Nội dung bài viết
Power BI được biết đến là một công cụ phân tích dữ liệu và tạo báo cáo cho người dùng. Vậy có các loại biểu đồ nào trong công cụ Power BI? Và đâu là các loại biểu đồ trong Power BI được người dùng sử dụng nhiều nhất? Cùng tìm hiểu với MSO ngay trong bài viết này nhé.
1. Column Chart: Biểu đồ cột
Ứng dụng thực tế
Biểu đồ cột trong công cụ Power BI là công cụ hữu ích để trực quan hóa và so sánh dữ liệu. Nó cho phép người dùng dễ dàng so sánh giá trị giữa các mục khác nhau, hoặc theo dõi sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian.
Người dùng có thể sử dụng biểu đồ cột để so sánh doanh số bán hàng giữa các sản phẩm trong cùng một kỳ hoặc để xem sự biến động của doanh thu theo từng tháng hoặc quý. Đối với việc phân tích đa chiều, biểu đồ cột cũng cung cấp khả năng hiển thị và so sánh các chỉ số khác nhau theo từng danh mục như doanh thu theo từng sản phẩm và từng khu vực cho người dùng.
Những lưu ý khi sử dụng Column chart trong Power BI
Khi sử dụng biểu đồ cột, người dùng cần phải lưu ý những điều sau:
- Hiển thị rõ ràng các nhãn dữ liệu.
- Hạn chế số lượng cột hiển thị để tránh gây rối dữ liệu.
- Điều chỉnh trục tung sao cho bắt đầu từ 0 để đảm bảo tính chính xác khi so sánh.
- Sử dụng màu với các cột sao cho đồng bộ và nhất quán.
2. Line Chart: Biểu đồ đường
Ứng dụng thực tế
Line Chart hay còn gọi là biểu đồ đường trong công cụ Power BI, loại biểu đồ này có khả năng so sánh dữ liệu giữa các khoảng thời gian khác nhau.
Line Chart thường được người dùng ứng dụng vào việc sử dụng theo dõi sự thay đổi của doanh thu, lượng truy cập website, hoặc hiệu quả bán hàng. Nó cũng được người dùng kết hợp với các loại biểu đồ khác như Column Chart để cung cấp cái nhìn đa chiều về dữ liệu hơn.
Những lưu ý khi sử dụng Line chart trong Power BI
Khi sử dụng biểu đồ đường, người dùng nên chú ý đến những việc sau đây:
- Hiển thị nhãn dữ liệu một cách rõ ràng.
- Hạn chế vẽ quá nhiều đường trên cùng một biểu đồ để tránh gây rối mắt.
- Thay vì vẽ biểu đồ đường theo ngày, người dùng có thể vẽ theo tháng, quý, năm để giúp dễ nhìn hơn.
- Điều chỉnh trục tung về số 0 và sử dụng màu sắc nhất quán để giúp tăng khả năng đọc và hiểu biểu đồ.
3. Combo Chart: Biểu đồ kết hợp
Ứng dụng thực tế
Combo Chart trong công cụ Power BI là một công cụ trực quan hữu ích, cho phép người dùng kết hợp hai loại biểu đồ khác nhau, thực tế thì người dùng thường hay sử dụng kết hợp biểu đồ đường và biểu đồ cột trên cùng một trục Y. Điều này giúp tăng khả năng so sánh và giúp quá trình phân tích dữ liệu hiệu quả hơn.
Loại biểu đồ này thường được người dùng đặc biệt sử dụng trong lúc muốn minh họa mối tương quan giữa hai loại dữ liệu hoặc khi các dữ liệu có các khoảng giá trị khác nhau. Combo Chart cũng rất linh hoạt cho người dùng sử dụng, tùy thuộc vào nhu cầu phân tích cụ thể mà người dùng có thể cấu hình với một hoặc hai trục Y.
