Nội dung bài viết
Power BI Dashboard là gì?
Power BI được biết đến là công cụ phân tích dữ liệu chuyên sâu do Microsoft phát hành và Power BI Dashboard là một examples báo cáo bao gồm biểu đồ, bảng dữ liệu, slicer….và tất cả đều có trong một bảng điều khiển. Thông thường, một bảng điều khiển trong phần mềm này sẽ có độ dài tùy thuộc vào lượng thông tin mà người dùng đưa ra.
Tất cả những biểu đồ được xuất hiện trong bảng điều khiển là kết quả của nhiều báo cáo khác nhau. Do đó, người dùng có thể xem đây là nơi tổng hợp toàn bộ các thông tin từ bất cứ báo cáo nào được tạo ra trên nền tảng này. Ngoài ra, sự tiện nghi của phần mềm này sẽ giúp người dùng dễ dàng xem báo cáo từ chi tiết đến tổng hợp để tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thành phần có trong Power BI với Dashboard để có thể sử dụng đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Các thành phần của một phần mềm Power BI hoàn chỉnh
Thông thường, phần mềm Power BI sẽ có Dashboard template hoàn chỉnh sẽ bao gồm 04 thành phần chính:
- Power BI Desktop: Giữ vai trò tập hợp và xây dựng một mô hình dữ liệu mang tính trực quan hóa để hỗ trợ báo cáo tốt nhất. Đây được xem là một trong những phần mềm thuộc hệ điều hành Windows.
- Power BI Apps: Đây là dạng ứng dụng được dùng trên các nền tảng iOS hoặc Android
- Power BI Service: Hay còn được gọi là Power BI online dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho phép người dùng xem báo cáo và dashboard ở mọi lúc mọi nơi.
- Power BI Report Server: Là phần để người dùng có thể xuất bản thành báo cáo ngay sau khi đã hoàn thành số liệu trên hệ thống của Power BI Server.
Với những thành phần này, người dùng sẽ được trải nghiệm toàn bộ các tính năng từ cơ bản đến nâng cao để hỗ trợ phân tích và báo cáo chuyên sâu. Ngoài ra, người dùng cũng có thể có cái nhìn tổng quan hơn khi nhắc đến Dashboard trong Power BI.
Tổng hợp các tính năng vượt trội khi sử dụng Power BI Dashboard
Microsoft liên tục phát triển và nâng cấp nhiều tính năng hấp dẫn để đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất với Power BI Dashboard.
- AI (Trí tuệ nhân tạo): Được tiếp nhận dưới dạng hình ảnh và phân tích bằng văn bản trong phần mềm Power BI. Ngoài ra, phần mềm này còn tích hợp đồng thời với học máy tự động Azure Machine Learning.
- Triển khai Hybrid: Với khả năng kết nối nhiều ứng dụng cùng lúc và cho phép sử dụng từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau bao gồm toàn bộ các ứng dụng của Microsoft 365.
- Quick insights(Tạo thông tin chi tiết nhanh): Là tính năng hỗ trợ tạo một tập hợp con dữ liệu đồng thời tự động áp dụng phân tích thông tin nhanh chóng.
- Mô hình dữ liệu chung: Nơi tập hợp toàn bộ các lược đồ dữ liệu đã được mở rộng và chuẩn hóa dựa trên thực thể, mối quan hệ hay các thuộc tính.
- Tích hợp cùng với Cortana: Được sử dụng phổ biến dành riêng cho thiết bị di động, qua đó người dùng có thể trực tiếp truy vấn bằng giọng nói và trợ lý ảo sẽ đưa ra kết quả phù hợp nhất.
- Khả năng tùy chỉnh linh hoạt: Người dùng có thể dễ dàng thay đổi giao diện của các công cụ báo cáo hay trực quan hóa mặc định và bổ sung các công cụ mới vào diện.
- Tích hợp API: Xử lý code cùng API nhúng Power BI Dashboard cùng với phần mềm khác.
- Sàng lọc dữ liệu: Bằng cách sử dụng Power Query để nhập, chuyển đổi, tích hợp và làm phong phú dữ liệu báo cáo trong Power BI Dashboard.
- Chế độ xem modeling: Phân chia mô hình dữ liệu từ phức tạp đến riêng biệt bằng cách phân nhỏ nhiều đối tượng với thuộc tính chung cũng như xem và sửa đổi thuộc tính.
Với những tính năng vượt trội trên, người dùng có thể sử dụng Power BI Dashboard để triển khai phân tích với từng yêu cầu cụ thể và đem đến những kết quả số liệu chính xác nhất. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lý do khiến doanh nghiệp nhất định phải đăng ký sử dụng phần mềm này.
