Nội dung bài viết
Bảo mật dữ liệu là gì?
Bảo mật dữ liệu được biết đến là giải pháp bảo vệ các tài liệu, thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp trong suốt vòng đời dữ liệu. Biện pháp này sẽ ngăn chặn những trường hợp sử dụng trái phép hoặc mất cắp dữ liệu vào tay kẻ xấu. Hiện nay, các doanh nghiệp phải nắm rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu để ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn mà vấn đề an ninh mạng đem lại.
Thông qua các giải pháp an toàn khi bảo mật dữ liệu, người dùng có thể quan sát dữ liệu một cách tổng thể, ngăn chặn sử dụng dữ liệu trái phép và xác định chính xác rủi ro có thể gặp phải. Thông qua việc chú trọng đến vấn đề bảo mật, người dùng còn có thể dễ dàng thiết lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số những loại bảo mật dữ liệu được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hoặc tổ chức hiện nay.
Các loại bảo mật dữ liệu hiện nay
Để đảm bảo mức độ an toàn nhất cho các dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp, người dùng cần phải nắm rõ được một số các phương pháp để bảo mật dữ liệu như:
- Kiểm soát và quản lý quyền truy cập dữ liệu tại chỗ trên chính nền tảng điện toán đám mây.
- Tiến hành xác minh thông tin của người dùng thông qua một số hình thức bảo mật an toàn như thẻ ra vào, mật khẩu hay sinh trắc học, nhận diện khuôn mặt.
- Tiến hành hoạt động sao lưu và phục hồi để cấp phép cho người dùng có thể thực hiện truy cập vào dữ liệu trong trường hợp hệ thống bị lỗi, dữ liệu hỏng hoặc gặp một số sự cố khác.
- Tiếp cận chủ động dữ liệu để phục hồi sau khi sảy ra sự cố và tiến hành áp dụng duy trì một số các hoạt động liên tục của chính doanh nghiệp.
- Loại bỏ những dữ liệu không thể phục hồi và áp dụng quy tắc sử dụng theo đúng quy định, đúng cách áp dụng để bảo mật dữ liệu.
- Sử dụng các ký tự proxy để thực hiện ẩn số hoặc chữ cái của những người dùng truy cập trái phép.
- Với các dữ liệu nhạy cảm, áp dụng giải pháp ngăn chặn mất dữ liệu để hạn chế việc sử dụng trái phép.
- Tiến hành mã hóa dữ liệu nhạy cảm để người dùng trái phép không thể đọc được nội dung bên trong tệp thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
- Tiến hành bảo vệ thông tin một cách an toàn nhất thông qua việc phân loại những dữ liệu nhạy cảm này trong tài liệu và tệp.
- Bảo mật dữ liệu với hình thức quản lý rủi ro nội bộ để giảm thiểu những hoạt động cho chính người dùng khi đem đến tính rủi ro cao.
Với các loại bảo mật dữ liệu được chúng tôi chia sẻ trên đây, người dùng cần phải nắm rõ được để áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số những dữ liệu mà người dùng cần bảo mật an toàn dựa trên thông tin được chia sẻ bên dưới.
Một số dữ liệu cần phải áp dụng bảo mật dữ liệu
Cho dù là người dùng cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức, tùy thuộc vào đặc thù công việc của từng lĩnh vực mà người dùng cần áp dụng bảo mật dữ liệu để bảo vệ các thông tin quan nhạy cảm. Dưới đây là một số dữ liệu mà người dùng có thể áp dụng phương pháp bảo mật an toàn như sau:
- Bảo mật dữ liệu cá nhân: Bao gồm các thông tin liên quan đến cá nhân như họ và tên, số điện thoại, mã số thuế, số bảo hiểm, số tài khoản ngân hàng, mật khẩu các ứng dụng…Nên áp dụng chính sách riêng để bảo mật toàn bộ dữ liệu cá nhân tốt nhất.
