thuật như thiết bị đã được đăng ký chưa? dữ liệu có yêu cầu bí mật không?. Ngoài ra, với các chiến lược tốt nhất đa phần đều được hình thành dựa trên mô hình quản trị đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và nâng cao khả năng cải tiến liên tục.

Đặc biệt, tính năng này còn có khả năng phân tích tín hiệu năng suất, đánh giá mức độ bảo mật, xác định các lĩnh vực cần tiến hành cải tiến và áp dụng phương pháp tốt nhất. 

Tự động hóa và củng cố bảo mật

Cuối cùng là một cập nhật của Zero Trust mà người dùng cũng không thể bỏ qua chính là khả năng tự động hóa và củng cố bảo mật doanh nghiệp. Bởi lẽ, các triển khai bảo mật trên nền tảng này được thực hiện theo hướng tự động hóa như cung cấp tài nguyên, đánh giá và chứng thực quyền truy cập.

Khi đó, các tổ chức sẽ tiến hành sử dụng máy học AI để bảo vệ mối đe dọa như tự động hóa bảo mật, điều phối hoạt động để tự bảo vệ và xây dựng cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng nhất sau cuộc tấn công. 

Lời kết

Với những cập nhật mới nhất của Zero Trust được MSO kể đến trên đây, doanh nghiệp sẽ càng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng nền tảng này đặc biệt khi liên quan đến yếu tố bảo mật. Nếu người dùng cần hỗ trợ bất cứ thông nào liên quan đến chủ đề này, vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký liên hệ tư vấn dịch vụ Microsoft 365

Liên hệ tư vấn dịch dụ Microsoft 365

windows 365 cloud 2

Windows 365 Cloud ngày đầu dùng thử – tạm ngưng vì quá nhiều người dùng thử

Ngay từ ngày đầu ra mắt Windows 365 Cloud đã phải tạm ngưng do có quá nhiều người dùng sử dụng. Hãng đã đưa ra ...
lý do sử dụng microsoft kiosk license

05 lý do doanh nghiệp nên sử dụng Microsoft Kiosk license

Hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn Microsoft Kiosk license là nền tảng quản lý toàn diện email, lịch và danh bạ liên ...
Portal Azure là gì

Portal Azure là gì? Hướng dẫn sử dụng Portal Azure Microsoft

Khi nhắc đến nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chắc chắn không thể bỏ qua Portal Azure của Microsoft. Hãy cùng theo ...

Dịch vụ lưu trữ đám mây Google – “Kỳ phùng địch thủ” của OneDrive

Dịch vụ lưu trữ đám mây Google và Microsoft OneDrive là hai dịch vụ lưu trữ phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người ...
Lên đầu trang