Việc tài khoản và các thiết bị làm việc của bạn bị tấn công bởi tin tặc và phần mềm xấu là điều mà không ai mong muốn. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài khoản và thiết bị của mình an toàn? Trong bài viết này, MSO sẽ hướng dẫn bạn bảo vệ tài khoản và thiết bị của mình.
Bảo vệ tài khoản và thiết bị của bạn
Quan trọng là bạn phải bảo vệ tài khoản và thiết bị của mình dù đó là tài khoản cá nhân như Tài khoản Microsoft hay tài khoản công ty hoặc trường học do ai đó trong tổ chức tạo cho bạn.
Đề phòng với thông tin nhạy cảm
Không gửi email bao gồm các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng, số hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh khác do cơ quan chính phủ cấp như số an sinh xã hội hay các giấy tờ chứng minh liên quan tới thuế khác.
Hãy cẩn trọng với lừa đảo
Cẩn trọng với các cuộc tấn công lừa đảo qua mạng tìm cách lừa bạn cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc bấm vào liên kết hay tệp đính kèm độc hại.
Một số ví dụ về hành vi lừa đảo qua mạng là thư có vẻ được gửi từ một nguồn hợp pháp, chẳng hạn như ngân hàng hay một cơ quan có vẻ chính thống. Thư đó mời bạn đăng nhập bằng địa chỉ email và mật khẩu của bạn nhưng đó thực ra là một website giả mạo. Những hành vi lừa đảo khác lại sử dụng email từ một người bạn biết và yêu cầu bạn bấm vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm.
Thông thường, thư lừa đảo qua mạng sẽ chứa liên kết hoặc tệp đính kèm. Khi bạn bấm vào liên kết trong thư hay mở tệp đính kèm, máy tính của bạn có thể bị nhiễm độc hoặc kẻ tấn công sẽ có thể có được quyền truy nhập vào nội dung của bạn.
- Di chuột qua liên kết và tìm tên của website mà liên kết thực sự đang dẫn bạn tới. Đảm bảo tên website đúng là nội dung bạn nghĩ và không bị sai chính tả.
- Đi đến trang web hợp pháp bằng cách sử dụng mục yêu thích hoặc thẻ đánh dấu được lưu của riêng bạn hay từ tìm kiếm trên internet, thay vì bấm vào nối kết trong thư.
- Nếu bạn nhận được thư từ người bạn biết nhưng thư trông có vẻ hơi bất thường thì có thể tài khoản email và danh sách liên hệ của người gửi đã bị xâm phạm. Trực tiếp liên hệ với người gửi và mô tả thư mà bạn mới nhận được, rồi hỏi xem thư đó có hợp lệ không.
Sử dụng xác thực 2 bước
Xác thực 2 bước (2FA), còn được gọi là kiểm chứng 2 bước hay xác thực đa yếu tố (MFA) là một lớp bảo mật bổ sung để đảm bảo chỉ bạn mới có thể truy cập tài khoản của mình. Khi bạn thiết lập tính năng này, mỗi khi bạn đăng nhập vào tài khoản của mình vào một ứng dụng hoặc dịch vụ lần đầu tiên thì bạn sẽ được nhắc xác minh điều đó. Thông báo xác minh có thể được gửi qua ứng dụng xác thực, như Microsoft Authenticator trên thiết bị di động của bạn, tin nhắn văn bản, email được gửi đến một địa chỉ thay thế hoặc cuộc gọi qua điện thoại để yêu cầu bạn nhập mã pin.
- Nếu tài khoản cơ quan hoặc trường học của bạn đang sử dụng Microsoft 365, quản trị viên có thể đã bật tính năng này cho tất cả các tài khoản trong tổ chức. Nếu vậy thì bạn sẽ được nhắc thực hiện bước này.
- Đối với tài khoản Microsoft cá nhân, bạn có thể tự thiết lập tính năng này và chỉ định phương pháp xác minh ưu tiên của mình.
Ví dụ: bạn có thể yêu cầu xác minh từ một ứng dụng xác thực, như ứng dụng Microsoft Authenticator, tin nhắn văn bản hoặc tài khoản email thay thế.
Bảo vệ mật khẩu của bạn
- Không sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả tài khoản của bạn
- Đảm bảo mật khẩu của bạn đủ mạnh và tránh sử dụng những từ có thực. Đề xuất cho mật khẩu mạnh hiện tại bao gồm tối thiểu 12 ký tự, kết hợp cả chữ hoa và chữ thường, có ít nhất một số từ 0-9 và một ký tự đặc biệt.
Mẹo: Các dịch vụ trực tuyến của bên thứ ba luôn sẵn sàng giúp bạn tạo vào ghi nhớ mật khẩu duy nhất cho các site mà bạn truy cập thường xuyên.
Bảo vệ thiết bị di động của bạn
- Chỉ chạy và cài đặt ứng dụng từ nguồn hợp pháp như Appstore hay CH Play dành cho thiết bị của bạn.
- Duy trì cập nhật cho thiết bị của bạn cũng như mọi phần mềm hay ứng dụng dành cho thiết bị di động bạn đang sử dụng. Đa số bản cập nhật bạn nhận được là bản sửa lỗi bảo mật, do đó, hãy nhớ cài đặt các bản cập nhật cho hệ điều hành và ứng dụng của mình.
- Bật tính năng khóa trên thiết bị di động bằng mã pin, vân tay, face ID,..
Bảo vệ PC
Những thao tác cụ thể bạn có thể thực hiện nếu máy tính của bạn đang chạy Windows 10 hoặc máy Mac.
Bật tính năng bảo vệ thiết bị BitLocker
Bitlocker sẽ bảo vệ dữ liệu khi các thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp. Tính năng mật mã hóa ổ BitLocker cung cấp mã hóa ổ đĩa đầy đủ cho PC chạy Windows 10. Nếu thiết bị bị mất hay đánh cắp thì người dùng chưa được ủy quyền sẽ không thể truy cập vào tệp trên ổ đĩa được bảo vệ, bao gồm các tệp được đồng bộ từ OneDrive for Business.
Bảo vệ PC của bạn bằng bộ bảo vệ Microsoft
Khi bạn khởi động Windows 10 lần đầu tiên, bộ bảo vệ Microsoft sẽ bật và tích cực giúp bảo vệ PC của bạn bằng cách quét phần mềm xấu (phần mềm độc hại), virus và các mối đe dọa bảo mật. Bộ bảo vệ Microsoft sử dụng tính năng bảo vệ trong thời gian thực để quét mọi nội dung bạn tải xuống hoặc chạy trên PC của mình. Windows Update tự động tải xuống các bản cập nhật để giúp giữ cho PC của bạn an toàn và bảo vệ PC khỏi các mối đe dọa.
Bật tường lửa Windows
Bạn nên luôn chạy tường lửa Windows ngay cả khi các bạn đã bật tường lửa khác. Tắt tường lửa Windows có thể làm cho thiết bị của bạn (và mạng nếu có) dễ bị truy cập trái phép hơn.
Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Microsoft 365 và vẫn còn đang băn khoăn về dịch vụ thì hãy kết nối ngay với MSO bằng cách gọi điện tới số điện thoại 024.9999.7777 hoặc click vào ô chat ở góc phải của màn hình, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn cho mình một dịch vụ phù hợp nhất.