* Ví dụ: Khi người dùng muốn so sánh doanh số bán hàng và tỷ suất lợi nhuận trong cùng một biểu đồ, thì Combo Chart sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nhất. Nó không chỉ giúp người dùng tiết kiệm không gian làm việc mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về dữ liệu mà không cần phải show nhiều biểu đồ báo cáo khác nhau. Điều này cũng giúp người dùng dễ dàng nhận diện được các xu hướng và mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau.
Những lưu ý khi sử dụng Combo chart trong Power BI
- Nên sử dụng những màu khác nhau cho từng loại biểu đồ, để giúp quan sát và theo dõi được tốt hơn.
- Phải có chung một trục hoành để dễ dàng thể hiện các mốc cụ thể.
- Cần hiển thị 2 trục tung tương ứng với đơn vị của 2 dữ liệu biểu đồ, để giúp cho người xem dễ dàng đọc biểu đồ hơn.
4. Scatter Chart: Biểu đồ điểm
Ứng dụng thực tế
Scatter Chart trong công cụ Power BI có khả năng hiển thị dữ liệu trên hai trục giá trị khác, Scatter Chart giúp người dùng nhận diện được phép thử, xu hướng và ngoại lệ trong dữ liệu của họ. Biểu đồ này đặc biệt được sử dụng trong trường hợp dữ liệu có sự phân phối không đồng đều hoặc trong mục đích cần thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dữ liệu khác nhau.
Biểu đồ này cũng cho phép người dùng điều chỉnh tỷ lệ độc lập của các trục khác nhau, giúp phản ánh thông tin chi tiết hơn về các giá trị được nhóm. Ngoài ra, đối với những bộ dữ liệu lớn, Scatter Chart có thể hiển thị hàng nghìn điểm dữ liệu, giúp người dùng so sánh và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả mà không cần quan tâm đến các yếu tố như thời gian.
Nhìn chung thì Scatter Chart là một công cụ lý tưởng để giúp người dùng sử dụng với mục đích hiển thị các mối quan hệ phức tạp và phân tích các dữ liệu từ nhiều góc độ khác nhau.
Những lưu ý khi sử dụng Scatter chart trong Power BI
- Biểu đồ Scatter Chart rất thích hợp để người dùng sử dụng với mục đích mô phỏng hiện thực dữ liệu, nhưng lại ít hữu dụng trong việc để người dùng có thể khám phá dữ liệu.
- Luôn phải hiển thị trục hoành và trục tung để giúp người xem có thể hiểu được dữ liệu một cách nhanh chóng.
- Không nên sử dụng quá nhiều thuộc tính trên cùng một biểu đồ để tránh gây ra sự bức bối và khó nhìn.
5. Treemap: Biểu đồ dạng cây
Ứng dụng thực tế
Treemap trong công cụ Power BI là một dạng biểu đồ mang đến cho người dùng nhiều lợi ích như giúp trực quan hóa dữ liệu phân cấp để người dùng có thể dễ dàng nhận diện và phân tích cấu trúc dữ liệu hay là các mối quan hệ giữa các phần dữ liệu.
Với khả năng hiển thị các giá trị dữ liệu bằng kích thước của mỗi hình dạng tương ứng, Treemap cho phép người dùng nhanh chóng nhận diện các thành phần chính, quan trọng và những mối quan hệ tương quan của chúng đối với tổng thể. Điều này mang đến cho người dùng những ý tưởng trong việc phân tích dữ liệu tài chính, quản lý dự án, phân tích thị trường hay là trực quan hóa dữ liệu địa lý.
* Ví dụ: Khi phân tích dữ liệu tài chính, Treemap có khả năng thể hiện được cấu trúc chi tiêu, doanh thu hay là các lợi nhuận của một doanh nghiệp. Điều này giúp người dùng thấy rõ được các thành phần chính và sự ảnh hưởng của chúng đối với tổng thể. Ngoài ra, trong quản lý dự án, Treemap cũng giúp người dùng theo dõi được tiến độ và sự phân phối công việc, để giúp cho người dùng có thể nắm bắt được thời gian và nguồn lực cần thiết.