- Bảo mật dữ liệu công ty: Bao gồm các thông tin quan trọng về nhân sự, dữ liệu báo cáo tài chính, doanh số, khách hàng, thông tin ngân hàng, chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất…
- Bảo mật an toàn dữ liệu máy tính: Hình ảnh, video, thông tin quan trọng của dự án, mật khẩu đăng nhập…
- Dữ liệu liên quan đến lĩnh vực y tế: Các dịch vụ của khách hàng, chẩn đoán, xét nghiệm hay đơn thuốc…
- Các dữ liệu liên quan đến sở hữu trí tuệ điển hình như bằng sáng chế hoặc bí mật hoạt động thương mại.
Việc nắm rõ được một số những thông tin cần áp dụng bảo mật dữ liệu người dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tiếp đến, chúng tôi muốn gợi ý với người dùng một số công nghệ giúp bảo vệ dữ liệu an toàn nhất.
Tham khảo 08+ công nghệ bảo mật dữ liệu an toàn
Như người dùng đã biết, tác dụng của việc bảo mật dữ liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được đại đa số những rủi ro như xâm nhập, tống tiền, gian lận, lừa đảo…Do đó, người dùng có thể tham khảo ngay một số những phương pháp để bảo mật dữ liệu an toàn:
- Mã hóa dữ liệu: Tính năng chuyển đổi dữ liệu thành mã dưới dạng tĩnh hoặc đang truyền nhằm mục đích ngăn người dùng trái phép xem nội dung bên trong tệp ngay khi được cấp quyền truy cập.
- Xác thực và ủy quyền người dùng: Xác thực thông tin người dùng cùng với các quyền truy cập được cấp phép. Tuy nhiên, quyền kiểm soát sẽ được thực hiện bởi vai trò trong tổ chức và chỉ được cấp trong trường hợp cần thiết.
- Phát hiện rủi ro từ nội bộ: Hỗ trợ xác định được các mối đe dọa từ chính hoạt động nội bộ thông qua ngữ cảnh, một số hoạt động tải xuống, qua email… với hành vi đáng ngờ để bảo mật dữ liệu.
- Chính sách ngăn mất dữ liệu: Áp dụng chính sách quản lý và chia sẻ dữ liệu với khả năng chỉ định người dùng, tạo môi trường hoạt động để ngăn chặn rò rỉ hoặc đánh cắp dữ liệu.
- Sao lưu dữ liệu: Sao lưu bản sao dữ liệu của tổ chức để quản trị viên có thể ủy quyền khôi phục dữ liệu áp dụng với một số trường hợp lỗi bộ nhớ, vi phạm dữ liệu.
- Cảnh báo theo thời gian thực: Báo cáo hành vi sử dụng dữ liệu sai mục đích, sự cố bảo mật xảy ra trước khi làm ảnh hưởng đến dữ liệu, quyền riêng tư hoặc mức độ uy tín của doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro: Bằng biện pháp thấu hiểu nhân sự, nhà cung cấp, đối tác về một số thông tin liên quan đến bảo mật dữ liệu để ngăn chặn sử dụng thông tin sau mục đích.
- Kiểm tra dữ liệu: Thiết lập tính chính xác, khả năng truy nhập với lịch trình kiểm tra thường xuyên để xác định được đối tượng và cách sử dụng dữ liệu.
Tất cả các công nghệ bảo mật dữ liệu an toàn được chúng tôi gợi ý bên trên đều có trong phần mềm Microsoft Azure. Do đó, người dùng có thể cân nhắc lựa chọn bộ giải pháp Microsoft 365 để làm việc hiệu quả và an toàn cho chính doanh nghiệp của mình.
Lời kết
Trên đây là một số những chia sẻ của MSO để người dùng có thể tham khảo thêm về bảo mật dữ liệu. Nếu người dùng cần sự trợ giúp từ chúng tôi để hỗ trợ giải đáp câu hỏi nào vui lòng nhấc máy và liên hệ đến Hotline: 024.9999.7777.