06 lý do khiến doanh nghiệp phải sử dụng Power BI Dashboard
Vai trò của Power BI Dashboard với doanh nghiệp hiện nay không chỉ nằm ở việc phân tích dữ liệu chuyên sâu mà còn đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Xử lý dữ liệu với dung lượng lớn
Với phiên bản Excel 2003 sẽ giới hạn khoảng 65.000 dòng và đối với phiên bản từ 2007 sẽ giới hạn khoảng 1 triệu dòng. Với các doanh nghiệp thông thường thì đây là một con số mà chưa dữ liệu nào có thể đạt đến. Tuy nhiên, với một vài các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dữ liệu cao thì Power BI Dashboard đều không bị giới hạn về khả năng lưu trữ và tốc độ xử lý. Do đó, người dùng sẽ không cần cảm thấy lo lắng thời gian xử lý dữ liệu bị chậm hay thiết bị bị treo đơ và giật lag.
Theo dõi dữ liệu tự động từ phân tích đến báo cáo
Tiếp đến là khả năng theo dõi dữ liệu tự động khi sử dụng Power BI Dashboard với một quy trình thực hiện hoàn chỉnh bao gồm: Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau => Xử lý dữ liệu theo cấu trúc => Tạo bảng báo cáo bằng công cụ có sẵn.
Nhìn chung, với phần mềm này người dùng có thể sử dụng để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến từ khâu chuyển dữ liệu, phân tích dữ liệu, tính toán và đưa ra các chỉ số mang tính trực quan. Chỉ với vài phút thực hiện, người dùng đã có một bản báo cáo chuyên sâu nhất từ trước đến nay.
Tích hợp khả năng chia sẻ qua nền tảng web và di động
Giải pháp Power BI Dashboard của Microsoft 365 còn được tích hợp khả năng chia sẻ kết hợp tương tác thông qua hệ thống web. Khi đó, người xem báo cáo cũng không cần phải cài đặt phần mềm này mà vẫn có thể truy cập được. Ngoài ra, phần mềm này còn có khả năng phân quyền báo cáo để có thể điều hướng nhanh hơn và tiện dụng hơn.
Giao diện sử dụng thân thiện
Phần mềm Power BI Dashboard được phát triển theo ngôn ngữ thiết kế của Office 365 đã quá quen thuộc. Do đó, người dùng không mất quá nhiều thời gian để học cách sử dụng, gia tăng hiệu suất làm việc và khởi tạo ra nhiều giá trị hơn.
Tích hợp với nhiều công cụ chuyên sâu
Tiếp đến là khả năng tích hợp với nhiều công cụ làm việc chuyên sâu của từng cá nhân cho đến doanh nghiệp. Bởi lẽ, Power BI Dashboard có thể sử dụng cùng với rất nhiều các ứng dụng đặc biệt như bộ Office 365, phần mềm SharePoint, Dynamic CRM, Spark, Google Analytics hoặc MailChimp…
Làm việc với đa dạng các nguồn dữ liệu
Khi người dùng sử dụng Power BI Dashboard có thể kết nối cùng lúc với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như Excel, flat files, file PDF, hệ cơ sở dữ liệu SQL Server, Oracle… hay API dữ liệu kinh tế, tài chính và kết nối dữ liệu với nhiều trang web khác.
Hướng dẫn cách Power BI Dashboard creation
Dưới đây là các bước tạo bảng điều khiển create a Power BI Dashboard dễ dàng:
Bước 1: Tạo Dashboard trong Workspace bằng cách click chọn +New sau đó chọn Dashboard
Bước 2: Thêm khối trong trang Dashboard click chọn Edit tiếp đến chọn Add a tile
Bước 3: Pin biểu đồ lên Dashboard
- Pin một biểu đồ
Người dùng có thể đưa biểu đồ hoặc trang báo cáo vào báo cáo cũ hoặc tạo báo cáo mới. Click trỏ vào biểu đồ và nút tính năng sẽ xuất hiện trên đầu biểu đồ.
Tiếp đến click chọn nút Pin
- Pin cả trang báo cáo
Click chọn nút … sau đó chọn Pin to a dashboard
Tiếp đến chọn Pin vào Dashboard có sẵn hoặc tạo mới để có thể tạo được một Dashboard trong Power BI.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà người dùng có thể tham khảo để sử dụng Power BI Dashboard. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp trong suốt quá trình theo dõi, vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline của MSO – 024.9999.7777 để được hỗ trợ.