Nội dung bài viết
Phần mềm quản lý Project Microsoft là gì?
Quản lý Project là một trong những phần mềm nổi tiếng của Microsoft với vai trò theo dõi quá trình phát triển của bất kỳ một dự án nào. Phần mềm này có vai trò lập kế hoạch cụ thể, phân bổ nguồn lực một cách rõ ràng, quản lý ngân sách, hiệu suất, theo dõi tiến độ và phân tích, đánh giá.
Người dùng có thể sử dụng phần mềm này khi đăng ký bộ công cụ Microsoft 365 kết hợp cùng với Office 365, Teams, Outlook, OneDrive, OneNote…Đặc biệt, người dùng còn có thể đăng nhập sử dụng cùng lúc trên 05 thiết bị để làm việc mọi lúc, mọi nơi. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tính năng nổi bật mà người dùng sẽ được trải nghiệm khi đăng ký sử dụng phần mềm quản lý Project.
04 tính năng nổi bật của phần mềm quản lý Project
Dưới góc độ của người dùng, chúng tôi đã thống kê các ý kiến để đưa đến kết luận phần mềm quản lý Microsoft Project của Microsoft rất phù hợp với đa dạng các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, dưới đây là những tính năng nổi bật mà người dùng có thể tham khảo.
Giao diện dễ sử dụng
Tương tự như các công cụ khác của Microsoft, phần mềm quản lý Project sở hữu giao diện bắt mắt khiến người dùng chú ý với màu sắc xanh chủ đạo. Tiếp đến là hình khối và nội dung được thiết kế hài hòa để sử dụng dễ dàng ngay cả với người dùng mới. Đặc biệt, các thanh công cụ hiển thị trên giao diện chính sẽ bao gồm đầy đủ thao tác hoàn tác như sau:
- File: Hỗ trợ quản lý các file hoặc dự án giống như các phần mềm thông thường của Microsoft.
- Task: Nhằm hỗ trợ quản lý các task cần thực hiện trong một dự án.
- Resource: Chức năng chính là để quản lý nguồn lực của dự án.
- Report: Nơi thiết lập các báo cáo trực quan cho dự án của doanh nghiệp.
- Project: Toàn bộ thông tin của dự án sẽ được quản lý tại đây.
- View: Bao gồm các tùy chọn cụ thể của người dùng.
- Format: Chứa các tính năng liên quan đến màu sắc, định dạng phù hợp với nhu cầu thực tế.
Theo dõi dự án trực quan
Với phần mềm quản lý Project, toàn bộ các dự án sẽ được sắp xếp gọn gàng theo từng đầu mục công việc khác nhau. Riêng với người dùng là quản trị dự án, sẽ có thêm một tính năng mới là phân quyền dự án tới từng thành viên tham gia và yêu cầu các thông tin chi tiết, tiến độ hoàn thiện cũng như kết quả cần đạt được. Bằng cách này, người dùng có thể dễ dàng phân bổ nhân sự cho dự án một cách phù hợp nhất.
Hơn nữa, người dùng cũng có thể quan sát phần mềm dựa trên biểu đồ, bảng tính thống kê, màu sắc để đánh giá hiệu quả trực quan nhất.
Dùng trên nhiều thiết bị
Một tính năng quan trọng tiếp theo mà người dùng không thể bỏ qua khi sử dụng phần mềm quản lý Project chính là khả năng trải nghiệm linh động trên nhiều thiết bị cùng lúc. Điều này đồng nghĩa với việc, người dùng có thể cùng lúc làm việc trên cả điện thoại, máy tính laptop hoặc PC, máy tính bằng. Khi đó, người dùng có thể truy cập để quản lý công việc dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tối ưu hóa mọi nguồn lực
Một tính năng cuối cùng có trong quản lý Project của Microsoft chính là khả năng tối ưu hóa mọi nguồn lực cho doanh nghiệp. Khi đó, người dùng có thể dễ dàng thiết lập các dự án quan trọng cho từng phòng ban thực hiện, tiếp đến là phân bổ nguồn lực, thời gian thực hiện và chi phí đầu tư. Bằng cách này, người dùng sẽ xây dựng được một quy trình làm việc nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian thực hiện.
Với những tính năng trên đây, người dùng đã phần nào hiểu được lý do vì sao các doanh nghiệp hiện nay thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý Project cho chính doanh nghiệp của mình. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đối tượng nên sử dụng phần mềm này trong tổ chức thông qua nội dung được chuẩn bị bên dưới.
Ai nên sử dụng phần mềm quản lý Project?
Bất cứ người dùng nào cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý Project. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chia sẻ với 03 nhóm đối tượng chính để người dùng dễ dàng hình dung nhất.
Các cấp quản lý
Người tham gia quản lý Project đầu tiên chính là các nhà lãnh đạo và cấp quản lý. Bởi lẽ, họ chính là người hiểu rõ nhất về mục tiêu và định hướng chính xác nhất cho dự án sắp thực hiện. Vai trò của nhóm người dùng này trên phần mềm quản lý dự án của Microsoft chính là xác định các đầu mục công việc chính, phân bổ nguồn lực thực hiện, thiết lập thời gian cần thực hiện và xây dựng tiến độ cho dự án.
Tuy nhiên, các cấp quản lý cần lưu ý trước khi thực hiện chính là những thông tin phải đảm bảo mức độ chính xác, logic và có thể thực hiện được trong tương lai. Cho đến giai đoạn cuối cùng, dựa vào những mục tiêu ban đầu đưa ra, các cấp quản lý sẽ tiến hành đánh giá và đo lường hiệu quả một cách tốt nhất.
Người quản lý dự án
Ngoài các cấp quản lý thì người quản lý dự án sẽ là nhóm đối tượng tiếp theo sử dụng phần mềm quản lý Project. Đây là người đứng đầu dự án chịu trách nhiệm dẫn dắt và phát hiện những lỗi sai, đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời trong giai đoạn triển khai. Để làm tốt công việc này, người quản lý dự án phải có khả năng quan sát nhanh nhạy, mức độ dự đoán và đo lường chính xác những sự cố có thể xảy ra.
Các thành viên tham gia dự án
Nhóm người dùng cuối cùng sử dụng quản lý Project chính là các thành viên tham gia dự án. Đây là người chịu trách nhiệm thực hiện từng đầu mục công việc để hoàn thành dự án một cách nhanh chóng nhất. Các thành viên này phải đảm bảo tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành đúng yêu cầu đã đề ra. Ngoài ra, người dùng cũng cần nâng cao tính chủ động trong công việc để hoàn thành dự án một cách xuất sắc nhất.
Do đó, bất cứ người dùng nào cũng đều có thể sử dụng phần mềm quản lý Project để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết nắm bắt cơ hội để sử dụng phần mềm trong xu hướng hiện đại hóa kết hợp chuyển đổi số đang lên ngôi. Do đó, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đăng ký tài khoản sử dụng càng sớm càng tốt bằng cách click chọn ĐĂNG KÝ VỚI MSO NGAY.
Lời kết
Với những nội dung được MSO chia sẻ trên đây, người dùng đã nắm được phần nào thông tin về phần mềm quản lý Project của Microsoft. Nếu cần chúng tôi hỗ trợ bất cứ vấn đề nào vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 024.9999.7777.