Những lưu ý khi sử dụng Treemap trong Power BI
- Phù hợp với việc hiển thị các trường dữ liệu có ít thành phần hoặc vừa phải
- Khi sử dụng, người dùng nên dùng các màu sắc một cách cẩn thận để tránh gây rối loạn thị giác của người xem.
6. Area Charts: Biểu đồ vùng
Ứng dụng thực tế
Area Charts, hay còn gọi là biểu đồ khu vực, là một biểu đồ giúp người dùng trực quan hóa dữ liệu trong công cụ Power BI. Khi sử dụng biểu đồ này, người dùng có thể thể hiện được những sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian hoặc giữa các nhóm dữ liệu khác nhau.

Area Charts thường hay được người dùng sử dụng để theo dõi xu hướng như doanh thu hàng tháng hoặc lượt truy cập trang web, giúp người dùng có thể so sánh sự thay đổi, xa hướng của dữ liệu.
Những lưu ý khi sử dụng Area Charts trong Power BI
Khi sử dụng Area Charts trong Power BI, có một số điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo biểu đồ cung cấp thông tin chính xác và dễ hiểu nhất cho người xem như sau:
- Nên hạn chế sử dụng biểu đồ này khi có quá nhiều dữ liệu, để giúp khả năng đọc và phân tích dữ liệu được dễ dàng hơn.
- Chọn màu sắc và điều chỉnh độ dày của đường biểu đồ phù hợp, để giúp tăng cường khả năng nhận biết giữa các phần tử khác nhau trên biểu đồ.
- Biểu đồ Area Charts không phải là sự lựa chọn tốt khi bạn muốn so sánh giữa các nhóm dữ liệu.
7. Doughnut Charts
Ứng dụng thực tế
Biểu đồ Doughnut trong công cụ Power BI là một biểu đồ cho phép người dùng thể hiện tỷ lệ phần trăm của các thành phần riêng lẻ trong một tập dữ liệu, giúp trực quan hóa dữ liệu một cách cụ thể hơn. Doughnut Charts có hình dạng đặc trưng là một vòng tròn có lỗ ở giữa như chiếc bánh doughnut, biểu đồ này cung cấp cho người dùng một cái nhìn trực quan và dễ hiểu về mức độ phân chia giữa các phần tử dữ liệu trong một tệp dữ liệu.
Biểu đồ này thường được ứng dụng trong việc hiển thị tỷ lệ thị phần của các công ty trong một ngành hay việc so sánh tỷ lệ nam và nữ trong một quần thể hoặc thể hiện mức độ hoàn thành của một nhiệm vụ và các mục tiêu. Tuy nhiên, khi có quá nhiều phần tử hay trong trường hợp tỷ lệ phần trăm của các dữ liệu rất gần nhau, thì biểu đồ Doughnut lại trở nên khó hiểu hơn. Vì vậy, người dùng cần phải đảm bảo rằng biểu đồ thật đơn giản và dễ hiểu.
Những lưu ý khi sử dụng Doughnut Charts trong Power BI
Khi sử dụng biểu đồ Doughnut trong Power BI, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Khi có quá nhiều phần tử hay tỷ lệ phần trăm của các dữ liệu quá gần nhau thì việc sử dụng biểu đồ Doughnut sẽ trở nên rất khó đọc.
- Nên giới hạn số lượng phần tử và sử dụng không gian trống ở giữa biểu đồ.
Lời kết
Trên đây là nội dung mà MSO đã cung cấp cho bạn về những thông tin cơ bản về các loại biểu đồ trong Power BI. Nếu có điều gì cần được tư vấn về công cụ Power BI, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 hoặc bạn có thể theo dõi những thông tin trên website mso.vn để có thể giải đáp được những thắc mắc của mình nhé.